Kinh tế học thể chế là gì

Một câu hỏi lớn được đặt ra khi chúng ta tìm hiểu về kinh tế học thể chế: sự khác biệt lớn nhất giữa trường phái thể chế “cũ” và “mới”? – Câu trả lời là được hiện hữu nếu chúng ta tập trung và những lý thuyết cốt lõi được xây dựng bởi những nhà kinh tế thể chế mới như North (1981), Richard Posner (1973), Williamson (1975).

Nhưng với cách tiếp cận của người còn khá nông cạn trong lĩnh vực này, tôi muốn từng bước đi làm sang tỏ vấn đề mà mình đang cố gắng trả lời và đi sâu vào đó để có những kiến giải ban đầu về 2 trường phái kinh tế thể chế này. Và dĩ nhiên câu hỏi đầu tiên mà tôi đưa ra là phải hiểu như thế nào về kinh tế học thể chế? Thể chế đơn giản là hoạt động tương tác của con người, kể cả tương tác trong đời sống kinh tế, phụ thuộc vào một sự tin tưởng nào đó mà bản thân nó lại dựa trên 1 hình thái trật tự vốn được tạo thuận lợi  bởi những quy tắc cấm đoán, lối ứng xử cơ hội chủ nghĩa.  Có chút gì có hơi mơ hồ và khó hiểu khi chúng ta đề cập về thể chế theo cách hiểu như trên. Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu đó là những quy tắc do con  người lập nên, rang buộc cách ứng xử tùy ý và cơ hội chủ nghĩa trong hoạt động tương tác của con người. Đơn giản là chúng ta không thể làm những gì chúng ta thích, luôn có một trật tự được thiết lập để điều chỉnh hành vi cá nhân của con người.

Tôi muốn nói một chút về thể chế để tránh những người làm nghiên cứu bị nhầm lần giữa thể chế và cái mà chúng ta đang cố gắng tìm hiểu, cái mà các nhà kinh tế học giải thích; đó chính là kinh tế học thể chế. Môn khoa học phân tích vai trò ảnh hưởng của các quy tắc phối hợp và các bộ quy tắc, sự áp đặt chúng đến kết quả kinh tế. Và sự tiến hóa của thể chế là không ngừng thay đổi, đó chính là sự tương tác qua lại giữa đời sống kinh tế với thể chế hiện hành. Thể chế và quy tắc, luật lệ của nó sẽ tạo những điều kiện cần thiết để phát triển các hoạt động kinh tế, hạn chế các hoạt động ngoài luồng, vô nguyên tắc gây phá vỡ trật tự chung có thể gây ảnh hưởng tới các thành viên trong nền kinh tế. Và ngược lại kinh tế phát triển tạo những điều kiện xây dựng thể chế vững chắc. Nó hỗ trợ và đảm bảo những quy tắc rang buộc, những luật lệ thi hành hiệu quả. Đó là những căn nguyên để đảm bảo cho sự chắc chắn của một hệ thống điều luật.

Và hiểu sâu thêm một chút về thể chế chúng ta cần phân biệt giữa thế chế bên trong và thể chế bên ngoài. Thể chế bên trong (internal institution) là những giải pháp có xu hướng phụng sự con người tốt nhất trong quá khứ. Và tất nhiên các cá nhân vi phạm sẽ bị trường phạt bằng những hình phạt phi chính thức. Thể chế bên ngoài (external institution) đó là những thiết chế chính thống hơn, các cá nhân sẽ chịu sự áp đặt và chế tài từ trên xuống sau khi được thiết lập bởi những người đại diện pháp luật đi kèm những thể chế rõ ràng. Cả 2 đều là những quy tắc điều lệ do con người đặt ra nhưng chúng ta có thể thấy được sự khác biết từ chúng. Phân biệt dưới hai dạng thể chế này theo tôi là cần thiết vì sau đây chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu lý thuyết luận của các trường phái kinh tế học thể chế cũ và mới cũng như sự hình thành một chế từ những quy tắc điều lệ, những phong tục tập quán tới những thể chế chính thống với công cụ pháp luật thi hành điều luật của mình.

Dường như chúng ta có thể hình dung được phần nào về những khái niệm cơ bản liên quan tới thể chế và kinh tế học thể chế. Bây giờ chúng ta đi vào cái cụ thể hơn đó là tư tưởng luận, những cái mà tôi cho là, xuất phát từ đó chúng ta sẽ có được phần nào câu trả lời về sự khác biệt giữa 2 trường phái kinh tế học thể chế. Trước tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những quan điểm của trường phái kinh tế học tân cổ điển, dĩ nhiên là những điều mà tôi cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành tư tưởng luận của kinh tế học thể chế. Kinh tế học cổ điển tập trung vào giải thích sản xuất và phân bổ. Chúng ta có thể thấy được điều này khi Mill-trường phái kinh tế học cổ điển, nhấn mạnh vai trò của thể chế và công nghệ như những yếu tố chiến lược thúc đẩy quá trình sản xuất và phân phối đúng thời gian và địa điểm. Và trường phái MARXIST cũng nhấn mạnh: thể chế phụ thuộc vào công nghệ. Xem mô hình sản xuất Châu Á, họ giải thích khi tăng vốn, tăng lao động sẽ không tăng thêm được nhiều lợi nhuận, thay vào đó thay đổi, thúc đẩy tiến bộ công nghệ là điều kiện kiên quyết để tạo điều kiện phát triển. Có thể thấy rằng, trường phái cổ điển đã biết tập trung xem xét các yếu tố quyết định năng suất và tài sản. cũng như xem xét nguồn gốc và nguyên nhân tạo ra của cải trong hệ thống riêng rẽ. Và họ đưa ra kết luận rằng những thay đổi trong thể chế sẽ tạo ra sự phát triển kinh tế. Nhấn mạnh vai trò của biến đổi công nghệ cũng được nhấn mạnh trong lập luận của họ để đóng góp tới quá trình phát triển. Trong khi đó trường phái tân cổ điển xuất phát từ trường phái cổ điển nhưng dường như không rõ ràng trong mối quan hệ giữa thể chế và hành vi cũng như sự phát triển kinh tế.

Bi giờ tôi muốn đi sâu hơn vào sự khác biệt giữa hai trường phái kinh tế học thể chế: kinh tế học thể chể cổ điển với sự đóng góp của Veblen, Commons…, và kinh tế thể chế mới. Trước tiên những nhà thể chế học cổ điển đề cập tới thể chế như một vành đai bảo vệ; đưa ra các vấn đề liên quan tới chi phí giao dịch và chi phí thông tin. Đây là hệ thống quyền lực nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các cá nhân. Những cấu trúc thể chế khác nhau để đem lại sự hiểu quả, và luôn đề cập tới lợi ích và bảo vệ các giá trị như là nền tảng trong tư tưởng của mình. Đây là hệ thống phụ thuộc lần nhau và được phân biệt với các dạng phong tục tập quán. Chính hệ tư tưởng được xây dựng trên nền tảng hỗ trợ giá trị, sản xuất và tạo ra lợi ích đã tạo ra các mô hình khác nhau dựa trên những giả định và tư tưởng hợp lý. Đó là, con người như là dạng đa hợp- luôn tìm cách tối đa hóa lợi ích cá nhân được định nghĩa bởi các công cụ và kỳ vọng trong những hoàn cảnh thể chế cụ thể (Hodgson,1988,2007; Jjoestrand 1995). Đó sự thống nhất giữa sự hợp lý cá nhân( Swaney 1987 và Vatn 2005) và xã hội. Không thể tách rời giữa cá nhân và xã hội mà có sự tương tác qua lại giữa cá nhân và xã hội. Điều này được làm rõ hơn khi các thể chế cổ điển cho rằng: con người hình thành nên thể chế, và chính thể chể cũng hình thành nên con người. Hay như Samuel (1997) cũng đề cập bối cảnh thể chế hình thành nên sở thích và giá trị hay Tool (1995) đề cập tới vấn đề hình thành giá cả tiếp theo. Chúng ta tư tưởng trung tâm ở đây là giá cả và sự hiệu quả bảo vệ lợi ích và quyền lợi.

Kinh tế học thể chế mới cố gắng đi tìm câu trả lời cho sự xuất hiện của thể chế, ví dụ như hang, nhà nước bằng cách đề cập tới mô hình của hành vi hợp lý, bắt nguồn từ những kết quả không chủ định của sự tương tác con người. Và thể chế đầu tiên đưa ra là sự tự do :” bản chất của tự nhiên” được giả định. Sự di chuyển từ cá nhân tới thể chế, coi cá nhân như điểm bắt đầu. Điều này được miêu tả như  “phương pháp luận chủ nghĩa cá nhân”(“methodological individualism”). Carl Menger (1892) đã đề cập thể chế của tiền như là sự bắt nguồn không cố ý từ trao đổi và tương tác của cá nhân. Khi các quy tắc trở nên rõ ràng, một vòng quá trình của quá trình tự tăng cường diễn ra. Tiền được chọn vì nó thuận tiện và vì thuận tiện nên nó được chọn. Một ví dụ tương tự chúng ta có thể xem xét đó điều lệ giao thông (Schotter 1981). Ví dụ khi mà phần lớn ô tô được quy định đi bên phải đường, điều đó chắc chắn là sự hợp lý để toàn bộ cá nhân tuân theo quy tắc chung.

Kinh tế học thẻ chế mới được xây dựng dựa trên giả đinh liên quan tới con người, bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân của sự giác ngộ. Trong truyên thống 300, tư tưởng trung tâm là các cá nhân có thể. Theo đó cá nhân được xem như là yếu tố xay dựng nên lý thuyết kinh tế. Điều này không phải để trả lời cho câu hỏi, các nhà lý thuyết thừa nhận rằng cá nhân hay mong muốn của họ được thay đổi bởi các điều kiện.

Một sự đe dọa trong các tài liện của trường phái thể chế cũ từ Veblen tới Commons và Mitchell tới Myrdal và Galbraith là tư tường trong phân tích kinh tế, cá nhân thường không thường xuyên được xem xét. Việc sử dụng hạm sở thích cụ thể để mô hình các cá nhân bị từ chố bởi trường phái thể chế. Cá nhân tương tác để hình thành thể chế trong các mục tiêu hay sở thích cá nhân cũng được mô hình bởi điều kiện kinh tế xã hội. Bằng cách sử dụng những tiêu chí trên chúng ta sẽ tiến hành phân biệt giữa 2 trường phái thể chế cũ và mới. Những sự khác biệt này nắm giữ sự khác biệt về lý thuyết và chính sách trong cả 2 trường phái. Tuy nhiên, có những khó khăn về mặt khái niệm trong cách tiếp cận của trường phái kinh tế thể chế  mới. Nó được trao đổi để xử lý từ giả định của 1 cá nhân cụ thể trong một thể chế tự do “ bản chất của tự nhiên” là những quan niệm sai lầm về mặt lý thuyết. Tương tự như vậy, sự phát triển trong trường phái thể chế mới cho thể một vài dấu hiệu của việc thừa hưởng từ thể chế cũ hoặc ít nhất tạo ra những cuộc đối thoại hiệu quả giữa 2 các tiếp cận.

Từ chối xu thế tiếp cận lý thuyết kinh tế, với khái niệm tối đa hóa lợi ích cá nhân được sử dụng và để xuất bởi các nhà thể chế cũ bằng một khái niệm thay thế của “human agency”. Sự thay thế này được phát triển rất tốt vào đầu thập niên 20, với những bài viết của những nhà tâm lý học như William James và William McDougall và nhà triết học chủ nghĩa thực tế. Đối với hầu hết tác giả này đều cho rằng tác động hệ thống sinh học Darwinian là rất quan trọng. Mặc dù bản năng tâm lý học được che lấp sau đó bởi chủ nghĩa hành vi (Carl Degler).

Nối tiếp các nhau tâm lý và triết học đi đầu, những nhà thể chế cũng xem xét thói quen như nền tảng của niềm tin và hành động con người. Thói quen có thể được định nghĩa như một cuộc không thảo luận lớn và xu thướng tự thúc đẩy với việc chấp nhận mô hình hành vi. Thói quen là một dạng của tự duy trì, hành vi không suy nghĩ được phát triển trong điều kiện lặp đi lặp lại. Rất nhiều nhà kinh tế học hiện đại xử lý hành vi. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học hàng đầu xem xét hành vi như một sự khởi nguồn của lựa chọn hợp lý và bằng cách đó có thể giải thích được. Thói quen như kết quả của sự lựa chọn hoặc công cụ thảo luận để tránh những cuộc tranh luận không có hồi kết.

Cách xử lý thói quen bởi nhà triết học và tâm lý học, những người chịu ảnh hưởng với trường phái thể chế mới là khá khác nhau. Họ tiếp cận theo hướng khác nhau: thay vì thói quen được giải thích bởi sự lựa chọn hợp lý, sự lựa chọn hợp lý được giải thích bởi thói quen. Hơn nữa, thói quen được kết nối với kiến thức và niềm tin, coi tầm quan trọng của niềm tin như sự thiết lập thói quen

Trong cách tiếp cận đầu tiên dường như khả thi: thói quen có thể được xem như nền móng của sự lựa chọn hợp lý hoặc sự lựa chọn hợp lý được xem như sự tạo ra thói quen. Thực tế, các nhà kinh tế học co thế xu thế thói quen để khẳng định sau đó không nên làm lu mờ khả năng của một trật tự đảo ngược.

Những người ủng hộ  mô hình lựa chọn hợp lý như Becker (1962) đã cho thấy một một dạng không hợp lý của hành vi, trong đó các hãng bị quản lý bởi thói quen và quán tính, như khả năng dự đoán độ dọc chéo chuẩn của đường cầu và hoạt động tìm kiếm lợi ích của các hang. Becker cho rằng xu thế dốc âm của đường cầu có thể là kết quả từ hành vi thói quen.

Kenneth Arrow chấp nhận một khả năng của cách tiếp cận thay thế dựa trên thói quen. Sauk hi hệ thống khả năng của “ không hợp lý” và mô hình dựa trên thói quen của hành vi cá nhân, Arrow(1986): “ Tôi chỉ đơn giản quan sát lý thuyết không chỉ là sự giải thích logic của hành vi mà nó còn mạnh hơn lý thuyết chuẩn và ít nhất ở khả năng được kiểm tra.

Khái niệm của đại lý như những người tối đa hóa lợi ích dựa trên hạm sở thích cố định sẽ tự phủ nhận sư sẵn sang và lựa chọn. Một cá nhân bị quản lý bởi sở thích có thể trở thành kẻ phạm tội không chỉ đơn giản là môi trường xã hội mà còn do hàm lợi ích của người đó. Và nếu người đó là một robo họ cũng được lập trình bởi sở thích.

Chúng ta cũng đã nhận mạnh đến thói quen được dùng để giải thích trong hệ tư tưởng của những nhà kinh tế học. Và chúng ta bây giờ sẽ xem xét từ thói quen để hình thành thể chế ra sao. Một trong những định nghĩa hữu ích của thể chế được cung cấp bởi nhà thể chế kinh tế học Walton Hamilton (1932). Ông xem xét thể chế như một cách suy nghĩ hoặc hành động  vĩnh cửu, được gắn trong thói quen trong một nhóm hoặc phong tục của con người. Veblen đề cập định nghĩa thể chế như:” thói quen của tư tưởng phổ biển của con người”. Có thể nói các nhà thể chế học cũ nhấn mạnh vai trò trung tâm của thói quen trong cách định nghĩa thể chế. Mặc dù định nghĩa thể chế của trường phái thể chế mới không bao gồm khái niệm thói quen, nhưng họ thường xem xét dưới quan điểm rộng hơn là những khái niệm hẹp. Thể chế được xem xét như quy tắc chung trong hành vi xã hội (Schotter 1981) hoặc quy tắc của trò chơi trong xã hội.

Mặc dù có thể khác nhau nhưng định nghĩa của các nhà thể chế cũ và mới về thể chế có những đặc điểm chung:

  • Toàn bộ thể chế vào gồm tương tác của đại lý với thông tin phản hồi quan trọng
  • Toàn bộ thể chế có một các đặc điểm, khái niệm chung và lối mòn.
  • Thể chế tự duy trì và được duy trì bởi những khái niệm, kỳ vọng được chia sẻ.
  • Thể chế phối hợp giá trị và quá trình đánh giá quy chuẩn. Cụ thể, thẻ chế thúc đẩy quy chế đạo đức: những thứ kéo dài thường đúng hoặc sai

Một định nghĩa rộng của thể chế là phù hợp với hoạt động trong khoa học xã họi. Hẹp hơn, tổ chức có thể được định nghĩa như một thể chế đặc biệt thu nhỏ bao gồm như phối hợp chủ động (Viktor Vanberg 1994). Một công ty kinh doanh cũng là thể chế và cũng là tổ chức có đầy đủ các đặc điểm.

Kĩ năng học tập trở thành một phần gắn kết trong thói quen. Khi thói quen trơ thành phần chung của nhóm và văn hóa xã hội, chúng trở thành thông thường hoặc phong tục( Common 1934). Thể chế được hình thành như một quá trình lâu rài và hòa nhập sự phức tạp của phong tục và thói quen. Habit và routine gìn giữ kiến thức, đặc biệt những kiến thức ẩn trong mối quan hệ với kĩ năng.

Đối với nhà thể chế cũ, sản lượng đóng vai trò quan tọng của quá trình từ đẩy mạnh thể chế. Sự thi đua, sự bắt chước của hành vi dẫn tới sự mở rộng của hành vi và sự xuất hiện hoặc tăng cường thể chế. Ngược lại, thể chế cũng hình thành nhấn mạnh vai trò của hành vi và thói quen, giúp chuyển chúng tới những thành viên mới.