A la hán nghĩa là gì

Phật là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, còn những bậc A La Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết. Như vậy sự khác nhau Phật và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.

A la hán nghĩa là gì

Đức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai. Đức Phật tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì các bậc A La Hán cũng tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết như nhau. Đây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Như Lai, này các thầy tỳ kheo, là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác làm cho khởi lên con đường trước kia chưa ai làm khởi lên, đem con đường trước kia chưa được ai đem lại con đường, tuyên thuyết con đường trước kia chưa được ai tuyên thuyết con đường đó, bậc trí đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo tiếp tục thành tựu đạo. Này các thầy Tỳ kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa NHƯ LAI, bậc A LA HÁN CHÁNH ĐẲNG GIÁC và bậc Tỳ kheo A LA HÁN được giải thoát nhờ trí tuệ”. (124 Tương Ưng tập 3)

Kinh sách phát triển cho rằng có 7 vị Phật trong thời quá khứ trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là một đều không đúng sự thật. Vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xác định, chỉ có Ngài là người đầu tiên tuyên thuyết giáo pháp TỨ DIỆU ĐẾ. Nếu có giáo pháp này trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì Ngài chỉ là học trò như các vị A La Hán khác mà thôi, như vậy làm sao Ngài dám tuyên bố những lời trên đây.

Người đời sau gian xảo ghê gớm thật, dám dựng lên 7 vị Phật quá khứ để phủ lên một lớp giáo lý tưởng, mê tín, mù quáng, lạc hậu đó với mục đích để diệt sạch giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đúng vậy, nếu chúng tôi không dựng lại giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Đông Độ đã che đậy phủ đầy, không còn ai biết giáo pháp của đức Phật. May mắn thay là nhờ Phật giáo Nam tông còn giữ lại giáo pháp nguyên thủy, nhưng cũng bị các sư tu tập chưa chứng đạo nên kiến giải viết ra kinh sách làm sai lạc của Phật. Do kinh sách kiến giải sai lạc của các Ngài làm cho mọi người tu tập không làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, mà rơi vào các trạng thái tưởng.

Ngày xưa đức Phật cấm không cho các đệ tử tu chưa chứng thì không nên thuyết giảng một mình, mà muốn thuyết giảng thì phải có đức Phật chỉ định. Như ông A Nan chẳng hạn, mặc dù ông có trí tuệ nhớ không bỏ sót một lời nào của đức Phật, nhưng khi ra giảng cho chúng Tỳ kheo thì đức Phật chỉ định chứ tự mình ra giảng thì không được.

Phật giáo nghiêm ngặt như vậy, thế mà bây giờ giảng sư đâu đâu cũng có, nhưng chẳng có ông nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được, đó là những người mang tội vọng ngữ, dạy người tu tập mà mình tu tập chẳng ra gì, ngay cả giới luật còn vi phạm những giới trọng Ba La Di. Thật là Phật giáo đến hồi suy thoái nên mới có ma ba tuần phá hoại Phật pháp như vậy. Thật là đau lòng!

Đứng trước cảnh Phật giáo suy thoái, chúng ta biết rằng chúng sinh phước báu quá mỏng, nên Phật giáo phải chịu long đong và mất dấu.

GN - Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích của mình, đã dứt sạch các kết sử của hữu, với chánh trí đã giải thoát”.

A la hán nghĩa là gì

Với bậc Thánh thì thấy tất cả là huyễn hóa, vô thường nên chỉ tùy duyên tiếp vật... - Ảnh minh họa

Chỉ có Đức Phật và các vị A-la-hán mới có đủ khả năng và thẩm quyền để xác chứng Thánh quả cao tột này.

Ấy vậy mà đời nay có người đã tự nhận, các đệ tử tung hô thầy mình đã chứng đắc A-la-hán. Dĩ nhiên, nếu ai chưa chứng A-la-hán mà nói đã chứng thì mắc tội Đại vọng ngữ. Còn vị đã chứng Thánh quả A-la-hán rồi, thực sự đó là phước lành cho thế gian, dù các ngài chẳng nói ra nhưng chúng ta cũng có thể nhận diện được qua một số dấu hiệu bên ngoài. Đức Phật nói có chín dấu hiệu để nhận diện một vị Thánh A-la-hán.

 “Một thời, Phật ở tại nước Ca-duy-la-vệ, trong khu rừng của Ưu-bà-tắc Miến-kỳ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người…

Chư Hiền, có Tỳ-kheo là lậu tận A-la-hán, điều cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích của mình, đã dứt sạch các kết sử của hữu, với chánh trí đã giải thoát; vị ấy không làm chín việc. Những gì là chín? Một là không giết. Hai là không lấy trộm. Ba là không dâm. Bốn là không nói dối. Năm, không xả đạo. Sáu, không bị dục chi phối. Bảy, không bị sân chi phối. Tám, không bị sợ hãi chi phối. Chín, không bị nghi chi phối. Chư Hiền, ấy là vị lậu tận A-la-hán đã làm xong điều cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích của mình, đã dứt sạch kết sử của hữu, chánh trí giải thoát, xa lìa chín sự.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thanh tịnh, số 17 [trích])

Pháp thoại này cho thấy, người trần mắt thịt như chúng ta cũng có thể dựa vào những biểu hiện bên ngoài để nhận biết một vị Thánh. Bậc Thánh A-la-hán ngoài các phẩm chất tuệ sáng, tâm sạch bên trong rất khó thấy thì hành vi và ứng xử trọn lành lại dễ dàng nhận ra.

Trước hết, các ngài sống với đầy đủ phạm hạnh “không giết, không lấy trộm, không dâm, không nói dối”. Thế mới biết, những giềng mối đạo đức mà một cư sĩ tại gia đã phát nguyện giữ gìn, những trọng giới của hàng xuất gia nguyện suốt đời thọ trì, đến khi chứng Thánh quả mới thực sự trong sạch. Bấy giờ, sự toàn thiện biểu hiện một cách tự nhiên như nước đã lọc, thuần khiết và thanh tịnh.

Với bậc đã chứng Thánh, đời sống của các ngài chính là đạo nên “không xả đạo”. Tuy các ngài vẫn sống trong cuộc đời ô trược với chúng ta nhưng tất cả đều rực rỡ, lung linh và sáng sạch của cõi Tịnh độ. Những ngày tháng còn duyên ở đời thì miệt mài hoằng hóa, lợi ích chúng sinh. Hết duyên thì hóa Vô dư Niết-bàn.

Chúng sinh thì muôn kiếp ngụp lặn trong dục và sân. Ưa thích thì mong cầu, chạy theo và sở hữu. Không ưa thích thì chạy trốn, cố xua đuổi, ghét bỏ, bực bội, tức giận. Với bậc Thánh thì thấy tất cả là huyễn hóa, vô thường nên chỉ tùy duyên tiếp vật mà không một mảy may dính mắc. Ngay cả những chuyện tốt cũng tùy duyên, thuận pháp nói gì đến chuyện không hay. Tham dục và sân hận rất dễ bộc phát, chúng đến bất thình lình nên không phải bậc Thánh thì dù khéo đến mấy cũng có lúc biểu hiện ra. Thế nên, đừng bao giờ nghe đồn hay a dua đồng ca hợp xướng mà hãy sống gần chư vị một thời gian, tất sẽ hiểu vị ấy có đích thực là bậc Thánh hay không?

Đặc biệt, bậc Thánh thì “không bị sợ hãi, không bị nghi chi phối”. Đối với đạo thì đã sáng tỏ, không còn mảy may nghi ngờ. Đối với mọi sự biến động thuận nghịch ở đời thì an nhiên chẳng hề dao động. Bậc Thánh sống tùy duyên thuận pháp tự tại với ngay cả chuyện trọng đại nhất của đời người là sinh tử. Ai có chín biểu hiện này thì đó là những dấu hiệu giúp ta nhận ra được bậc Thánh đang hiện hữu ở đời.