Idol tuyến 1 là gì

Idol – Xuất phát từ những ý tưởng về lý tưởng, giới giải trí dựng ra những hình tượng khuôn mẫu rồi đào tạo nên những con người ép vào những khuôn khổ đó. Về cơ bản việc gọi 1 đối tượng là idol tức là đang nhắc đến 1 nhân xưng công cụ tư bản. Mà cái gì liên quan đến tư bản nó đều không ổn lắm.

Bỏ đi góc nhìn tiêu cực, vậy Idol có mặt tích cực không? Có chứ nhiều là đằng khác, Khi có 1 hình mẫu để noi theo thì có thể dẫn cả 1 thế hệ đi theo những mặt tích cực đó. Idol chuyển tải năng lượng tích cực thì sẽ lan toả những thông điệp tốt đi xa hơn. Nhưng nhiều tiêu chuẩn idol khắt khe đến nỗi không ai muốn bị ràng buộc với nó cả đời. Cũng vì thế sinh ra cụm từ “chuyển hình”

Mình khá khoái nghiên cứu hình thức hoạt động của showbiz vì cốt lõi đó là một thế giới vận động đầy đủ bởi những mặt rõ ràng nhất của con người. Tâm lý và tình cảm được phóng đại đến mức lý trí và phi lý trí. Tư bản là động lực để thúc đẩy và xây dựng thế giới quan tiêu thụ những thứ phi vật chất này. Cbiz hay Kbiz là một “xã hội” đã đạt tới hình thái phát triển cao. Được rào bởi luật pháp và bành trướng ngoài luật pháp ở chính bản địa. Cũng chính vì thế hệ thống cấp bậc càng rõ ràng, “luật lệ” càng chi tiết với những đồng tiền đặt cược theo “tiêu chuẩn”

Vốn những hình tượng đó dành cho lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng khi hình thành nhân cách nhất – vị thành niên. Đó đã từng là diễn viên TVB, những ca sĩ nhạc như Abba, BoneyM. Giờ là idol Kpop, Cbiz. như vài thứ khác, đó là giải thoát khỏi hiện thực :)))

Nhưng có vẻ, đến các thế hệ sau, càng khó grown out of cái thời kỳ đu idol. Chúng mình đã bị vòng xoáy Showbiz train như những con gà công nghiệp đẻ trứng, đầu vào là những sp idol và đầu ra tiền dài hạn. Thời kỳ niên thiếu phụ thuộc tài chính qua đi và để lại ham muốn được bù đắp trong việc chi tiêu cho những thứ mang lại niềm vui. Mà sp của showbiz thì bao giờ thiếu đâu. Không còn là fan bạn gái thì thành fan chị gái, fan mẹ,… sẽ luôn có một thứ gì đó bạn mua được

Quay về điểm xuất phát, mình là một đứa ngấm muộn. Luôn đứng với góc độ – Outsider để chứng kiến. Bố mẹ đưa ra một quan điểm khá độc lập “mình là một người, mấy ca sĩ, diễn viên cũng chỉ là một người. Việc gì phải tôn sùng hay đổ hết lòng vì những người đó. Nếu có ưa thích thì cũng chỉ là ưa thích với tác phẩm, với tài năng nghệ thuật, đừng làm quá” điều đó đã đưa mình qua toàn bộ trải nghiệm Kpop. Khi làn sóng bài trừ Idol hàn, chống hành vi cuồng ở giới trẻ, bạn bè mình đi theo rất nhiều, mình chỉ đơn giản là không hiểu được. Tâm lý xã hội phán xét rất lớn. Nhưng sau này đi làm, tiếp xúc nhiều hơn sẽ cảm thấy thứ văn hoá này không đến nỗi. Bỏ qua định kiến unhealthy, nó như gói mì tôm vậy. Thay thế phẩm cho bữa chính tinh thần, hại và vẫn ngon nếu bạn tìm được món hợp miệng.

Năm 3 mình đi làm ở văn phòng mà 1 team toàn các chị gái đu idol. Đấy là điểm sáng của cuộc sống dân văn phòng ngày ngày đối mặt với 4 bức tường. Các chị đu idol với tâm lý “ đây là những con người tôi tài trợ” tự hào và tận hưởng. đó là lúc mình thấy thật nhiều góc cạnh khác của sự đu idol. Bạn tận hưởng nó lợi dụng nó, tạo ra nhiều giá trị tinh thần hơn nữa

Show tuyển tú là 1 sản phẩm tuyệt hảo của giới giải trí. Một máy xay thịt cỡ lớn và phục vụ được tính giải trí mạnh mẽ nhất của khán giả. Sản phẩm có thể là xúc xích ngon lành cũng có thể là vô vàn vụn vặt đáng bỏ. Vậy nên, ai cũng muốn can thiệp 1 chút. Cái máy xay, vẫn có chủ máy mà.

Ở Trung thì show tuyển tú đạt 1 trình độ mới. Tạo ra một vòng xoáy traffic với giá trị ảo vô tận. Đằng sau đó là tiền tiền và tiền. Mong muốn thể hiện vào khả năng ra tiền của bạn. Từ đánh bảng bình chọn, bảng năng lượng, bảng sữa (sữa dưới nói sau) Fan được ảo giác kiểm soát từ những hành động đó. Ai là kẻ ngốc nào :))) kẻ thù chung của Fan là tư bản nhưng chính họ đang tạo ra cái đó. Còn người đầu tư, họ cũng là người mà cũng đang rơi vào cảm giác quyền lực god like mà thôi.

Nhãn hàng tài trợ chính, canh bạc của họ thực sự lớn. Gói tài trợ và kết quả thu lại trực tiếp qua mua hàng đến phi đạo đức. Fan show sống còn bảo vệ giá trị, cá nhân họ theo đuổi. Chính vì thế kẻ được lợi là nhãn hàng. Ban đầu chỉ là mua vừa sức tiêu dùng nhưng cơ chế so sánh của show khiến việc biến chai sữa ko còn giá trị tiêu dùng vốn có. Tiêu cực xảy ra một cách đương nhiên

 #Danh sách sao hạng A Trung Quốc 2022; #Danh sách sao hạng A Trung Quốc 2021; #Sao hạng A Trung Quốc gồm những ai; #Bảng xếp hạng sao nam Trung Quốc; #Danh sách sao nữ hạng A Trung Quốc 2021; #Diễn viên Trung Quốc nữ; #Tất ca diễn viên nam Trung Quốc; #Danh sách sao hạng B Trung Quốc
Gắn liền với nền âm nhạc thần tượng “xứ kim chi”, thế giới của fan K-pop cũng rất thú vị và độc đáo. Trong đó phải kể đến thuật ngữ fan K-pop. Vậy các thuật ngữ fan K-pop là gì? Một fan K-pop “chính hiệu” cần biết những gì? Hãy cùng cập nhật danh sách thuật ngữ fan K-pop được sử dụng phổ biến dưới đây nhé!

Idol tuyến 1 là gì

Fan K-pop là gì? Bạn có phải là Fan K-pop ?

Trước khi tìm hiểu các thuật ngữ của fan K-pop, bạn cần hiểu thế nào là fan K-pop. Vậy khái niệm này được hiểu như thế nào?

Fan Kpop là tên gọi chung của những người hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc, hay cụ thể hơn là các nhóm nhạc Hàn Quốc.

Fan của mỗi nhóm đều có tên gọi khác nhau, màu sắc biểu tượng và lightsticks thiết kế riêng biệt.

Chẳng hạn, fan của Super Junior có tên gọi là E.L.F (Ever Lasting Friend – Tình bạn vĩnh cửu) với màu sắc biểu tượng là xanh sapphire. Fan của nhóm nhạc GOT7 có tên gọi là IGOT7 hay Ahgase (chim non) và màu sắc chính thức là màu xanh lá cây…

Mặc dù có nhiều cách phân biệt, xong các fan K-pop đều có một điểm chung là niềm yêu thích với âm nhạc và văn hóa Hàn Quốc. Họ hâm mộ thần tượng, thích sưu tầm những đồ vật liên quan đến thần tượng và luôn luôn ủng hộ thần tượng của mình. Thậm chí, họ coi thần tượng như một tấm gương tốt để phấn đấu và sống tốt hơn.

Tổng hợp thuật ngữ Fan K-pop thông dụng – Thuật ngữ K-pop phổ biến

Trong thế giới K-pop, các thuật ngữ hay khái niệm được sử dụng khá đa dạng. Và nếu là một fan K-pop “chính hiệu” thì bạn phải “nằm lòng” những thuật ngữ này. Cùng tham khảo các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng fan K-pop dưới đây nhé!

Kpop là gì?

Idol tuyến 1 là gì

Kpop là viết tắt của cụm từ “Korean pop” hay “Korean popular music”, từ cái tên này chúng ta có thể biết được rằng Kpop được bắt nguồn từ Hàn Quốc. Có thể hiểu đơn giản rằng, Kpop về cơ bản là 1 thể loại âm nhạc gồm các thể loại nhỏ khác như nhạc EDM, hip-hop, rock hoặc R&B. Kpop hiện đại chính là kết quả của sự pha trộn văn hóa kéo dài nhiều thập kỷ bắt đầu từ những năm 1950.

Idol có nghĩa là gì?

Idol dịch theo nghĩa tiếng Việt nghĩa là thần tượng, đó người được nhiều người khác tôn sùng, hâm mộ… Là fan Kpop chắc hẳn bạn không xa lạ gì với cụm từ này. Bởi vì chúng ta hâm mộ idol nên mới được gọi là fan của họ. Hâm mộ Idol Kpop trở thành fan Kpop

Netizen là gì?

Netizen cũng là một thuật ngữ fan K-pop phổ biến. Nó là sự kết hợp giữa “Internet” và “citizen” (cư dân, công dân). Mang nghĩa là cư dân mạng, cộng đồng mạng. Họ là những người, những tập thể tham gia các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Twitter, Naver,…). Và thông qua đó họ trao đổi, giao lưu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, giải trí,…

Netizen ở quốc gia nào cũng được chia thành hai kiểu: tích cực và tiêu cực. Có những netizen luôn thể hiện những quan điểm lạc quan, yêu đời. Tuy nhiên cũng có những netizen lại đi theo hướng cực đoan, và họ tác động tiêu cực đến các idol K-Pop.

Maknae là gì?

Idol tuyến 1 là gì

Maknae (막내) trong tiếng Hàn có nghĩa là em út, và đây cũng chính là từ để chỉ thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm. Maknae thường là người được các anh, chị trong nhóm cưng nhất. Và maknae cũng có thể là người ‘quậy’ nhất nhóm.

Khi nhắc đến Maknae, chúng ta cần biết đến Maknae on top, Golden Maknae hay Maknae line.

  • Golden maknae (골든막내): em út vàng – thành viên nhỏ tuổi nhất nhưng vô cùng tài năng và có đóng góp rất lớn trong việc đưa hình ảnh, tên tuổi của nhóm nhạc đến với công chúng.

  • Maknae on top: em út nắm trong tay “quyền lực tối cao”, có tính “anh hai”, “chị đại”, chỉ cần nhắc đến tên là bao người phải “dè chừng”.

  • Maknae line: nhóm các em út trong một nhóm nhạc.

Debut là gì?

Debut là từ khá phổ biến không chỉ được sử dụng nhiều ở showbiz mà còn trên các lĩnh vực khác. debut được hiểu theo nghĩa tiếng việt là màn ra mắt, sự xuất hiện lần đầu của 1 band nhạc, nhóm nhạc hay diễn viên nào đó trước công chúng. Ngày debut của idol chính là ngày idol đó ra mắt MV hay sản phẩm âm nhạc lần đầu tiên nên nó trở thành một ngày kỉ niệm rất quan trọng. Nếu bạn là fan của thần tượng thì hãy nhớ ngày Debut của họ nhé!

Flop là gì ?

Flop là từ tiếng Anh có nghĩa ám chỉ sự tụt dốc, thất bại, không xứng đáng với kỳ vọng. Một nhóm nhạc, diễn viên hay bài hát nào đó rất nổi tiếng, được kỳ vọng nhưng dần đánh mất mình, không còn đáp ứng được chuyên môn hay danh tiếng trong lòng khán giả thì sẽ bị gọi là flop.

OT là gì?

Idol tuyến 1 là gì

OT trong Kpop là từ viết tắt của One True. Trong cộng đồng fan Kpop thì mọi người thường dùng OT đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc mình yêu thích.

Chẳng hạn fandom A.R.M.Y của nhóm BTS thường dùng OT7 có nghĩa là yêu thương, quan tâm và ủng cả 7 thành viên, không chừa một ai và với họ nhóm nhạc chỉ hoàn hảo khi có 7 người này, không thể thiêu hay thêm một ai. Cũng như fans của Super Junior dùng OT13 hoặc OT15, nghĩa là ủng hộ 13 người ban đầu của nhóm, hoặc là cả 15 người tính thêm 2 thành viên mới sau này.

Thuật ngữ Visual là gì?

Trong cộng đồng Kpop thì visual được hiểu là 1 gương mặt cực kỳ nổi bật trong nhóm. Họ sở hữu nhan sắc ấn tượng, đáng yêu nhưng cũng không kém phần quyến rũ, ai nhìn vào cũng phải chú ý từ cái nhìn đầu tiên và khó có thể quên được.

Gương mặt visual không nhất thiết phải có tài năng đỉnh cao nhất nhóm nhưng họ lại đóng vai trò quan trọng nhất. Visual chính là gương mặt đại diện cho tiếng nói của nhóm, giúp khán giả nhớ được tên nhóm là thành công bước đầu rồi.

Bias là gì Kpop?

Idol tuyến 1 là gì

Hoạt động trong cộng đồng Kpop thì chắc chắn bạn sẽ có một bias tức là thành viên bạn yêu thích nhất trong 1 nhóm nhạc hoặc một ultimate bias nghĩa là thần tượng mà bạn thích nhất trong Kpop. Cách bạn đối xử với bias của mình cũng luôn đặc biệt hơn so với những thành viên khác trong cùng 1 nhóm nhạc.

Center Kpop là gì?

Center của 1 nhóm nhạc thần tượng được xem là vị trí quan trọng nhất thường do 1 hoặc cũng có thể là 2 thành viên đảm nhận. Họ là người đóng vai trò định hình phong cách, hình ảnh cho cả nhóm nhạc, là người đầu tiên mà khán giả sẽ nhìn thấy khi bước lên sân khấu. Một số center nổi bật phải kể đến như: Kang Daniel, Somi, Wonyoung, Yoona,…

Aegyo là gì?

Aegyo được sử dụng khi có các hành động đáng yêu, siêu dễ thương, ngây thơ, trong sáng khiến người đối diện không kiềm lòng.

Cụ thể như nhiều ngôi sao Kpop cover bài hát Gwiyomi với các động tác dễ thương khiến các fan, trẻ em thốt lên “Aegyo”.

Deabak là gì?

Deabak có nghĩa là đại thành công, đại thắng, thật tuyệt vời. Tuy nhiên, fan Kpop sử dụng Deabak khi muốn bộc lộ sự ngạc nhiên giống như “Wow”.

Deabak cũng được sử dụng để động viên một người tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Hardship là gì?

Hardship được sử dụng khi gán ghép 2 đối tượng nhiệt tình, có niềm tin 2 người này thật sự có tình cảm. Đồng thời, 2 người này cũng là cặp đôi mà bạn quan tâm nhiều nhất trong vô vàn cặp đôi khác mà bạn gán ghép.

Concert Kpop là gì?

Idol tuyến 1 là gì

Đây là một buổi hòa nhạc, liveshow được biểu diễn trực tiếp trước đám đông khán giả. Concert là thuật ngữ vô cùng phổ biến trong giới nghệ thuật. Các nghệ sĩ US-UK hay Kpop đều tổ chức concert riêng cho cộng đồng fan của mình.

Gen 3 Kpop là gì?

Gen 3 chính là để chỉ những idol debut thuộc thế hệ nghệ sĩ thứ 3 của Kpop. Nhắc đến gen 3 thì chúng ta không thể không nhắc đến những EXO, BTS, TWICE hay BLACKPINK,…. Họ là những đại diện “sừng sỏ” sở hữu nhiều MV với số “view khủng” và độ nổi tiếng không hề kém cạnh và còn có phần vượt trội so với gen 1 và gen 2.

Stream là gì Kpop?

Stream nhạc ở đây cũng tương tự với cày view trên Youtube. Stream chính là hành động tăng lượt nghe bài hát của idol trên các trang mạng âm nhạc để làm tăng thứ hạng của bài hát trên các bảng xếp hạng nhằm tăng độ phổ biến và nổi tiếng cho bài hát cũng như idol.

Stan là gì trong Kpop?

Đây là từ ghép của “Stalker” với “fan”, trong đó stalker là người theo dõi, còn fan là những người hâm mộ. … Từ đó từ stan được hiểu là để chỉ sự hâm mộ, yêu thích của fan cho 1 nhóm nhạc hay thần tượng nào đó.

Harem là gì trong Kpop?

Harem là từ xuất phát trong giới anime và manga nhưng sau đó cũng được du nhập vào cộng đồng Kpop. Vẫn giữ nguyên ý nghĩa cũ nhưng harem trong Kpop là để chỉ 1 thần tượng có dàn fan đông đảo, yêu idol bất chấp.

Sasaeng fan là gì?

Sasaeng fan (사생팬) là thuật ngữ dùng để chỉ những người hâm mộ bị “ám ảnh” quá mức hay phát cuồng, quá khích vì thần tượng của mình.

Họ có thể làm những việc hết sức “điên rồ”, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta như đặt máy quay lén theo dõi nhất cử nhất động của idol, đột nhập phòng tắm của thần tượng để chụp ảnh, đòi chết vì idol,…

Fanti là gì?

Đây là một thuật ngữ Kpop rất dễ bị nhầm lẫn với thuật ngữ anti-fan. Bạn lưu ý, anti-fan dùng để chỉ những người không thích hay thậm chí là ghét cay ghét đắng một người nổi tiếng nào đó dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Còn fanti là những fan chân chính, yêu thương, ủng hộ idol, nhưng lại mang trong mình một phần tính cách của anti-fan, bất cứ khi nào có thể, họ luôn sẵn sàng dìm hàng hay troll thần tượng của mình.

Thuật ngữ Fandom là gì?

Idol tuyến 1 là gì

Fandom dịch theo nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt thì có nghĩa là một nhóm người có cùng văn hóa, sở thích với nhau. Hiểu riêng trong giới Kpop thì fandom dùng để chỉ cộng đồng fan cùng hâm mộ, yêu quý một idol hay nhóm nhạc.

Mỗi fandom sẽ có một cái tên riêng. Ví dụ như fandom của BTS là ARMY, của Big Bang là VIP, của Twice là ONCE, của SNSD là SONE,…

Triple crown là gì?

Triple crown được dùng để chỉ một nhóm nhạc/ nghệ sĩ/ idol giành chiến thắng trên 3 chương trình âm nhạc cuối tuần (M Countdown của đài Mnet (chiều thứ 5), Inkigayo của SBS (chiều Chủ Nhật) và Music Bank của KBS (chiều thứ 6)), hoặc thắng một show trong 3 tuần liên tiếp.

All-kill là gì?

Idol tuyến 1 là gì

All-kill được hiểu theo nghĩa đen là “giết hết”, trong Kpop thì nó được mang ý nghĩa là “càn quét”. Khi một bài hát mới được ra mắt và đánh bại các đối thủ để leo lên vị trí số 1 trên các BXH âm nhạc thì được gọi là all-kill

Come back là gì?

Comeback (컴백) là thuật ngữ dùng để chỉ việc một nghệ sỹ hoặc nhóm nhạc nào đó quay trở lại sân khấu sau một thời gian vắng bóng. Họ cho ra mắt một ca khúc, MV hay album mới để đánh dấu sự trở lại của mình.

Trên đây là phần tổng hợp thuật ngữ fan K-pop được sử dụng phổ biến nhất. Nếu bạn biết thêm các khái niệm mới về fan K-pop, hãy chia sẻ cùng Thanh Giang bằng cách comment vào phần bình luận dưới đây nhé!