Tổng thầu epc nghĩa là gì

Ngày nay, nhu cầu tìm tổng thầu EPC đang ngày một tăng cao. Nếu bạn muốn tìm một tổng thầu chất lượng cho dự án của mình thì đừng nên bỏ lỡ bài viết này. Bài viết là tổng hợp các thông tin bạn cần biết về tổng thầu EPC như định nghĩa, các tiêu chí lựa chọn cũng như quyền và nghĩa vụ của tổng thầu EPC. Mời quý độc giả đón đọc.

Tổng thầu EPC là gì?

Cho những độc giả lần đầu nghe đến EPC thì EPC là viết tắt của ba từ tiếng Anh: Engineering, Procurement và Construction. Trong đó:

  • Engineering nghĩa là thiết kế
  • Procurement nghĩa là mua sắm cung ứng vật tư hay cung cấp thiết bị công nghệ
  • Construction nghĩa là thi công xây dựng công trình.

Tổng thầu epc nghĩa là gì

Từ đó, ta có thể rút ra định nghĩa tổng thầu EPC là nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình. Khác với tổng thầu chìa khóa trao tay, tổng thầu EPC không tham gia vào quá trình lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trong một công trình, chủ đầu tư (CĐT) có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu trúng gói thầu EPC (Tổng thầu EPC) có thể tự thực hiện tất cả các công đoạn hoặc thuê các nhà thầu phụ triển khai các hạng mục khác nhau của dự án. Nếu nhà thầu EPC ký hợp đồng với nhà thầu phụ thì các nhà thầu phụ này phải được CĐT chấp thuận. Nhà thầu EPC phải chịu trách nhiệm với CĐT về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, bao gồm cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Các yêu cầu đối với nhà thầu EPC

Tổng thầu EPC phải có đủ năng lực hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, cụ thể:

  • Đã đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung công việc gói thầu.

Nếu bên nhận thầu là tổ chức liên danh thì phải có thỏa thuận liên doanh. Trong đó một nhà thầu sẽ đại diện cho liên danh chịu trách nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việc được phân giao giữa các nhà thầu. Từng nhà thầu trong liên danh cũng cần có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung công việc được phân giao.

  • Có đủ kinh nghiệm và điều kiện để thực hiện công việc theo hợp đồng EPC như:

– Có kinh nghiệm về thiết kế;

– Có khả năng, kinh nghiệm làm nhà thầu các dự án, gói thầu với quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương đương;

– Có các đơn vị đầu mối về tư vấn thiết kế, gia công chế tạo, cung ứng VTTB và thi công xây dựng;

– Có khả năng đáp ứng các yêu cầu tài chính của dự án, gói thầu và chứng minh được khả năng huy động để thực hiện hợp đồng EPC.

Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu EPC

Tổng thầu epc nghĩa là gì

  • Quản lý phạm vi thực hiện các công việc theo mục tiêu dự án và theo danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết; kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế cũng như tài liệu kỹ thuật được áp dụng.
  • Quản lý tiến độ thực hiện các công việc phù hợp với tiến độ chung của dự án và hợp đồng tổng thầu EPC đã ký kết.
  • Quản lý toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.
  • Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được CĐT chấp thuận.
  • Kiểm soát chi phí thực hiện các công việc theo hợp đồng; quản lý, thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tổng thầu EPC có trách nhiệm tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động phạm vi trong và ngoài công trường để đảm bảo thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC một cách an toàn, hiệu quả; Điều phối các nhà thầu phụ sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ và phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an trật tự, an ninh công trường.
  • Chủ động phối hợp với CĐT tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình theo hợp đồng tổng thầu EPC đã ký kết.

Tổng thầu EPC uy tín, chuyên nghiệp PC1

EPC PC1 là công ty tổng thầu EPC hoạt động đa lĩnh vực chuyên cung cấp các giải pháp thi công thiết kế xây dựng áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Với định hướng tập trung vào các dự án tổng thầu EPC, PC và các dự án có tính đặc thù kỹ thuật cao, quy mô lớn, tiến độ thi công gấp rút của các CĐT trong nước và nước ngoài, thời gian qua, Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 đã tạo ra những bước đột phá, trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu Việt Nam về tổng thầu EPC các công trình điện cao áp và siêu cao áp.

Với vai trò là nhà thầu EPC, EPC PC1 đã và đang trực tiếp hỗ trợ CĐT từ khi triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm vật tư thiết bị, thi công, thử nghiệm và bàn giao vận hành dự án. Các hạng mục công việc chúng tôi thực thi bao gồm:

  • Khảo sát và thiết kế
  • Tư vấn bồi thường giải phóng mặt bằng
  • Tư vấn pháp lý, COD
  • Mua sắm và hợp tác với nhà cung cấp thiết bị vật tư lớn
  • Điều hành thực hiện dự án
  • Quản lý nhà thầu phụ
  • Lắp đặt thí nghiệm, hiệu chỉnh

Tổng thầu epc nghĩa là gì

Nếu bạn đang tìm kiếm nhà thầu EPC nhằm đáp ứng mong muốn đảm bảo chất lượng công trình thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với tổng thầu EPC PC1 qua thông tin dưới đây:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PC1

  • MST: 0100100745; Mã CK: PC1
  • Tòa CT2-Số 583 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, VN
  • Hotline giải pháp: 0981.119.120 | Hotline EPC: 0978.299.298
  • Email:

Xem thêm: Tổng thầu EPC chuyên nghiệp, uy tín tại Việt Nam

Tương tự: Engineering,Procurement and Construction,Hợp đồng xây dựng

EPC (viết tắt của từ Engineering, Procurement and Construction) có nghĩa là xây dựng một hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến việc thi công xây dựng công trình, hạng mục và chạy thử nghiệm bàn giao cho chủ đầu tư.

EPC là khái niệm sử dụng trong xây dựng, được hiểu là trong cùng một gói thầu, một hợp đồng, nhà thầu được giao thực hiện cả ba nội dung công việc:

  • Tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát);
  • Mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị cho dự án.
  • Thi công xây lắp công trình.

Bản chất của hợp đồng EPC

Theo nghị định 48/2010/CP-NĐ ngày 7/5/2010 của Chính Phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên thì định nghĩa là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC).

Hợp đồng EPC được áp dụng vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Việc chủ đầu tư sử dụng hợp đồng này là do không muốn tham gia sâu vào quá trình thực hiện dự án trên cơ sở cân nhắc các nguồn lực có sẵn, tính phức tạp của công trình, đồng thời muốn chuyển những rủi ro trong quá trình thực hiện sang cho nhà thầu EPC.

Hiện nay, hợp đồng EPC đang được nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài sử dụng cho các dự án công nghiệp ở Việt Nam.

Trên thế giới, khi áp dụng hợp đồng EPC người ta sử dụng phổ biến nhất bộ điều kiện hợp đồng EPC mẫu do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) ban hành, để thương thảo, đàm phán các hợp đồng EPC.

Với việc sử dụng điều kiện này, các bên chủ đầu tư và nhà thầu EPC có cách hiểu thống nhất về bản chất, quyền và nghĩa vụ của từng bên theo hợp đồng.

Ở Việt Nam những hợp đồng lớn được ký theo hình thức EPC như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lai II, Thủy điện Na Hang, Nhiệt điện Uông Bí mở rộng,…

Gói thầu EPC là gì? Tổng thầu EPC là gì?

Cũng giống với định nghĩa của hợp đồng EPC, gói thầu EPC là gói thầu hỗn hợp, bao gồm danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết, kiểm tra tính chính xác, sự đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng cho các công việc của hợp đồng EPC.

Tổng thầu EPC hay hợp đồng tổng thầu EPC, tên đầy đủ là: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Engineering Procurement and Construction) là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.

Tại sao một dự án xây dựng cần có hợp đồng EPC?

Theo đánh giá của các chuyên gia đấu thầu thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), việc sử dụng hợp đồng EPC mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư và người sử dụng tiền của chủ đầu tư (nhà thầu) như:

  • Thứ nhất: Chủ đầu tư sẽ giảm bớt áp lực về hành chính với nhà thầu.
  • Thứ hai: Giảm khả năng tranh chấp giữa các bên (nhà thầu thiết kế/tư vấn – nhà thầu cung cấp – nhà thầu xây lắp, thi công), vì giữa các bên có sự tương tác, phối hợp bởi một nhà thầu quản lý.
  • Thứ ba: Thay vì chủ đầu tư chịu rủi ro về điều phối hoạt động của các gói thầu (bao gồm các nhà thầu phụ và nhà thầu thiết kế/tư vấn) thì trách nhiệm được chuyển về một đầu mối là tổng thầu EPC.
  • Thứ tư: Việc áp dụng hợp đồng EPC có thể giúp chủ đầu tư xác định được chi phí, thời gian thực hiện và chất lượng công trình với mức độ chắc chắn khá cao căn cứ vào phạm vi công việc tại hợp đồng với nhà thầu.
  • Thứ năm: Giá hợp đồng cố định và ngày hoàn thành dự án được xác định trước.
  • Thứ sáu: Quy định cụ thể về hiệu quả hoạt động, bảo lãnh về hiệu quả vận hành nhà máy, bảo lãnh hiệu quả thực hiện hợp đồng.
  • Thứ bảy: Có quy định rất rõ ràng về bồi thường thiệt hại ước tính (mức phạt) cho bất cứ lỗi nào của nhà thầu.

Ưu điểm của hợp đồng EPC

Việc áp dụng hợp đồng EPC giúp khắc phục được nhiều nhược điểm cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, nhà tư vấn đều có lợi, có thể phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo của các chủ thể tham gia quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án hoặc gói thầu.

Việc áp dụng hợp đồng EPC giúp khắc phục được nhiều nhược điểm cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu, nhà tư vấn đều có lợi, có thể phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo

Đối với chủ đầu tư thì áp dụng hợp đồng EPC cho phép tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự án hoặc gói thầu trong quá trình thực hiện, do chỉ có 1 đầu mối chịu trách nhiệm nên chủ đầu tư cần ít nhân lực và chi phí quản lý dự án.

Bên cạnh, việc cung cấp tài chính cho dự án hay gói thầu cũng thuận lợi hơn, tiến độ thực hiện dự án cũng nhanh hơn. Nếu một phần các rủi ro xảy ra trong quá trình thiết kế, cung ứng và xây dựng công trình sẽ được phía nhà thầu chia sẻ.

Về phía nhà thầu thì hợp đồng EPC tạo điều kiện để nhà thầu chủ động linh hoạt hơn trong việc điều phối, kiểm tra công việc trên hiện trường theo tiến độ của hợp đồng mà không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chủ đầu tư.

EPC tạo điều kiện để nhà thầu chủ động linh hoạt hơn trong việc điều phối, kiểm tra công việc trên hiện trường theo tiến độ của hợp đồng mà không bị phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chủ đầu tư.

Qua đó, giảm được thời gian gián đoạn, tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc kết hợp các khâu trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, phương thức nghiệm thu, thanh toán của hợp đồng EPC đòi hỏi phía nhà thầu phải tổ chức tốt hệ thống quản lý chất lượng của mình để tự kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện các công việc.

Người đăng: hoy Time: 2020-08-28 16:11:54