Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng

Thứ Tư 23/06/2021 09:26(GMT+7)

Mỗi kỳ Euro hay World Cup, Đức luôn được xem là ứng cử viên cho chức vô địch. Đội tuyển đã chứng minh họ là đội bóng có sức mạnh tiềm tàng với dàn cầu thủ đồng đều từ huyền thoại Beckenbauer trải dài cho đến Schumacher, Vooller, Matthaus, Klinsmann… Tôi chỉ là một trong rất đông fan hâm mộ đội Đức cho dù họ thua 0 – 2 nhạt nhòa trước Pháp hay thắng giòn giã Bồ Đào Nha 4 – 2.

Nhớ lại những thập niên cuối của thế kỷ trước, người ta thường đề cao tính thực dụng của người Đức thông qua ý chí và tinh thần thép cùng mẫu cầu thủ to cao lực lưỡng chiến đấu kiên cường để lật ngược tình thế. Những chiến thắng oai hùng qua việc “lội dòng nước ngược” khi đó được giới chuyên môn nói nhiều đến lối đá khoa học hay cả sự tự tin đáng kinh ngạc của người Đức. Ngay cả cựu tuyển thủ Anh Gary Lineker kêu lên: "Bóng đá là trò chơi của 22 người với một quả bóng, và cuối cùng người Đức luôn chiến thắng".

Đội tuyển Đức tham dự VCK Euro 2021

Tôi yêu đội Đức với lối chơi đầy tính kỷ luật đôi lúc “pha” những đường bóng hoa mỹ, nhưng tỏ ra rất hiệu quả. Có thể đội bóng có biệt danh “cỗ xe tăng” không phải là đội bóng tạo ra được thế trận áp đảo, nhưng bản lĩnh thi đấu sẽ mang kết quả chung cuộc có lợi cho đội tuyển Đức. Bên cạnh đó tinh thần tập thể người Đức rất cao, trong đó thể hiện rõ tính kỷ luật cùng đấu pháp rõ ràng. Mấy mùa Euro qua, có lúc tưởng chừng đã ở gần ngưỡng cửa thiên đường bao giờ hết, nhưng rồi tan mộng. Tưởng chừng chất thép, sự kiên cường và thực dụng của các cầu thủ tan vụn. Nhưng không, qua từng trận đấu các giải Euro hay World Cup "Die Mannschaft" vẫn là chính họ. Bởi điều này còn là tâm lý cơ bản của người Đức khi người dân bình thường cũng đã sống rất kỷ luật. Những Lothar Matthaus, Oliver Kahn hay Michael Ballack luôn mang lại một cái uy khiến đối phương phải kiêng dè còn đồng đội phải nể sợ. Do đó trong bóng đá đỉnh cao của thế giới, người ta thường hay nói là “Ý chí Đức, tinh thần Đức”.  

 Tôi yêu đội tuyển Đức, đội bóng không phải của những cá nhân xuất sắc nhưng là của một tập thể xuất sắc. Các đời HLV đều tỏ ra khá cứng rắn với những cầu thủ nào có “bệnh ngôi sao”. Họ sẵn sàng tống khứ ra khỏi đội tuyển những cầu thủ có tư tưởng chống đối HLV hoặc có ý chia rẽ nội bộ, cho dù đang thi đấu ở vòng chung kết ở một giải đấu lớn. Tôi thích cầu thủ Đức luôn đặt quyền lợi của Tổ Quốc lên hàng đầu, hãnh diện khi khoác lên mình màu áo của đội tuyển quốc gia. Các cầu thủ khi ký hợp đồng chơi cho câu lạc bộ của nước ngoài, trong hợp đồng buộc có điều khoản: cầu thủ phải trở về chơi cho đội tuyển quốc gia ngay cả trong những trận giao hữu nếu đội tuyển quốc gia gọi về.
 

So với trước đây, lối chơi của  đội Đức đã mềm mại hơn rất nhiều. Chính Klinsmann là người đầu tiên mang đến cho đội tuyển Đức một làn gió mới. Nhưng đến đời Joachim Loew, bộ mặt tuyển Đức mới thực sự thay đổi với triết lý bóng đá tấn công đầy phóng khoáng. Có thể nói, các cầu thủ giờ chơi rất kỹ thuật, đừng gọi họ là “cỗ xe tăng” nữa, khi mà trình độ cá nhân của họ rất cao. Trường phái bóng đá Đức chơi theo kiểu “lực sĩ” như 20, 30 năm trước dường như không còn nữa. 

Luồng gió mới của Đức mang tên Gosens

Những “cỗ xe tăng” luôn luôn duy trì nhịp độ trong chiến thuật và phối hợp hiệu quả, không bay bướm, cá nhân. Đặc biệt, lần này, Joachim Loew trình làng nhiều tài năng trẻ của bóng đá Đức hiện tại như Kai Havertz, Timo Werner, Jamal Musiala…  hòa cùng với những cựu binh đang ở độ chín về tài năng như Robin Gosens, Serge Gnabry, Joshua Kimmich dưới sự dìu dắt của “đàn anh” Toni Kroos, Thomas Muller càng lấp lánh hơn với một lối chơi đầy tính gắn kết nhưng rất linh hoạt cả trong tấn công lẫn phòng ngự. So với lối chơi trước kia, tôi thích hình ảnh của của đội Đức hôm nay hơn, có cảm giác như họ là một cô gái đẹp nhưng đầy cá tính dễ tạo sự thu hút mọi người. Có người cho rằng sở dĩ tuyển Đức chưa đứng lên bục vinh quang ở đấu trường châu Âu sau Euro 1996 là vì thiếu chất Đức trong quá khứ: đó là bản lĩnh, sự toan tính bất chấp mọi hoàn cảnh. Tôi lại không nghĩ như thế. Những gì họ đã thể hiện từ Euro 2016 cho đến nay cho thấy họ đang muốn làm mới mình. Với sự hiện diện của những cầu thủ da màu trong thời gian qua chẳng những không làm đội bóng này mất đi các thế mạnh truyền thống, mà còn đem lại sự đa dạng trong cách chơi bóng và tăng cường sức mạnh chiều sâu. 

Trong mùa Euro này, Đức đang hiện lên là một trong những ứng cử viên cho chức vô địch. Thế nhưng để mang Cup về, trước mắt Die Mannschaft cần phải vượt qua chính mình, họ cần phải phát huy “tinh thần Đức” vốn làm nên truyền thống và thương hiệu bóng đá Đức.
 

Tác giả dự thi: Lê Quang Huy 

                                          
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Bongda24h.vn tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: . Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng
Mổ băng: Chiến thắng kiêu hãnh và lạnh lùng của người Đức
Thất bại toàn diện tại World Cup 2018, bước vào Euro 2020 giữa những hoài nghi và tranh cãi về sự lựa chọn chiến thuật, thất bại trước Pháp trong trận đấu mở...

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng
Bài dự thi: Robin Gosens: Hãy cứ ước mơ, hãy cứ dại khờ!
Robin Gosens là niềm cảm hứng để những cầu thủ trẻ không ngừng cố gắng, không bị những thất bại, những tủi hổ làm chùn bước.

Skip to content

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng

Tuyển Đức tại sao lại gọi là “CỖ XE TĂNG” #f5kienthuc #tuyểnđức #cỗxetăngđức ————————————————————————— F5 Kiến Thức – Nhớ …

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng

Nguồn: XanhXam.com.

Người hâm mộ vẫn còn nhớ đến mùa World Cup năm 2006 khi đội tuyển Đức xuất hiện với biệt danh “cỗ xe tăng Đức”. Người ta biết đến Đức với tên gọi này và trở thành nỗi thắc mắc của nhiều người trên thế giới. Bài viết dưới đây nhà cái w88 sẽ lý giải lý do liên quan đến sự ra đời của cái tên này.

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng

Dấu ấn tạo nên thương hiệu cho đội tuyển Đức

Vào năm 1990 khi bàn thắng duy nhất của Andreas Brehme đã đưa “cỗ xe tăng Đức” vào trận chung kết world cup trong nước mắt của đối thủ. World cup năm 2014 khi đội tuyển phá hủy mọi giới hạn giành tỷ số 4-0 trước Bồ Đào Nha hay cực phẩm 7- 1 trước Brazil để tiến thẳng vào trận chung kết ần nhất là Brazil 7-1.

Lí do cái tên “cỗ xe tăng Đức” ra đời

Sự thật là chính HLV của Đức là ông Michael Skibbe  không thể được lí giải được cái tên “cỗ xe tăng Đức” này. Ôngbiết đến biệt danh ấy chỉ qua một lời bình luận viên trên truyền hình.

Một cỗ xe tăng đi trên đường một cách ù lì như cách Đức dành để đi đến chiến thắng hay nhận lấy thất bại. Khi họ vào sân, người ta chỉ thấy những anh hùng đang chiến đấu hết mình đá và chỉ đá nhưng khi họ vinh quang họ vẫn lầm lì như thế, cho đến khi thua vẫn không tỏ ra đau đớn hay gục ngã trước đối thủ mà luôn để họ thấy sự lầm lì vốn có của mình.

Tại sao gọi đức là cỗ xe tăng

Sức mạnh bên trong của một cỗ xe tăng Đức

“Cỗ xe tăng Đức” đã có 4 lần tiến vào bên trong trận bán kết. Có chiến thắng vang dội ấy còn nhờ vào phần lớn lối đá phong phú, đoàn kết của cả một tập thể. Họ có chiến thuật thông minh và luôn thay đổi nó. Khiến cho thế giới nể phục bởi tinh thần kỷ luật cao và luôn cố gắng hết sức cho mục tiêu chung của đội tuyển. Họ hiểu được vinh quang của bóng đá, hiểu được thăng trầm của môn túc cầu này nên họ luôn để tinh thần ổn định nhất trước mọi thứ. Tinh thần ổn định đó nhiều khi khiến người hâm mộ gọi là lầm lì, chậm chạp.

một điều mà người ta thất vọng đó là khi “cỗ xe tăng Đức” ngày càng nhạt nhẽo và có phần phóng khoáng hơn khi họ không còn những pha cản phá bất ngờ hay những cú lội ngược dòng đáng khâm phục nữa. Như vẫn là một cỗ xe tăng khiến thế giới nhớ đến.

Ngoài ra tại trang cá cược của chúng tôi luôn cập nhật các thông mới nhất về đội tuyển Đức các bạn có thể cập nhật thêm nhé.

Xem thêm: NHỮNG GIAI ĐOẠN BAYERN MUNICH LÊN NGÔI VÔ ĐỊCH BUNDESLIGA