Phiếu kế hoạch công tác tiếng anh là gì năm 2024

Kế hoạch nhân sự (tiếng Anh: Staffing Plan) là sự phát triển, khai thác và thực hiện các kế hoạch, các chương trình nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng lao động, được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ.

Phiếu kế hoạch công tác tiếng anh là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: precheck.com)

Kế hoạch nhân sự (Staffing Plan)

Khái niệm

Kế hoạch nhân sự trong tiếng Anh là Staffing Plan.

Kế hoạch nhân sự là sự phát triển, khai thác và thực hiện các kế hoạch, các chương trình nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng lao động, được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ.

Vai trò của kế hoạch nhân sự

Kế hoạch nhân sự có một vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

- Kế hoạch nhân sự là yếu tố cơ bản giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của mình.

- Kế hoạch nhân sự là cơ sở để xây dựng các chương tình đào tạo và phát triển hợp lí các nguồn nhân lực.

- Kế hoạch nhân sự giúp xác định chính xác thực chất đội ngũ lao động của doanh nghiệp về số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, giới tính, lứa tuổi, các năng lực cần thiết khác ở thời điểm hiện tại cũng như khi mở rộng sản suất, đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục.

- Kế hoạch nhân sự giúp doanh nghiệp bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động một cách hợp lí, cũng như số tiền công trả cho người lao động.

- Kế hoạch nhân sự là cơ sở cho việc xác lập một hệ thống thông tin về nguồn nhân lực, để trợ giúp cho hoạt động quản lí nhân lực cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lâp kế hoạch nhân sự

Trình tự lập kế hoạch nhân sự bao gồm các bước sau đây:

- Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, ngoài giúp xác định mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, nó còn giúp dự báo được nhu cầu sử dụng nhân sự theo số lượng, kĩ năng cũng như thời gian đáp ứng những nhu cầu đó, nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

- Phân tích tình hình nhân sự hiện tại của doanh nghiệp

Mục đích của bước này nhằm xác định lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp, trên cơ sở dự đoán về nhân sự để đáp ứng các nhu cầu đã xác định. Đây là nội dung rất quan trọng trong kế hoạch nhân sự.

- Dự báo nhu cầu nhân sự trong doanh nghiệp

Dự báo nhu cầu nhân sự có ý nghĩa lớn trong việc xác định nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp trong tương lai.

Phương pháp dự báo nhu cầu nhân sự gồm: các phương pháp định lượng, phương pháp dự báo xu hướng, phương pháp ngoại suy, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác…

- Phân tích để tìm ra sự mất cân đối về nhân sự

Bước này được thực hiện trên cơ sở so sánh, dự báo các nhu cầu của nhân sự với các nguồn nhân sự hiện có của doanh nghiệp.

Thông qua bước này có thể xác định được mức độ đáp ứng nhu cầu ở từng khâu, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Đây là cơ sở xác định các bước tiếp theo.

- Lập kế hoạch điều chỉnh nhân sự nội bộ doanh nghiệp

Bước này thực hiện thông qua các kế hoạch đề bạt, thuyên chuyển… trường hợp còn thiếu thì phải thực hiện điều chỉnh nhân sự từ bên ngoài thông qua tuyển dụng.

- Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Bước này thực hiện bằng con đường tuyển dụng nhân sự từ nguồn lao động bên ngoài doanh nghiệp, hay thuê thêm lao động ngoài giờ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế và tổ chức quản lí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, NXB Đại học Xây dựng)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nó là một trong 18 Bộ thuộc Chính phủ có nhiệm vụ quan trọng trong hoạch định chính sách và giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếng Anh là gì? Lịch sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của Bộ ra sao?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếng Anh là gì?

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư dịch ra tiếng Anh được gọi là Ministry of Planning and Investment.”

Đây là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê.

Hầu hết các Chính phủ trên thế giới đều có Bộ hoặc tổ chức giữ vai trò tương đương với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Điều đó để thấy, khái niệm này cũng rất quen thuộc với người nước ngoài. Trong đó một số cụm từ thường tiếng Anh thường được nhắc tới liên quan đến khái niệm Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếng Anh là gì như: Allocated from state budget có nghĩa là cấp phát từ ngân sách Nhà nước; Amendment of bidding documents còn gọi là sửa đổi hồ sơ mời thầu.

Tại Việt Nam, trong bộ máy của Chính phủ, có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Phải kể tới đó là: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính… và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ngoài ra còn có 4 cơ quan ngang bộ đó là: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cuối cùng là Ủy ban Dân tộc.

Riêng trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm hơn 30 khối các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Bộ. Có thể kể như: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Vụ Tài chính, tiền tệ; Vụ Kinh tế công nghiệp; Vụ Kinh tế đối ngoại; Vụ Pháp chế…. Một số cục quan trọng trong Bộ như: Cục Quản lí đấu thầu; Cục Phát triển doanh nghiệp; Cục Đầu tư nước ngoài; Tổng cục Thống kê. Một số viện như Viện Chiến lược phát triển; Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương. Một số có quan truyền thông thuộc Bộ như: Báo Đầu tư; Tạp chí Kinh tế và Dự báo; Học viện Chính sách và Phát triển…

Có thông tin, Viện Khoa học tổ chức nhà nước đề xuất sẽ hợp nhất 4 bộ. Trong đề xuất này, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ được hợp nhất thành Bộ Tài chính – Kế hoạch Đầu tư. Tuy nhiên hiện tại đề xuất này vẫn chưa được duyệt và bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn là một Bộ độc lập với quyền hạn, nhiệm vụ riêng.

Lịch sử phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2.9.1945. Sau ngày lịch sử đó, Bác Hồ đã bắt tay ngay vào việc xây dựng chính phủ lâm thời. Ngày 31.12.1945, Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết ra đời. Nhiệm vụ của Ủy ban là nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ lâm thời các kế hoạch để xây dựng lại nền kinh tế của quốc gia đã bị tàn phá và dưới chế độ của thực dân Pháp. Sau này, ngày 31.12.1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Vào ngày 8.10.1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Khi đó cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là chủ nhiệm đầu tiên. Ngày 9-10-1961, khi cuộc cách mạng chống Mỹ diễn ra quyết liệt, kinh tế miền Bắc gặp nhiều khó khăn, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định vai trò, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Trong đó, xác định Ủy ban Kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa.

Ngày 27.11. 1986, sau đại hội Đảng lần VI, khi quyết định mở cửa nền kinh tế thị trường, công tác phân vùng kinh tế được giao nhiệm vụ chính cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Tới tháng 11 năm 1995 chính phủ ra Nghị định số 75/CP nêu rõ quyền hạn, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi hợp nhất từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.

Từ đó cho tới nay, mặc dù có bổ sung và chỉnh sử một số nội dung nhưng có thể khẳng định Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một trong bộ ngành quan trọng nhất của Chính phủ giúp Chính phủ xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Chức năng, nhiệm vụ, chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Chức năng

Bộ thực hiện chức năng về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê. Trong đó Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể. Bộ cũng đưa ra cơ chế, chính sách quản lí kinh tế; đầu tư trong và ngoài nước của kinh tế Việt Nam. Ngoài ra Bộ còn xây dựng chính sách để phát triển đấu thầu, phát triển doanh nghiệp, kinh tế tư nhân, nhà nước…

– Nhiệm vụ

+ Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hàng năm của Bộ đã được phê duyệt.

+ Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và 5 năm cho kinh tế cả nước. Bộ cũng đưa ra lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; phân bổ chi tiết vốn đầu tư; phân bổ chi tiết vốn trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia; kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thuộc phạm vi của Bộ; chiến lược và chính sách phát triển cho các loại hình doanh nghiệp…

+ Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội các vùng, lãnh thổ; quy hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế; danh mục các chương trình, dự án đầu tư quan trọng bằng các nguồn vốn; các khoản chi dự phòng của ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng cơ bản; các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm phát triển các loại hình doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã…

+ Bộ ban hành chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ban hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

– Chiến lược

+ Bộ xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ giao.

+ Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước trong từng thời kỳ; từng khu vực, từng địa bàn kinh tế.

+ Bộ công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các ban, ngành địa phương và cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch. Đồng thời phối hợp cùng Bộ Tài chính trong việc xây dựng và lập dự toán ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch; đảm bảo cân bằng quy luật cung cầu.

Trên đây là một số nội dung cơ bản khi tìm hiểu về Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếng Anh là gì, vai trò chức năng cũng như lịch sử phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. Hi vọng bài viết đã cung cấp được một số thông tin cơ bản về một trong những bộ ngành quan trọng nhất của chính phủ.