Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

1. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi rất cần thiết

Theo các chuyên gia, việc chích ngừa vaccine cho trẻ đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia khác còn đang nghiên cứu tiêm vaccine cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Bởi, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

Chia sẻ quan điểm về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: Là một bác sĩ nhi khoa nên tôi thấy vấn đề nữa là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trẻ em được quyền hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu, xuất phát từ thực tế. Do vậy tôi nghĩ rằng các ông bố bà mẹ nên cho con mình cơ hội để phòng chống dịch bệnh và nếu không may mắc, thì sẽ không chuyển nặng và đặc biệt là không dẫn đến tình trạng tử vong.

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết.


Cũng theo chuyên gia này, trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra các vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới chúng ta cũng chưa xác định rõ là như thế nào. Do vậy, hy vọng rằng các nhà khoa học tìm hiểu để có thể tìm ra thêm những chế phẩm vaccine dành cho trẻ dưới 5 tuổi, tương tự như vaccine sởi bắt đầu chúng ta tiêm từ 9 tháng tuổi. Như vậy, sẽ là một mảnh ghép chúng ta ghép nốt vào bức tranh tổng thể của vaccine cộng đồng.

2. Trẻ nào không nên tiêm?

Chia sẻ với phóng viên Báo suckhoedoisong.vn về những băn khoăn của các cha mẹ,  TS.BS. Phạm Quang Thái -Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định: Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi an toàn không khác gì các vaccine trong tiêm chủng khác. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì sự lo lắng chỉ làm phức tạp vấn đề trong khi tâm lý vững vàng sẽ làm mọi chuyện suôn sẻ, TS. Thái khuyến cáo.

Tuy nhiên, theo TS. Thái đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là những bé có bệnh lý nền, bé có bệnh lý dị ứng hay quá mẫn… . “Ngoài ra các bé có tình trạng bệnh lý cấp tính cũng phải trì hoãn tiêm”- BS Thái nói.

Đồng quan điểm này, BS. nhi khoa Lê Quang Mỹ, người từng tham gia vào đơn vị điều trị COVID-19 cho bệnh nhi ở TP.HCM cũng cho rằng, CDC Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã nghiên cứu và đánh giá rất kỹ trước khi cấp phép vaccine để đưa vào sử dụng. Với vaccine Pfizer, theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về phản ứng phụ sau tiêm, trong 4.000 trường hợp trẻ tiêm Pfizer thì không có trường hợp nào sốc phản vệ. So sánh với những vaccine khác đã tiêm cho các cháu như: Dại, viêm não, sởi, quai bị, rubella, HPV thì vaccine COVID-19 hiện dùng gặp phản ứng bất lợi sau tiêm vẫn đứng hàng thứ 5 sau những vaccine chúng ta đã từng tiêm cho trẻ em.

Tuy nhiên, những bé cần trì hoãn không tiêm đó là những bé bị sốc thuốc mức độ nặng (tím tái, khó thở…). Những bé dị ứng nặng với một trong những thành phần có trong vaccine (trong vaccine, ngoài thuốc sẽ có thêm 1 số thành phần khác). Nếu xác định trẻ chắc chắn đã bị dị ứng rất nặng với chất nào đó thì  không nên tiêm. Còn lại, các bé bị não úng thuỷ, động kinh, chậm phát triển… không có trì hoãn tiêm, thậm chí các nhà nghiên cứu còn khuyến khích tiêm ngừa cho các bé, vì rõ ràng, đây là đối tượng yếu thế, dễ bị bệnh hơn các bé khác.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Theo Quyết định số 4355/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin Covid-19của Bộ Y tế, những người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin là các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid
Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid
Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid
Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid
Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid
Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Laodong.vn

Theo hướng dẫn này, các đối tượng cần khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng tiêm chủng bao gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

Bên cạnh đó, những người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như: Nhiệt độ <35,50C và >37,5oC; mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hằng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); nhịp thở > 25 lần/phút cũng cần thận trọng tiêm chủng.

Những người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng, đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần phải trì hoãn tiêm chủng.

Đối với đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú cần được giải thích nguy cơ/lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Nếu tiêm cần theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Tuy nhiên, 2 đối tượng này chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.

Sau khi khám sàng lọc, nhân viên khám sàng lọc chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng, trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng, chuyển tiêm đến cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì, phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa, không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.

Các đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan tiêm chủng ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đối tượng bao gồm cả trường hợp chống chỉ định vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành. Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng được lưu tại đơn vị tổ chức tiêm chủng trong 15 ngày.

LINH AN (Tổng hợp)

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Trả lời: Cần phải khám sàng lọc trẻ để phát hiện các chống chỉ định trước khi tiêm vắc xin. Chống chỉ đinh cho tất cả các vắc xin là khi có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó. Ngoài ra những người có suy giảm miễn dịch nặng thì không được tiêm vắc xin sống. Những trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó như bạch hầu, ho gà, uốn ván mà không phải do lý do nào khác thì không nên tiêm bổ sung vắc xin có chứa thành phần ho gà.  Vì có nguy cơ về lý thuyết với bào thai nên phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin vi rut sống giảm độc lực. Nhìn chung không nên tiêm vắc xin trong trường hợp người đó có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ, tiêm vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà, ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau 1 mũi tiêm trước đó. Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa, có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vắc xin. Các thầy thuốc lâm sàng thường hiểu sai về các bệnh dẫn đến chống chỉ định và thường dẫn đến mất cơ hội trẻ được tiêm chủng vắc xin theo quy định. Những hiểu biết sai phổ biến được coi là chống chỉ định là tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới nhẹ bao gồm viêm tai giữa có hoặc không sốt, phản ứng nhẹ và vừa của những lần tiêm vắc xin trước đây, và giai đoạn hồi phục bệnh cấp tính. Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc là bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt, mà chỉ trì hoãn tiêm chủng khi có các biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa. Cần phải được tiêm càng sớm càng tốt sau khi những biểu hiện này không còn nữa.

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Ghi nhớ lịch tiêm viêm não Nhật Bản, đặc biệt mũi tiêm nhắc lại là điều rất quan trọng để trẻ em và người lớn có miễn...

Xem Thêm

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất với người phụ nữ. Sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh nên mọi loại thuốc hay vắc xin đưa vào...

Xem Thêm

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Tiêm vacxin ngừa cúm cho người lớn được xem là phương pháp phòng bệnh cúm mùa hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay, khi đại dịch...

Xem Thêm

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn yếm khí Clostridium tetani gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm...

Xem Thêm

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Nguồn gốc Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược nổi tiếng thế giới AstraZeneca (Vương...

Xem Thêm

Những trường hợp nào không nên tiêm vaccine phòng covid

Vacxin cúm Gc Flu cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể chống lại các chủng cúm mùa, đồng thời còn kích hoạt hệ miễn...

Xem Thêm