Các dạng bài tập chương amin amino axit protein violet năm 2024

Chuyên đề amin amino axit protein violet có đáp án, Chuyên đề Amin-Amino axit-Protein Hóa 12 có đáp án chi tiết được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 11 trang. Các bạn xem và tải chuyên đề amin amino axit protein pdf về ở dưới.

CHUYÊN ĐỀ: AMIN- AMINO AXIT- PROTEIN​

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

    AMIN

    1.Khái niệm

    Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

    Ví dụ :

Amoniac​

Amin ​

Khi thay 1 nguyên tử H trong NH3​

Khi thay 2 nguyên tử H trong NH3​

Khi thay 3 nguyên tử H trong NH3​

NH3​

CH3-NH2 C6H5-NH2 C2H5- NH2​

CH3-NH-CH3 CH3-NH-C2H5​

(CH3)3N (CH3)2NC2H5​

2. Phân loại

+ Phân loại theo đặc điểm cấu tạo gốc hidrocacbon

Amin béo : CH3-NH2, C2H5- NH2, CH3-NH-CH3, CH3-NH-C2H5……..

Amin thơm : C6H5-NH2, CH3C6H4NH2….( C6H5-, - C6H4- chứa vòng benzen)

+ Phân loại theo bậc của amin :

Bậc của amin thường được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N.

Amin bậc I: CH3-NH2, C6H5-NH2, C2H5- NH2,….

Amin bậc II :CH3-NH-CH3, CH3-NH-C2H5,….

Amin bậc III : CH3)3N, (CH3)2NC2H5,….

Vậy :

Các gốc hidrocacbon có thể giống hay khác nhau​

Chú ý : Công thức phân tử tổng quát của một số amin thường gặp :

- Amin: CnH2n + 2 – 2k + z Nz (n

\>

1 và z

\>

1, k≥ 0)

Hoặc: CxHyNz.

- Amin no, đơn chức, mạch hở : CnH2n+3N (n≥ 1)

- Amin không no, 1 nối đôi C=C, đơn chức, mạch hở : CnH2n+1N (n≥ 2)

- Amin no, 2 chức, mạch hở : CnH2n+4N2 (n≥1)

- Amin no, đa chức, mạch hở : CnH2n+2+aNa (n≥1, a≥2)

3. Đồng phân

Đồng phân amin là đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức cho từng loại amin bậc I, bậc II, bậc III.

Ví dụ : Viết các amin có công thức C4H11N.

4. Danh pháp :

Tên gốc - chức

: Tên gốc hidrocacbon + amin

Tên thay thế

: Tên hidrocacbon mạch chính-vị trí nhóm chức- amin(đối với amin bậc I)

ví dụ:

Hợp chất​

Tên gốc - chức​

Tên thay thế​

Tên thường​

CH3NH2MetylaminMetanaminC2H5NH2EtylaminEtanaminCH3CH2CH2 NH2PropylaminPropan - 1 - aminCH3CH(NH2)CH3IsopropylaminPropan - 2 - aminH2N(CH2)6NH2HexametylenđiaminHexan - 1,6 - điaminC6H5NH2PhenylaminBenzenaminAnilinC6H5NHCH3MetylphenylaminN -MetylbenzenaminN -MetylanilinC2H5NHCH3EtylmetylaminN -Metyletanamin

5. Tính chất vật lí

Metylamin, đimetyl amin, trimetylaminvà etylamin là những chất khí, mùi khai khóchịu, tan nhiều trong nước. Anilin là chất lỏng, ít tan trong nước, để lâu trong không khí chuyển màu đen do bị oxi hóa.

Khi phân tử khối tăng thì amin có thể lỏng hay rắn, và khả năng tan trong nước giảm.

Các amin đều độc.

6. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử amin, nguyên tử N còn 1 cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết do vậy amin có tính bazo.

Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hidrocacbon.

7.Tính chất hóa học

a/ Tính chất của chức amin: Các amin đều có tính bazo

+ Khả năng làm đổi màu chất chỉ thị:

Metyl amin, etyl amin, propylamin và một số amin khác khi tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh và phenolphthalein chuyển màu hồng

Anilin không làm đổi màu chất chỉ thị

→Nhận xét: các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin ...có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm hay làm hồng phenolphtalein, có lực bazơ mạnh hơn NH3 nhờ ảnh hưởng của gốc ankyl.

Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch không làm đổi màu quỳ tím cũng như phenolphtalein vì lực bazơ rất yêu, yếu hơn NH3, do ảnh hưởng của gốc phenyl

Như vậy: nhóm ankyl có ảnh hưởng làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm tăng lực bazơ ; nhóm phenyl (C6H5) làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ do đó làm giảm lực bazơ.

Lực bazơ : CnH2n + 1NH2> H – NH2> C6H5 - NH2

+ Phản ứng với axit:

amin đơn chức: RNH2 + HCl → RNH3Cl

amin đa chức: R(NH2)x + xHCl R(NH3Cl)x

chú ý:

( x là số chức amin)

Bảo toàn khối lượng: m. amin+ m.HCl = m. muối

ví dụ: CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl ( metylamoni clorua)

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl ( phenylamoni clorua)

Chú ý: anilin không tan trong nước nhưng tan trong HCl, do vậy ta dùng dung dịch HCl để rửa lọ đựng anilin)

Dùng giấm ăn (CH3COOH) để khử mùi tanh của cá.

Khi thực hiện phản ứng CH3NH2(khí) + HCl(khí)→ CH3NH3Cl thì thấy xuất hiện “khói trắng”.

b/Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin :

nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã có sẵn anilin thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.

:NH2 NH2

Br Br

+ 3Br2¾® + 3HBr

Trắng

Br

2, 4, 6- tribromanilin

Do ảnh hưởng của nhóm NH2 đến vòng benzene, nên phản ứng thể ở nhân thơm của anilin dễ hơn benzene và ưu tiên thế vào 3 vị trí 2(O) và 1(P).

Phản ứng này dùng nhận biết anilin.

c/Phản ứng cháy : Khi đốt cháy hoàn toàn amin cho ra CO2 ; H2O và N2.

+ CnH2n+3N +O2 nCO2 +H2O + N2

+ CnH2n+1N +O2 nCO2 +H2O + N2

+ CxHyNz + O2¾® xCO2 +H2O + N2

Chú ý: ở các phản ứng: ( x là số chức amin)

AMINO AXIT

Khái niệm:Aminoaxit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

CTTQ: (H2N)x−R−(COOH)y (x ≥ 1, y ≥ 1)

Công thức phân tử tổng quát của aminoaxit no, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH: CnH2n+1NO2(n≥1)

Ví dụ: H2N- CH2-COOH , NH2-CH2-CH2-COOH

Đồng phân và danh pháp.

+ Đồng phân

Ví dụ: Viết các amino axit có công thức phân tử C4H9NO2.

+ Danh pháp

-Tên thay thế : axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng

-Tên bán hệ thống : axit + vị trí + amino + tên thường của axit tương ứng

Chú ý: Trong tên bán hệ thống số chỉ vị trí của nhóm NH2 là các chữ cái Hi lạp ( α,β, …) thay cho các số (1,2,..)

-Tên thường:

Dưới đây là tên gọi của một số các α- amino axit thường gặp trong thiên nhiên.

3. Cấu tạo phân tử

Vì trong phân tử amino axit chứa nhóm COOH ( thể hiện tính axit) và nhóm NH2 (thể hiện tính bazơ) nên chúng tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực.

→ Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở đk thường chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.

4. Tính chất hoá học

Các amino axit là những hợp chất lưỡng tính, có tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.

Tính chất lưỡng tính

Các amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh và bazơ mạnh

+ Phản ứng với axit:

Tổng quát: (H2N)x−R−(COOH)y + xHCl → (NH3Cl)x- R- (COOH)y

( x là số nhóm NH2), aa – amino axit.

BTKL: m. amino axit + m. HCl = m. muối.

→ Cứ 1 mol amino axit phản ứng thì khối lượng muối tăng 36,5.x gam so với khối lượng amino axit.

Ví dụ: NH2-CH2-COOH + HCl → NH3Cl- CH2- COOH.

+ Phản ứng với bazơ

Tổng quát: (H2N)x−R−(COOH)y + yNaOH → (NH2)x- R- (COONa)y+ y H2O.

(y là số nhóm COOH)

BTKL: m. amino axit + m. NaOH= m. muối+ m. H2O ( n.NaOH = n. H2O)

→ Cứ 1 mol amino axit phản ứng thì khối lượng muối tăng 22.y gam so với khối lượng amino axit.

Ví dụ: NH2-CH2-COOH + NaOH → NH2- CH2- COONa + H2O.

  1. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit : (H2N)x−R−(COOH)y

    Nếu x = y : dung dịch không làm đổi màu quỳ tím . vd : glyxin , alanin, valin không làm đổi màu quỳ tím.

    Nếu x > y : dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.vd : lysin làm quỳ tím hoá xanh.

    Nếu x< y : dung dịch làm quỳ tím hoá hồng . vd : axit glutamic làm quỳ tím hoá hồng

    Phản ứng riêng của nhóm COOH: phản ứng este hoá

    H2N-CH2-COOH+C2H5OH H2N-CH2-COOC2H5 + H2O

    Thực ra, este hình thành dạng muối ClH3N-CH2-COOC2H5.

    Phản ứng trùng ngưng

    Khi đun nóng, các 𝛆 hoặc 𝛚- amino axittham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime thuộc loại poliamit.

    axit -aminocaproic policaproamit( nilon- 6)

    5. Ứng dụng: Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là cácα- amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

    + Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

    + Các axit 6-aminohexanoic (ε-aminocaproic) và7-aminoheptanoic (ω-aminoenantoic) là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon như nilon-6, nilon-7, …

    PEPTIT VÀ PROTEIN​

PEPTIT

a/ Khái niệm

+ Peptit là những hợp chất hữu cơ có từ 2 đến 50 gốc a - amino axit liên kết với nhau bằng liên kết peptit .

+ Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị a - amino axit.

+ Nhóm –CO-NH- giữa hai đơn vị a - amino axit gọi là nhóm peptit.