Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ, nhưng gót chân lại có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Một khi gót chân bị đau, đời sống, sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể đau gót chân còn liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, việc chủ động tìm hiểu về bệnh, điều trị khi mắc bệnh sớm là điều hết sức cần thiết.

Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

Đau gót chân là gì?

Gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân – cũng là xương lớn nhất trong bàn chân.

Đau gót chân là tình trạng đau gót chân trái hoặc đau gót chân phải, thường xảy ra khi di chuyển nhiều, đứng quá lâu hoặc mang vác vật nặng gây ra,… Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau gót chân không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy, nó có thể liên quan đến một bệnh lý nào đó ở gót chân cần được thăm khám, điều trị sớm.

Nguyên nhân gây đau gót chân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến người bệnh bị đau gót chân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà bạn nên lưu ý để có thể thăm khám, điều trị kịp thời:

Thoái hóa gót chân

Theo thời gian, xương gót chân dần bị thoái hóa, các gai xương mọc ra, đâm vào tổ chức mô xung quanh gây viêm, đau mu bàn chân và đau gót chân.

Viêm gân gót

Viêm gân gót (gân Achilles) là tình trạng gân gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức, từ đó dẫn đến viêm và tổn thương.

Khi bị viêm gân gót, người bệnh sẽ thấy đau dọc ở vùng gân gót hoặc đau tại điểm bám của gân vào xương gót. Vùng gót chân sưng đau, nóng đỏ, sờ thấy nổi cục,… khi làm động tác gấp duỗi bàn chân thì cơn đau sẽ càng tăng lên. Viêm gân gót là tình trạng thường gặp ở người lao động nặng, vận động viên thể thao: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis…

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân, là tình trạng kích ứng và viêm dải mô tạo vòm bàn chân, kết nối xương gót chân với gốc ngón chân.

Một khi bị viêm cân gan chân, người bệnh sẽ thấy đau nhức gót chân dữ dội vào buổi sáng hoặc khi đứng dậy sau một khoảng thời gian ngồi lâu, gan bàn chân sưng bầm. Viêm cân gan chân không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dễ chuyển sang mạn tính, tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi đứng và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, chủ động thăm khám, điều trị sớm khi có dấu hiệu viêm cân gan chân là hết sức cần thiết.

Viêm bao hoạt dịch Achilles

Đây là tình trạng viêm đau và sưng túi Achilles (nằm giữa da và gân Achilles, gắn vào xương gót chân). Một khi bị viêm bao hoạt dịch Achilles, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ hoặc đau rát ở gót chân sau, cảm giác đau tăng lên khi chạm vào, bị chèn ép, cử động khớp; gót chân sưng; da xung quanh khớp bị ảnh hưởng có màu đỏ và cảm giác ấm khi chạm vào.

Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

Viêm bao hoạt dịch Achilles là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân

Viêm tủy xương gót chân

Viêm tủy xương gót chân (nhiễm trùng xương) cũng là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân. Tuy nhiên, cơn đau ở gót chân do viêm tủy xương thường không nặng lên hay bớt đi như cơn đau do các nguyên nhân khác. Ngoài đau gót chân, một số người bệnh cũng có thể bị sốt, gót chân sưng đỏ, loét gót chân khi bị viêm tủy xương gót chân.

Gai xương gót

Gai xương gót là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài, dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau gót chân vì nhiều người đau gót chân mà không có gai xương, ngược lại nhiều người có gai xương nhưng lại không đau gót.

Teo lớp đệm chân

Ở người lớn tuổi, lớp mỡ đệm ở gót chân có thể bị teo, rách hoặc mỏng đi do chấn thương. Khi lớp đệm chân bị teo, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở giữa gót chân, cơn đau thường nặng khi thực hiện các hoạt động dồn trọng lực vào chân. Teo lớp đệm chân có thể ảnh hưởng đến cả hai chân, gây đau gót chân trái và phải.

Bệnh Sever

Bệnh Sever hay còn gọi là viêm xương sụn vô khuẩn gót chân, là tình trạng sưng và kích thích sụn tiến hợp tăng trưởng ở gót chân, từ đó gây đau ở gót chân. Bệnh Sever nếu được kiểm soát hiệu quả sẽ biến mất trong vòng vài tháng mà không gây ra bất cứ vấn đề gì lâu dài.

Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân là tình trạng rối loạn thần kinh chày sau của ống cổ chân do áp lực lặp lại nhiều lần ở đây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân phổ biến hiện nay. Khi bị hội chứng ống cổ chân, ngoài cảm giác đau ở gót chân, đôi khi lan đến lòng bàn chân và các ngón chân, người bệnh còn có cảm giác tê, châm chích ở chân.

Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

Hội chứng ống cổ chân là một trong những nguyên nhân gây đau gót chân

Bong gân và căng cơ

Bong gân và căng cơ thường xảy ra khi người bệnh hoạt động thể chất quá mức dẫn đến chấn thương chân, gây đau nhức gót chân mỗi sáng hoặc khi có chuyển động cơ thể.

Gãy xương gót chân

Khi phần gót chân bị tác động đột ngột bởi một lực mạnh: tai nạn, va đập với vật nặng,… xương không chịu nổi áp lực dẫn đến nứt vỡ hoặc gãy, gây đau nhức dữ dội ở bàn chân và gót chân. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mang giày cao gót

Mang giày cao gót quá cao không chỉ khiến chân nhức mỏi mà nó còn ảnh hưởng đến gân gót chân. Khi bạn mang giày cao, phía trước bàn chân sẽ chúi xuống do gót giày, gân Achilles sẽ bị co lên. Giày có gót càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén, tình trạng đau nhức gót chân cũng sẽ theo đó tăng lên.

Triệu chứng đau gót chân phổ biến

Tùy thuộc vào nguyên nhân đau gót chân mà người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng đau gót chân tương ứng. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh có thể cảm thấy:

  • Đau ở dưới gót chân hoặc ngay sau gót chân.
  • Mức độ đau có thể tăng dần dần từ nhẹ đến nghiêm trọng hoặc đau dữ dội nếu có chấn thương.
  • Vị trí đau không giới hạn một chỗ, có thể lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân.
  • Chân sưng, đỏ, nóng rát, khó cử động gập bàn chân xuống hoặc đứng nhón chân.
  • Một số người bệnh có thể cảm thấy đau buốt khi đứng quá lâu, đau khi đứng dậy và bước đi hoặc sau khi ngồi hoặc nằm xuống.
  • Khó đi lại bình thường khi cơn đau tăng nặng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau gót chân

Hiện tượng đau gót chân hết sức phổ biến, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi, nhưng những đối tượng dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ đau gót chân cao hơn hẳn:

  • Người có bàn chân phẳng hoặc bàn chân có vòm cao bất thường do di truyền
  • Người thừa cân, béo phì có thể làm tăng sức ép cho xương và cơ của bàn chân.
  • Vận động viên thể thao bóng đá, điền kinh, cầu lông,…
  • Mang vác vật nặng, đứng làm việc trong thời gian dài trên bề mặt cứng.
  • Có tiền sử chấn thương ở chân.
  • Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót.

Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

Thường xuyên mang giày cao gót quá cao có thể làm tăng nguy cơ đau gót chân

Cách trị đau gót chân tại nhà

Khi xuất hiện các triệu chứng đau gót chân không quá nghiêm trọng, trong giới hạn chịu được, người bệnh có thể áp dụng cách trị đau gót chân tại nhà giảm bớt sự khó chịu như:

  • Dừng các hoạt động thể chất gây căng thẳng cho bàn chân để chân được nghỉ ngơi. Kết hợp chườm đá vào cùng gót chân đau 10 – 15 phút, 2 lần vào ban ngày và nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối.
  • Không đi chân đất, mang giày đúng kích cỡ và không quá cao, chọn giày đế thấp mềm. Sử dụng miếng lót giày hoặc giày chỉnh hình cung cấp hỗ trợ vòm và phân bổ trọng lượng hợp lý trên bàn chân.
  • Thực hiện các bài tập duỗi cơ cẳng chân để giúp giảm tình trạng đau gót chân mỗi sáng.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn trong vài ngày, nếu không hết phải đi khám.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi bạn bị đau gót chân kéo dài liên tục trong nhiều ngày, không có dấu hiệu suy giảm, cơn đau có thể xuất hiện ngay khi bạn ngồi hoặc nằm, gót chân sưng to, da xung quanh nóng đỏ… mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà để giảm đau. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức gót chân, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Cách phòng ngừa đau gót chân

Khi bị gót chân bị đau, ngoài cảm giác khó chịu, người bệnh còn gặp nhiều hạn chế khi vận động, chất lượng đời sống cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Do đó, chủ động phòng ngừa đau gót chân là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều thiết thực nhất mà bạn nên làm để tránh chấn thương gót chân:

  • Mang giày vừa chân, có độ cao vừa phải, phù hợp với hoạt động thể chất để tránh tác động căng thẳng lên gót chân.
  • Trước khi vận động, luyện tập thể thao nên khởi động cơ trước và giữ nhịp độ luyện tập phù hợp.
  • Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt hoặc đau nhức cơ bắp.
  • Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên bàn chân và gót chân.
  • Ngâm chân với nước ấm, kèm theo massage chân 5 phút mỗi ngày để giúp chân thư giãn sau một ngày làm việc.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Hạn chế các loại thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt hỗ trợ hệ xương khớp toàn thân chắc khỏe

Theo các chuyên gia đầu ngành xương khớp, để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp nói chung, đau gót chân nói riêng, bên cạnh thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, chúng ta cần chủ động bổ sung những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ chăm sóc hệ xương khớp từ bên trong như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide thủy phân, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root… Đây là những tinh chất thiên nhiên quý có trong sản phẩm chăm sóc xương khớp đến từ Mỹ – JEX thế hệ mới.

Những dưỡng chất trong sản phẩm chính là nguồn nguyên liệu thiết yếu, hỗ trợ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền) như Collagen và Aggrecan để tái tạo sụn và xương dưới sụn, tăng cường chất lượng dịch khớp. Từ đó, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe. Đồng thời, hỗ trợ giảm đau xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp, làm chậm thoái hóa khớp bằng cách ngăn chặn sản sinh các tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp, làm giảm các yếu tố tiền viêm… Nhờ đó giúp hệ xương khớp toàn thân chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt.

Xem chi tiết tại: https://jex.com.vn

Nhức gót chân phải là bệnh gì năm 2024

JEX thế hệ mới – Giải pháp hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe xương khớp hiệu quả nhất hiện nay

Hy vọng qua toàn bộ những thông tin chia sẻ về đau gót chân ở trên, bạn sẽ có được những lời khuyên hữu ích. Đừng quên gót chân là bộ phận góp phần nâng đỡ cả cơ thể, một khi gót chân xảy ra vấn đề đời sống, công việc sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị bệnh sớm khi có dấu hiệu đau nhức.

Viêm cân gan chân bao lâu thì khỏi?

Đa số bệnh nhân mắc phải viêm cân gan chân đều có thể cải thiện tại nhà thông qua các bài tập vật lý trị liệu kết hợp chế độ kiêng cữ đúng và điều trị y tế. Thời gian có thể mất từ 2 tháng hoặc lên đến vài năm cho việc điều trị căn bệnh này.nullViêm cân gan chân bao lâu thì khỏi? - Nhà thuốc FPT Long Châunhathuoclongchau.com.vn › viem-can-gan-chan-bao-lau-thi-khoi-56652null

Đau gót chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau gót chân có thể là biểu hiện bệnh viêm khớp phản ứng. Đây là một dạng viêm khớp gây đau đớn do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương trầm trọng liên quan hệ thống vận động.nullĐau gót chân là bệnh gì và đâu là cách điều trị hiệu quả? | ACCacc.vn › Tin tứcnull

Dùng nhiều đau gót chân phải làm sao?

Khắc phục tình trạng đau gót chân tại nhà.

Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tránh chạy hoặc đứng trong thời gian dài, đi bộ trên bề mặt cứng và bất kỳ hoạt động nào có thể làm căng cơ gót chân..

Chườm đá. ... .

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn. ... .

Mang giày đúng kích cỡ, có đệm lót chân. ... .

Các bài tập duỗi cơ cẳng chân..

Đau gót chân ngắm gì?

Bạn có thể ngâm chân trong nước muối Epsom ấm để giảm đau gót chân. Muối Epsom có chứa magnesium sulfate, một chất có tác dụng giảm đau và làm giảm viêm. Thêm 1 - 2 tách muối Epsom vào nước ấm và ngâm chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày để giảm đau gót chân.nullTop 8 cách chữa đau gót chân dân gian hiệu quảnhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › top-8-cach-chua-dau-got-chan-dan-...null