Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024

Việc một người luôn cố gắng với công việc, mục tiêu đang theo đuổi mặc dù có rất nhiều thử thách, chông gai được gọi là kiên trì. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì hành động ấy lại bị gọi là cố chấp. Sự khác nhau giữa hai tính cách này là gì? Thực ra ranh giới giữa chúng rất mong manh, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra sự khác nhau giữa kiên trì và cố chấp.

Nhìn lại khái niệm

Kiên trì và cố chấp là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên nhiều người lại thường xuyên nhầm lẫn giữa 2 tính cách, đặc điểm này. Cùng tìm hiểu hai khái niệm quan trọng này dưới đây.

Kiên trì là gì?

Kiên trì là luôn giữ vững định hướng, không dễ dàng thay đổi ý kiến của mình theo lời nói và hành động của người khác, là nỗ lực liên tục để làm hoặc đạt được điều gì đó bất chấp nghịch cảnh, thất bại hoặc khó khăn.

Đây có thể được xem là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp làm nên thành công của mỗi người.

Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024
Kiên trì

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Nhắc đến Bắc là nhắc đến tấm gương một người con kiên trì, hết lòng yêu nước. Quyết tâm rời quê hương khi đang còn rất trẻ, dù có khó khăn và thử thách nhưng Bác vẫn kiên trì trên con đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác Hồ đã tìm thấy con đường để đưa nước nhà thoát khỏi ách đô hộ.

Cố chấp là gì?

Cố chấp là khăng khăng giữ ý kiến của mình một cách cứng nhắc, không chịu thay đổi hoặc một người hay để ý đến những sơ suất của người khác đến mức có định kiến. Hành động cố chấp thường được mọi người nhìn nhận với thái độ không mấy tích cực, thậm chí gây bất bình cho những người xung quanh.

Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024
Cố chấp

Một ví dụ về sự cố chấp trong môi trường công sở, một người đồng nghiệp đã từng có kinh nghiệm về chủ đề mà người bạn đang làm báo cáo, cô ấy góp ý về bản phương án của bạn mình và khuyên anh ta nên sửa lại một số vấn đề bởi chưa được chính xác. Tuy nhiên, người bạn không nghe và còn tỏ ra tự ái, giận dữ vì nghĩ mình bị coi thường. Kết quả bản phương án đúng là có vấn đề và cần phải sửa lại như lời cô gái nói.

Xem thêm: 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã

Điểm chung giữa kiên trì và cố chấp – một ranh giới mỏng manh!

Sở dĩ mọi người hay bị nhầm lẫn giữa kiên trì và cố chấp bởi cả 2 định nghĩa đều có điểm chung giống nhau đó là đều cố gắng đạt được một mục đích đã đề ra và không bỏ cuộc.

Trên con đường dẫn đến kết quả mong muốn sẽ có vô vàn những điều khó khăn khiến ta chùn bước, cả kiên trì và cố chấp đều nói đến những người không bỏ cuộc.

Mang ý nghĩa tương tự như nhau, ranh giới giữa kiên trì và cố chấp tưởng chừng rất mong manh. Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa 2 trạng thái này là gì? Đó chính là kết quả. Kiên trì mang đến những kết quả tốt đẹp, là sự hạnh phúc được đền đáp sau những khó khăn đã qua. Còn cố chấp chỉ mang lại những điều đau khổ, sự bi ai đến đáng thương. Hãy cùng phân biệt rõ hơn về bản chất của kiên trì và cố chấp thông qua những quan điểm sau đây.

Cố chấp khiến ta mắc kẹt – Kiên trì khiến ta tiến bước

Trong hoàn cảnh khó khăn, nếu bạn kiên trì, bạn rất quyết tâm để đạt được mục tiêu đã đề ra và sẵn sàng thay đổi để phù hợp và tiến gần hơn tới mục tiêu đó. Chính sự thay đổi này đã mở ra cho bạn một cánh cửa mới, giúp bạn thoát ra khỏi sự bế tắc và tiếp thêm động lực để tiến bước về phía trước.

Mặt khác, cố chấp là khi bạn khăng khăng cách làm của mình là tốt nhất, không chấp nhận những luồng ý kiến khác hay sự khuyên nhủ của bất kỳ ai. Thậm chí có những sự lựa chọn khác mang đến khả năng thành công cao hơn nhưng bạn vẫn không sẵn sàng thay đổi quyết định.

Xem thêm: 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận

Kiên trì là cái nhìn dài hạn, rõ ràng – Cố chấp khi thiếu cái nhìn “toàn cảnh”

Sự khác biệt thứ hai chính là về cái nhìn toàn diện. Những người kiên trì biết rõ mục tiêu cuối cùng là gì, họ luôn ghi nhớ và không bao giờ để bị phân tâm. Điều này khiến cho bạn không bị sao nhãng bởi các mục tiêu khác và giúp bạn nhận ra những cơ hội, bước phát triển mới khi nó đến gần.

Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024
Kiên trì là luôn giữ vững mục tiêu của mình, quyết tâm tìm cách đến được mục tiêu đó nhanh nhất có thể

Đối với những người cố chấp, họ thiếu cái nhìn tổng quát nên dễ vấp phải tình trạng coi mục tiêu trung gian là mục tiêu cuối cùng. Họ quên đi mục tiêu thực sự, thay vào đó lại theo đuổi những mục tiêu thay thế.

Kiên trì là sáng suốt, “chậm lại” suy ngẫm khi cần – Cố chấp là khăng khăng bước trên đau khổ và sai lầm

Khi kiên trì, bạn nhận ra không phải lúc nào cũng sẽ suôn sẻ và tràn ngập ánh sáng cầu vồng, đôi khi sẽ có những lúc cần phải dừng lại để suy ngẫm và lắng nghe khi có vấn đề xảy ra. Đôi lúc sẽ có những sự mệt mỏi, sự bế tắc và thay đổi nhưng rồi bạn sẽ lại quay lại và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Sự kiên trì được thúc đẩy bởi niềm vui, thách thức được coi là động lực để bạn đi nhanh hơn nữa và nỗ lực hơn nữa.

Trong khi ấy cố chấp lại thể hiện sự đau khổ và chấp niệm liên tục ập đến do bạn vẫn khăng khăng không chịu thay đổi, vẫn cứ quyết tâm đi vào các vết xe đổ mặc dù dường như có thể nhìn thấy chắc chắn kết quả thất bại. Người cố chấp thể hiện sự non nớt về tinh thần, tính trẻ con trong cả suy nghĩ và hành động.

Kiên trì xuất phát từ ý chí mạnh mẽ – Cố chấp thì không

Tiêu chí so sánh cuối cùng để phân biệt kiên trì và cố chấp dựa vào ý chí. Những người kiên trì có ý chí quyết tâm cao, tất cả vì mục tiêu đang còn ở phía trước, họ không sợ thử thách, không sợ thất bại, không sợ thời gian có lấu bao nhiêu đi chăng nữa, tất cả đều không là gì so với động lực to lớn mà họ mang theo cho đến khi kết thúc chặng đường đặt ra.

Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024
Kiên trì và cố chấp khác nhau ở ý chí

Người cố chấp cũng quyết tâm đạt được mục tiêu nhưng lý do đến từ việc họ quá tự tin và sợ thất bại. Những cách làm trong quá khứ đôi khi không còn phù hợp với tình hình hiện tại, thế giới đang ngày càng phát triển hơn, nếu cứ cố chấp không chịu thay đổi sẽ bị lạc hậu và thất bại liên tục.

Xem thêm: 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh

Kết luận!

Ranh giới giữa kiên trì và cố chấp thật sự rất mong mạnh, cùng tiến về một điểm đích nhưng cách làm và suy nghĩ khác nhau lại mang đến kết quả khác khác nhau. Hãy ghi nhớ đích đến cuối cùng, tiếp tục tiến về phía đó nhưng sẵn sàng đi một con đường mới nếu cần thiết. Đừng sợ khó khăn, nếu rào cản lớn bạn có thể đi chậm lại, suy ngẫm về những điều đã xảy ra, những mục tiêu đang còn dang dở và cố gắng đánh giá khách quan tình hình hiện tại, sau đó lựa chọn con đường thích hợp và tiếp tục đi về phía trước.

Trẻ em khi còn nhỏ cũng nên được ba mẹ cho tham gia vào những khóa học kỹ năng để phát triển bản thân cũng như hiểu và rèn luyện tính kiên trì. Khoá học KidUP của trung tâm giáo dục UPO là một cái tên đáng chú ý. UPO là nơi tạo ra một môi trường để phát triển tư duy cho trẻ, giúp bé học hỏi nhiều kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm: kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, cũng như xây dựng kỹ năng sống cho trẻ quản lý cảm xúc,… và trên hết là xây dựng sự kiên trì đạt được mục tiêu Đây sẽ là một sân chơi hoàn hảo dành cho các bé từ 6 – 16 tuổi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về khóa học theo đường dẫn dưới đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Cố chấp trong tình yêu là gì năm 2024

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Cố chấp nghĩa là gì?

Cố chấp, nói một cách nôm na là: một mực giữ nguyên suy nghĩ, ý kiến của mình theo những quan niệm cứng nhắc sẵn có, luôn ghim giữ mãi những sai sót của người khác đến mức có… định kiến. Cụ thể ở đây là định kiến với người góp ý kiến cho mình một cách cứng nhắc, máy móc và mù quáng.

Tại sao con người lại cố chấp?

Vì khả năng nhận thức hạn hẹp, quan điểm cá nhân bảo thủ, đơn nhất, thiếu óc phán đoán nên họ tỏ ra cố chấp, và vì tính cố chấp này mà họ không chịu học tập, không chịu lắng nghe ý kiến ​​của người khác, cứ như vậy, con đường hoàn thiện bản thân sẽ bị trì trệ, rồi dần dần cứ đi theo một vòng luẩn quẩn.

Cố chấp và bảo thủ là gì?

Người cố chấp một mực làm theo ý mình và bắt buộc người khác cũng phải tuân thủ, không cần biết đúng sai ra sao, một phần do họ thiếu khả năng phán đoán. Người Bảo thủ cũng áp đặt người khác nhưng chí ít những điều đó tuy có cũ kỹ, lỗi thời nhưng cũng là những điều chuẩn mực trong quá khứ.

Kiên trì khắc cố chấp như thế nào?

Sự khác nhau về bản chất của kiên trì và cố chấp Vậy sự khác biệt lớn nhất giữa 2 trạng thái này là gì? Đó chính là kết quả. Kiên trì mang đến những kết quả tốt đẹp, là sự hạnh phúc được đền đáp sau những khó khăn đã qua. Còn cố chấp chỉ mang lại những điều đau khổ, sự bi ai đến đáng thương.