Trình độ cao cấp lý luận chính trị là gì năm 2024

- Người có bằng đại học chính trị, đại học chuyên ngành Mác-Lênin (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Lịch sử Đảng), đại học chuyên ngành tư tưởng - văn hóa, đại học chuyên ngành tổ chức.

- Người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo cán bộ cấp chiến thuật - chiến dịch nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, Quản lý - Chỉ huy quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị - Quân sự, Học viện Lục quân, Học viện Khoa học quân sự).

- Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Đối tượng được công nhận có trình độ trung cấp lý luận chính trị là:

- Người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng của các trường thuộc chuyên ngành Kinh tế - Quản trị, kinh doanh, Khoa học Xã hội và Nhân văn ở trong nước.

- Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình trung học chính trị tại các trường chính trị tỉnh, thành và ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

- Người đã tốt nghiệp hoặc đã học xong chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cơ sở tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Người tốt nghiệp hệ dài hạn (từ 2 năm trở lên) không phải chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tại các phân hiệu Nguyễn Ái Quốc và các trường Đảng khu vực (trước đây) và phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, phân viện Báo chí và Tuyên truyền.

- Người tốt nghiệp các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (phó tiến sĩ và tiến sĩ cũ) ở trong nước và ở các nước XHCN.

- Người có bằng thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, chuyên ngành Kinh tế - Quản trị, kinh doanh ở trong nước.

- Người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, Quản lý - Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật - chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.

3. Đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị gồm:

- Người đã tốt nghiệp các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường hợp được quy định ở Điểm 2), những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, công an.

- Người đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, công an.

Việc xác định trình độ lý luận chính trị được áp dụng chung cho cả nước, ở các hệ thống đào tạo (hệ thống trường Đảng, hệ thống trường nhà nước, trường lực lượng vũ trang, trường các đoàn thể). Như vậy ,căn vào quy định này thì bằng tốt nghiệp lớp đại học tại chức chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước của bạn tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam không có giá trị tương đương với bằng trung cấp lý luận chính trị, để xác định trình độ lý luận chính trị của mình thì Quy định số 256-QĐ/TW thì các trường hợp đã tốt nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học, nếu có nhu cầu xác định trình độ Lý luận chính trị thì phải làm thủ tục để các cơ sở đào tạo Lý luận chính trị cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;

Việc đào tạo lý luận chính trị nhằm nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ.

Từ đó có thể hiểu, lý luận chính trị là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấp trong việc giành và giữ chính quyền; thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối với quyền lực Nhà nước trong xã hội có giai cấp.

Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhân loại, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn qua nhiều thế hệ.

Trình độ lý luận chính trị

Theo Quy định 57-QĐ/TW năm 2022, trình độ lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp, trong đó:

- Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở;

Việc đào tạo nhằm trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

- Trung cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở;

Việc đào tạo lý luận chính trị nhằm trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.

- Cao cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trung và cao cấp;

Việc đào tạo lý luận chính trị nhằm trang bị cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao tầm nhìn, tư duy chiến lược; nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.

Xem thêm: Đối tượng được học cao cấp, trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị

Đảng viên học lý luận chính trị để làm gì?

Tại Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 đã xác định rõ: Học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tại Quy định 54-QĐ/TW năm 1999, chương trình học tập lý luận chính trị bắt buộc của đảng viên bao gồm :

1- Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.

Đảng viên chính thức tuỳ theo yêu cầu trách nhiệm và trình độ lý luận chính trị đã được đào tạo để lựa chọn chương trình học tập phù hợp, cụ thể như sau :

- Đảng viên ở cơ sở học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Đảng viên là cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành.

Đối với cán bộ, công chức chưa phải là đảng viên, việc học tập lý luận chính trị thực hiện theo quy định của pháp luật về công chức.

Đảng viên là người dân tộc thiểu số và đảng viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hoá thấp, học chương trình lý luận chính trị sơ cấp được biên soạn riêng.

- Đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này theo sự chỉ đạo của các đảng uỷ khối nơi sinh hoạt.

- Đảng viên trong các lực lượng vũ trang học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này, theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương.

- Đảng viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia học tập các nghị quyết của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú được cấp uỷ định kỳ thông báo tình hình thời sự, chính sách trong nước và thế giới.

- Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng học các chương trình lý luận chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội... phù hợp với yêu cầu công tác.

- Đảng viên có trình độ lý luận cao cấp, đại học chính trị trở lên có kế hoạch tự học theo hướng dẫn của cơ quan phụ trách.

2- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chương trình trung học chính trị tại trường chính trị tỉnh, thành phố.

3- Đảng viên là bí thư chi bộ và đảng uỷ viên, chi uỷ viên cơ sở học chương trình lý luận chính trị, nghiệp vụ quy định cho cấp uỷ cơ sở tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.

4- Đảng viên là công chức ngạch chuyên viên, là chuyên viên chính phải học xong chương trình trung cấp về lý luận chính trị, chuyên viên cao cấp phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp.

5- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, quận và cán bộ lãnh đạo một số ban, ngành cấp tỉnh, một số doanh nghiệp.... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Phân viện thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

6- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành Trung ương, uỷ viên thường vụ các đoàn thể Trung ương, ban giám đốc các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của nhà nước... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

7- Tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải học tập quán triệt các nghị quyết của Đại hội Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương thông qua các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị do Bộ Chính trị quy định cụ thể cho từng năm.

8- Thống nhất tên gọi các cấp chương trình lý luận chính trị được sử dụng trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng là : sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung học chính trị), cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị).

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Thế nào là trình độ sơ cấp lý luận chính trị?

Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Học cao cấp lý luận chính trị trong bao lâu?

Nội dung khóa học Chương trình đào tạo không tập trung kéo dài 18 tháng với 4 khối kiến thức chính, gồm Chủ nghĩa Marx–Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, các vấn đề khoa học chính trị và lãnh đạo thực tế, các chuyên đề đặc thù và bổ trợ.

Lớp trung cấp lý luận chính trị hệ không tập trung học bao lâu?

Hình thức và thời gian đào tạo 1. Đào tạo tập trung thực hiện 6 tháng. 2. Đào tạo không tập trung thực hiện ít nhất 12 tháng nhưng không quá 18 tháng.

Trình độ chính là gì?

Trình độ chính trị hay còn gọi là trình độ lý luận chính trị được hiểu là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiểu biết, kiến thức và nhận thức về mặt lý luận chính trị của một cá nhân.