Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp năm 2024

© BẢN QUYỀN THUỘC HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM

Cơ quan thường trực: Tầng 5, số 141 Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

ĐT: (84) – 4 – 39428106 – Fax: (84) – 4 – 39422601

Email : [email protected] - [email protected]

(TBTCVN) - Theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính công bố, một số quy định về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung.

Tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng doanh nghiệp năm 2024

Việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhà nước cụ thể sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong đó, một số tiêu chí về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp đã được sửa đổi theo hướng “rộng tay” hơn.

Nới quy định về xếp loại Doanh Nghiệp hạng A

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (DN), giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và DN có vốn nhà nước.

Theo dự thảo này, một số quy định được sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ một số vướng mắc, tạo thuận lợi cho việc thực hiện giám sát DN, cũng như cụ thể hóa và điều chỉnh phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Cụ thể, về đánh giá hiệu quả và xếp loại DNNN, dự thảo Thông tư sửa đổi “tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý DN thực hiện theo quy định của Chính phủ”, thay vì của Bộ Nội vụ như tại Thông tư 200.

Về tiêu chí xếp loại DN, tiêu chí về “tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành” được sửa đổi là: DN không vi phạm hoặc vi phạm hành chính 1 lần đối với cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực đã nêu tại Thông tư này (đơn vị phụ thuộc khác nhau thuộc một tổ chức kinh tế cùng bị xử phạt hành chính đối với một hành vi vi phạm thì tính là 1 lần vi phạm) trong năm tài chính thì DN được xếp loại A. Theo Thông tư 200, chỉ DN không vi phạm quy định lần nào mới được xếp loại A.

Trong khi đó, nếu DN vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì xếp loại C: Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại DN, báo cáo tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu/cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản từ 3 lần trở lên (thay vì từ 2 lần trở lên như Thông tư 200). DN vi phạm hành chính về cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực đã nêu tại Thông tư này từ 3 lần trở lên hoặc vi phạm đến mức truy cứu xử lý hình sự trong năm tài chính thực hiện việc đánh giá xếp loại DN; Người quản lý điều hành DN có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong những lĩnh vực đã nêu tại Thông tư này trong quá trình thực thi nhiệm vụ của DN đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng sẽ bị xếp loại C. Thời điểm xác định người quản lý điều hành DN có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của DN đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm khởi tố bị can lần đầu của cơ quan có thẩm quyền.

Các DN không thuộc trường hợp xếp loại A hoặc C thì xếp loại B. Như vậy, với việc sửa đổi này, DN được xếp loại A sẽ nhiều hơn và DN bị xếp loại C sẽ ít hơn.

Thêm tiêu chí “hoàn thành xuất sắc” cho người quản lý doanh nghiệp

Tương tự, tiêu chí về xếp loại người quản lý DN được bổ sung thêm mục xếp loại “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Theo đó, người quản lý DN được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi: Hoàn thành từ 100% trở lên các tiêu chí đánh giá kết quả của người quản lý DN theo quy định tại Nghị định số 159/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có); đạt hoặc vượt chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; đối với DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì phải hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn quy định; DN xếp loại A.

Người quản lý DN được xếp loại “hoàn thành tốt nhiệm vụ” khi: Hoàn thành từ 90% trở lên các tiêu chí đánh giá kết quả của người quản lý DN theo Nghị định số 159 và các văn bản sửa đổi, bổ sung; hoàn thành từ 90% trở lên chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu; đối với DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: hoàn thành từ 90% trở lên kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định; DN xếp loại A.

Theo Thông tư 200, người quản lý được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ khi hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu nêu trên.

Còn lại, để được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, người quản lý DN phải: Hoàn thành từ 70% đến dưới 90% trở lên các tiêu chí đánh giá theo Nghị định số 159; Hoàn thành từ 70% đến dưới 90% trở lên chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Đối với DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì hoàn thành từ 70% đến dưới 90% trở lên kế hoạch về sản lượng hoặc chất lượng sản phẩm, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn quy định; DN xếp loại B. Các trường hợp còn lại sẽ là không hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Thông tư 200, người quản lý DN hoàn thành dưới 90% các chỉ tiêu trên cũng có thể được coi là không hoàn thành nhiệm vụ.

Chuyển từ phân loại sang đánh giá xếp loại doanh nghiệp

Về giám sát tài chính với doanh nghiệp nhà nước, thông tư bổ sung yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo kết quả giám sát tài chính theo biểu mẫu ban hành kèm theo.

Bên cạnh đó, bãi bỏ một số nội dung quy định tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC về bổ sung báo cáo tài chính của công ty con, công ty liên kết; bỏ quy định phân loại doanh nghiệp để thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp; thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”; thay thế cụm từ “sản phẩm, dịch vụ công ích” bằng cụm từ “sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công”…