Thất bại phải làm sao

Học cách khích lệ bản thân

Khi gặp những thất bại, có thể bạn sẽ rất buồn, nhưng chỉ buồn thôi nhé, đừng nản lòng mà hãy biết cách tự mình khích lệ mình để vượt qua.“Mỗi khi bị điểm kém, hoặc đạt kết quả không ưng ý trong học tập, tớ luôn tự động viên mình hãy cố gắng lên. Và cứ thế, mỗi ngày cố gắng thêm một chút, tớ có thể hoàn thiện mình tốt hơn.” – Tuấn (19t) cậu bạn có thành tích học tập siêu khủng ở THPT và giờ đã là tân sinh viên của FTU đã tâm sự với chúng tớ.

Mỗi lần vấp ngã là một lần bớt "dại", vì "ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần", phải không? Khi bạn đã có thể nói được điều đó thì cũng có nghĩa là bạn đã có thể thắng được cảm giác thất bại mà vươn lên. Không có ai hoàn hảo một cách tuyệt đối để không bao giờ nếm trải cảm giác thất bại, hãy nhìn đến những con người nổi tiếng trên thế giới, như nhà bác học lừng danh Einstein đã phải vượt qua rất nhiều thất bại để chứng minh cho công thức nổi tiếng sau này của mình, cô J.K.Rowling đã từng bị 11 nhà xuất bản từ chối khi cô muốn họ phát hành quyển sách “Harry Potter và Hòn đá phù thủy”... Hãy học tập những tấm gương đó và tự khích lệ bản thân teen nhé. Không ngừng nỗ lực thì bất kì khó khăn nào bạn cũng có thể vượt qua.

Sửa chữa những sai lầm

Khi những thất bại đến, tâm lí chung của chúng ta đó là buông xuôi, nhưng thực ra thất bại không đáng sợ, đáng sợ nhất là sự thỏa hiệp với thất bại. Bạn sẽ tự hài lòng với việc quên đi nó và không tiếp tục cố gắng nữa. Những mục tiêu bạn đề ra rồi sẽ đi vào lãng quên. Vậy tại sao chúng ta không vượt qua nó?” – cô bạn Lan Trinh (17t) quả quyết.Hãy tìm ra những nguyên nhân thất bại của mình, đặt ra câu hỏi “Tại sao?” và nhìn lại bản thân mình trước, vì có thể nó sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn.Thất bại là động lực để chúng ta sửa chữa sai lầm, đừng vòng vo đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện, những lí do khách quan "không thể nói rõ được", mà bạn phải thành thật với chính bản thân, đối mặt và dũng cảm nhận ra những sai lầm của mình.

Thất bại, sai lầm ở đâu, chúng ta sẽ sửa chữa sai lầm ở đó. Quan trọng nhất là lòng quyết tâm, vượt qua bản thân, vượt qua dư luận xã hội. Giống như có một người bạn của tớ đã nói rằng: cuộc đời chỉ sống được một lần, hãy sống tốt và sao cho đừng lặp lại một sai lầm nào đó của mình.

Thất bại phải làm sao

Tìm sự đồng cảm từ những người xung quanh

Mỗi khi gặp những thất bại trong cuộc sống, tớ luôn tìm về gia đình, ba mẹ, anh chị, bạn bè - những người luôn cho tớ những lời khuyên có ích. Tớ hay tâm sự với họ những vướng mắc của tớ và cùng họ tìm cách giải quyết, nhờ những người thân yêu ấy bên cạnh mà tớ biết sau những sai lầm, thất bại tớ không bao giờ đơn độc.” – tâm sự của Kiên (19t) cậu bạn đã thi đỗ ĐH lần 2 năm nay.

Trong cuộc sống, ai cũng cần ít nhất một điểm tựa, điểm tựa đó là niềm tin, sự kì vọng, mục đích, tình yêu… Một điểm tựa vững chắc sẽ giúp ta đối đầu với thử thách, gian nan. Là giọng nói thân thương của mẹ là điểm tựa để ta biết rằng mình cần phải cố gắng hơn nữa, là một cái vỗ vai của ba cho ta chập chững bước những bước đi đầu đời, một lời động viên, an ủi của bạn là điểm tựa cho ta quên cả muộn phiền… Hãy tìm về bên họ khi ta muốn chia sẻ, bạn ạ.

Thất bại chỉ là “sóng gió” nhỏ trong cuộc đời, vì thế hãy vững vàng đi qua những thất bại, teen nhé!

Đa phần chúng ta đều hiểu thất bại là một phần trong cuộc sống, hay tất cả những người thành công ngoài kia cũng trải qua không ít cay đắng. Chúng ta tự nhủ thất bại là những bài học, những cơ hội trưởng thành

Nhưng trải qua thất bại thì không bao giờ dễ dàng như thế.

Mỗi lần thất bại là một lần đau đớn, dằn vặt bởi vô số cảm xúc. Đó là chưa kể đến hậu quả của việc thất bại – những mất mát về vật chất cũng như tinh thần. Và có những thất bại bạn không bao giờ có cơ hội sửa sai.

Vậy làm thế nào để chúng ta vượt qua những thất bại của mình?

1. Đừng ngăn cảm xúc lại

Khi bạn đầu tư tâm huyết, thời gian, và cuối cùng sự không thành, thì đau đớn là tất yếu. Nếu cảm thấy tức giận hãy cứ gào thét, thấy buồn cứ khóc, thấy tuyệt vọng cứ chia sẻ ra – miễn đúng nơi đúng lúc và đúng chỗ.

Để thu được bài học từ thất bại của mình, bạn phải lọc các cảm xúc ra khỏi thất bại ấy. Khoa học đã chứng minh càng dồn nén cảm xúc tiêu cực thì chúng càng mãnh liệt. Chấp nhận những cảm xúc ấy là cách tốt nhất để lọc chúng ra.

Sau khi cảm xúc đã lắng xuống và ta có thể bình tĩnh lại, hãy ngồi xuống và mổ xẻ vấn đề:

– Liệu đâu là những nguyên do khiến mình thất bại? Do mình chưa đủ nỗ lực, hay nỗ lực chưa hiệu quả? – Kiến thức mình còn thiếu ở đâu? – Mình phạm sai lầm ở những quyết định nào?– Làm thế nào để lần sau sớm nhận ra sai lầm và không lặp lại? – Nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến ra sao, và mình xử lý các nhân tố ngoại cảnh đó đã hợp lý chưa?

– Đâu là chỗ mình cải thiện được, và làm sao để cải thiện chúng?

3. Chia sẻ với người khác về thất bại

Rất khó để chúng ta tự nhìn nhận khách quan về sai lầm của mình. Lý do là vì tầm nhìn của chúng ta bị giới hạn bởi lối mòn tư duy và các cảm xúc. Chúng ta cần một người ngoài cuộc chỉ ra những điểm mù của bản thân.

Hãy chọn ai đó mà bạn tin tưởng để trò chuyện như bạn thân, anh chị em, hoặc thầy cô. Hỏi họ những câu ở mục 2, và họ sẽ là chỗ dựa kiến thức cũng như tinh thần của bạn.

Đừng giấu dốt, đừng xấu hổ vì những sai lầm của mình. Ai cũng có thể phạm sai lầm đó, và thường những người đi trước cũng từng ở vị trí như bạn. Câu hỏi ngu ngốc duy nhất là những câu hỏi không được đưa ra.

Khi bạn thất bại, chắc chắn sẽ có người chỉ trích bạn. Hãy nhìn xem những chỉ trích họ đưa ra với mục đích gì.

Những lời hà khắc nhưng mong bạn tiến bộ, giúp bạn chỉ ra các sai lầm, hãy lưu tâm và ghi nhận, bất kể họ có nói phũ phàng đến thế nào.

Những lời kẻ khác nói ra để tự thỏa mãn bản thân – chủ yếu làm họ cảm thấy khá hơn vì họ không chịu làm gì, thì hãy mặc kệ. Vì cái họ muốn bạn làm là đừng làm gì nữa.

Đừng để những lời của họ (dù nhiều lúc nghe như khuyên bảo) luẩn quẩn trong đầu bạn. Chặng đường đã đủ gian nan, đừng bước đi mà vác thêm “rác”.

5. Tổng hợp và đưa ra một kế hoạch cụ thể

Sau khi đã phân tích đủ các thông tin, đã nhìn rõ những điều ta cần làm tốt hơn, hãy tạo ra những kế hoạch cụ thể để cải thiện những chỗ còn thiếu sót.

– Bạn làm thế nào để bù đắp được sự thiếu sót hiện tại? – Làm thế nào để hình thành các thói quen tốt giúp bạn tránh sai lầm? – Kiểm soát cảm xúc như thế nào để giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn? – Bạn cần sự trợ giúp của những ai?

– Bạn cần bao lâu để hoàn thành?

Hãy đưa ra những câu hỏi khó và hãy khắt khe với bản thân. Nó sẽ giúp bạn có mục tiêu và định hướng rõ ràng, cũng như đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu bạn.

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là đứng lên và làm lại từ đầu. Và tiếp tục lặp lại quá trình đấy. Phải, có những cơ hội chỉ đến một lần. Nhưng bạn còn tiếp tục chiến đấu thì sẽ còn những cơ hội khác.

Một trận boxing không kết thúc sau một pha knock out, và một sự nghiệp boxing không kết thúc sau một trận thua. Chừng nào bạn còn dám bước vào sàn thì bạn còn có cơ hội chứng tỏ bản thân. Đời cũng vậy.

Miễn là bạn đã học được bài học của mình, rèn luyện bản thân, dám đứng lên và dám tiếp tục chiến đấu thì cơ hội sẽ đến. Một cánh cửa đóng lại là để cho cánh cửa khác mở ra. Bạn còn dám bước, dám bò lê bò lết, thì sẽ có một ngày bạn đến đích.

Bài viết này được thực hiện bởi Rob.

Xem thêm:
[Bài viết] Câu thần chú giúp bạn yên tâm sống[Bài viết] Khi thế giới quá bận rộn để lắng nghe bạn