Đau bụng có nên uống sữa chua

Người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không?

Thứ Ba ngày 23/06/2020

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày là gì?
  • Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
  • Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý

Chúng ta đều biết rằng, sữa chua là một loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn và giá trị dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy là tình trạng cấp tính thường sẽ kéo dài trong một thời gian ngắn và biến mất sau một vài ngày. Thông thường bệnh tiêu chảy có thể được khắc phục bằng cách bù nước và bổ sung thực phẩm có lợi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Sữa chua có tác dụng gì đối với hệ tiêu hóa?

Sữa chua là một loại thực phẩm làm từ sữa động vật lên men bằng các vi sinh vật lactic phổ biến như: Lactobacilus acidophilus, bifido bacterium… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình lên men lactic sẽ làm biến đổi một số protein trong sữa thành các axit amin và chuyển hóa chất đường bột thành lactoza. Những chất này sẽ giúp cho đường ruột của chúng ta trở nên khỏe mạnh và dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Sữa chua mang lại nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa

Ngoài ra, trong sữa chua còn có chứ rất nhiều lợi khuẩn hỗ trợ phân giải những chất khó tiêu và giúp cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột. Một trong số đó là probiotic - một trong những loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chất probiotic sẽ giúp tạo liên kết với các nhung mao trong ruột non, cạnh tranh dinh dưỡng, từ đó sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển và hạn chế đến mức tối đa sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Đó cũng chính là cơ chế giúp cân bằng lại hệ vi sinh vật đường ruột bằng sữa chua.

Hơn nữa, trong sữa chua còn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chất đạm, chất béo không no, các vitamin A, D, E, C… và các khoáng chất giúp làm tăng khả năng hấp thu, kích thích hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sữa cho giúp khôi phục lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa, màng ruột non trước những tác nhân bất lợi. Như vậy, sữa chua có tác dụng rất tốt đối với đường ruột, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, ngăn chặn các tác nhân gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua hay không?

Như đã nói ở trên, sữa chua là sản phẩm thu được sau khi lên men lactic sữa động vật và trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều protein, chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa. Một số lợi khuẩn có trong loại thực phẩm này cũng có khả năng hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, đồng thời giúp cân bằng hệ sinh thái đường tiêu hóa và kìm hãm sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua hay không

Vậy bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Đối với những người bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hay bất kỳ nguyên nhân nào khác thì sữa chua là một nguồn dinh dưỡng có lợi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và khắc phục những triệu chứng. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm mà người bị táo bón, ăn không tiêu, bị đầy bụng, chướng hơi có thể cân nhắc bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Vậy người bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không và nên ăn những loại nào? Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích rằng, người bị tiêu chảy nên ăn sữa chua nguyên chất (không thêm hương vị). Bởi trong thành phần của sữa chua nguyên chất thường có chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột nhưng lại rất ít chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản nên có thể giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi tiêu chảy.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể phối hợp ăn sữa chua nguyên chất với các nguyên liệu sau đây:

- Ăn sữa chua với chuối: Cắt 2 quả chuối thành miếng nhỏ, cho vào bát sữa chua, trộn đều và ăn một lần mỗi ngày.

- Ăn sữa chua với hạt thìa là: Rang sơ nửa thìa hạt cà ri và hạt thìa là sau đó đem nghiền kỹ rồi cho vào chén sữa chua trộn đều và dùng để ăn 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bị tiêu chảy ăn sữa chua như thế nào mới đúng?

Tương tự như những loại thực phẩm khác, việc nạp sữa chua vào cơ thể với hàm lượng và thời gian phù hợp sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe hiệu quả khi bị tiêu chảy.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Sữa chua sẽ giúphỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe hiệu quả khi bị tiêu chảy

Để ăn sữa chua đúng cách khi bị tiêu chảy và tránh các tác dụng phụ không đáng có, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Người lớn có thể ăn 1 – 2 hộp sữa chua (tương đương 250 – 500 gram) và trẻ em có thể dùng ½ – 1 hộp sữa chua mỗi ngày.

- Sữa chua không thích hợp dùng khi bụng đói và nên ăn sau bữa chính khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ.

- Các lợi khuẩn trong sữa chua dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, không hâm nóng sữa chua trước khi ăn và nên bảo quản lạnh để sữa chua không bị biến chất.

- Các chuyên gia khuyến khích nên dùng những loại sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa bò để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đối với sức khỏe.

- Ngoài ra, trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh thực phẩm (chế biến, rửa tay trước – sau khi ăn), tăng cường nước uống (2 – 2.5 lít nước mỗi ngày), ăn nhiều rau xanh và thực phẩm lành lạnh đối với hệ tiêu hóa.

Tóm lại, sữa chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho người bị bệnh tiêu chảy nói riêng và hệ tiêu hóa đường ruột nói chung. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ giải đáp được thắc mắc bị tiêu chảy có nên ăn sữa chua không? Tuy nhiên, cần ăn sữa chua đúng cách để thu được lợi ích tốt nhất. Đồng thời, đối với những người bị bệnh tiêu chảy cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, bổ sung thêm nước và thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể nhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh tiêu chảy
  • tiêu chảy

Sữa chua rất giàu protein và canxi và thường được liệt vào danh sách những thực phẩm nên đưa vào kế hoạch ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên nếu bạn gặp rắc rối về dạ dày, liệu ăn sữa chua có tốt không?

Tart, kem và sữa chua là thành phần chủ yếu trong nhiều nền văn hóa khi kết hợp hài hòa với cả hương vị ngọt và chua. Sản phẩm sữa lên men được tạo ra bằng cách đun nóng sữa, sau đó thêm vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus, những vi khuẩn này sẽ phân hủy đường trong sữa lactose thành axit lactic để tạo ra vị chua đặc biệt và kết cấu kem đặc.

Vậy ăn sữa chua có tốt cho dạ dày không? Trung bình một hộp sữa chua nguyên chất 8 ounce chứa:

  • 138 calo
  • 7 gam chất béo
  • 8 gam protein
  • 11 gam carbohydrate
  • 4,8 gam chất béo bão hòa
  • 21 phần trăm giá trị hàng ngày (DV) cho canxi
  • 35 phần trăm DV cho vitamin B12

Bạn có thể thấy rằng, sữa chua Hy Lạp có vị hơi béo hơn sữa chua thông thường. Đó là bởi sữa chua Hy Lạp trải qua một bước lọc bổ sung để loại bỏ nhiều chất lỏng hơn, được gọi là whey từ đó giúp tạo ra kết cấu kem đặc hơn. Tuy nhiên, bước bổ sung này sẽ làm thay đổi dinh dưỡng trong sữa chua Hy Lạp. Một hộp sữa chua Hy Lạp 8 ounce chứa:

  • 220 calo
  • 11 gam chất béo
  • 20 gam protein
  • 9 gam carbs
  • 5,4 gam chất béo bão hòa
  • 17 phần trăm DV cho canxi
  • 71% DV cho vitamin B12

Sữa chua Hy Lạp có hàm lượng calo, chất béo và protein cao hơn nhưng lại chứa ít canxi hơn sữa chua thông thường. Dựa trên hàm lượng dinh dưỡng hiện có trong sữa chua chắc hẳn bạn đã biết ăn sữa chua có tốt không?

Đau bụng có nên uống sữa chua

Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Có lẽ đó là đường lactose. Lactose là carbohydrate được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những người không dung nạp lactose thiếu enzym cần thiết để phân hủy carbohydrate này, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy khi họ ăn hoặc uống thực phẩm từ sữa.

Trong khi quá trình lên men giúp phân hủy hầu hết lactose trong sữa, một số có thể vẫn còn. Nếu cơ thể không dung nạp lactose và sữa chua khiến bạn đầy hơi, bạn có thể cân nhắc việc bổ sung enzyme trước khi ăn sữa chua. Hoặc có thể chuyển sang nhãn hiệu sữa chua không đường.

2.2. Đường hoá học có thể là nguyên nhân gây nên đầy hơi ở dạ dày

Bạn nên biết chất làm ngọt nhân tạo có trong sữa chua, có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Các chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể có tác dụng nhuận tràng dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, v.v.

Những tác dụng phụ bất lợi này thường được tạo ra từ phần còn lại của các sản phẩm phụ từ sữa như sữa chua. Nguyên nhân là do chất ngọt bị chuyển hóa gây tiêu chảy.

Nó gây tiêu chảy do kéo thêm nước vào ruột. Các chất tạo ngọt thường gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tagatose và rượu đường được tạo ra từ lactose.

Rượu đường phổ biến là nguyên nhân quan trọng gây ra đầy hơi và chướng bụng bao gồm xylitol, sorbitol và manitol. Ngoài ra, năm loại đường rượu khác cũng tạo ra hiệu ứng đầy hơi. Đây là các chất thủy phân tinh bột isomalt, maltitol, lactitol, erythritol và hydro hóa.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Chất làm ngọt nhân tạo có trong sữa chua có thể gây đầy hơi và chướng bụng

Tác dụng của men vi sinh thân thiện trong sữa chua được chứng minh là có lợi khi ăn sữa chua. Điều này cải thiện cả tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của một cá nhân.

Tuy nhiên khi sữa chua gây ra khó chịu cho sức khỏe thì hệ thống của con người trở nên mất cân bằng hơn. Đối với những người bắt đầu mất cân bằng tiêu hóa nhiều hơn, việc bổ sung men vi sinh có thể gây đầy hơi ban đầu. Đầy hơi sau khi ăn xuất hiện trong dạ dày do tất cả các vi khuẩn hoạt động trong khu vực cụ thể để đạt được cân bằng nội môi.

Do đó, sự mất cân bằng của men vi sinh có thể là nguyên nhân thiết yếu gây ra đầy hơi và chướng bụng trong ruột. Bởi vậy những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể dẫn đến một loại vi khuẩn tạo ra khí hơn bình thường và đầy hơi sau khi ăn. Vì vậy Probiotics có tác dụng rất lớn trong việc giảm đầy hơi.

2.4. Nguyên nhân có thể do các thành phần khác được thêm vào

Tại sao một số loại sữa chua lại gây đầy hơi? Nguyên nhân có thể là do các thành phần được thêm vào. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ nhận thấy sữa chua có nhiều loại hương vị. Ngoài sữa chua trái cây, còn có sữa chua với nhiều loại trộn khác nhau như bánh quy vụn và bánh quy caramel muối.

Nếu những loại sữa chua này gây đầy hơi sau khi ăn thì đó có thể là do đường. Đường là một chất ngọt đậm đặc có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Fructose đặc biệt có vấn đề và nó có thể đến từ trái cây hoặc nước trái cây được thêm vào sữa chua như một hương liệu. Siro ngô có hàm lượng fructose cao cũng có thể gây rắc rối cho những người không dung nạp fructose.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Một số loại sữa chua gây đầy hơi là do các thành phần được thêm vào

Để giảm đầy hơi, bạn nên biết về những loại thực phẩm khiến bạn bị đầy hơi. Tuy nhiên, một điều thú vị và đáng kinh ngạc là sữa chua, một trong những nguyên nhân gây đầy hơi và chướng bụng trong dạ dày của chúng ta. Nhưng ngược lại, sữa chua lại cũng có tác dụng giảm đầy hơi dạ dày.

Như đã đề cập ở trên, tình trạng đầy hơi dạ dày khi ăn sữa chua có thể do các nguyên nhân không dung nạp đường lactose có trong sữa chua hoặc do các thành phần phụ gia khác. Tuy nhiên, chúng lại có một tác dụng tuyệt vời đến từ vi sinh vật có lợi trong sữa chua những vi sinh vật này giúp làm giảm tình trạng đầy hơi một cách đáng kể.

Khi bạn tiêu thụ những thực phẩm gây đầy hơi dạ dày, ăn sữa chua cách quãng có thể giúp giảm đầy hơi và chướng bụng. Theo một số nghiên cứu, người ta có thể tìm ra các giải pháp để ngăn ngừa đầy hơi thêm. Do đó, để tránh gây tác dụng bất lợi của sữa chua, bạn nên lựa chọn các loại sữa chua ít kem, hoặc tránh các loại có chứa lactose và các loại thực phẩm gây đầy hơi.

Để giảm mức khí trong dạ dày, người ta cần tập trung vào việc khử đầy hơi. Nó có thể diễn ra thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm trong khoảng thời gian thích hợp. Tiêu thụ sữa chua nguyên chất đúng lúc có thể giúp giảm đầy hơi.

Quá trình khử đầy hơi giúp tiêu hóa thích hợp tất cả các thức ăn nạp vào cơ thể. Nên tránh tuyệt đối việc tiêu thụ các loại thực phẩm gây đầy hơi.

3.2. Những thuốc chống đầy hơi có thể giúp cải thiện triệu chứng

Nếu bạn lo lắng về tình trạng đầy hơi của mình, hãy trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị để giúp giảm nhanh sự khó chịu. Hiệp hội Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ gợi ý rằng, bạn có thể giảm chướng bụng nhanh chóng bằng những thuốc làm giảm khí trong ống tiêu hoá.

Điều thú vị là probiotics, bao gồm các vi khuẩn trong sữa chua giúp quá trình lên men có thể làm giảm khí và đầy hơi. Đây là một đánh giá và phân tích tổng hợp vào tháng 10 năm 2014 được công bố trên Tạp chí American Journal of Gastroenterology. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn loại men vi sinh nào hoạt động tốt nhất cho quá trình nghiên cứu và cần phải nghiên cứu thêm.

Vì vậy, làm thế nào để giảm chướng bụng sau khi ăn sữa chua trong vòng 24 giờ? Bạn làm mọi cách để ngăn chặn tình trạng đầy hơi thêm. Điều này có thể bao gồm tránh sữa chua và các loại thực phẩm khác gây rắc rối cho bạn, hạn chế uống đồ uống có ga và không nhai kẹo cao su.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng việc những loại sữa chua có chứa nhiều kem (ví dụ như sữa chua Hy Lạp) và sữa chua có hương vị phụ liệu có thể gây hại cho sức khỏe. Chúng gây đầy hơi và chướng bụng làm rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Đau bụng có nên uống sữa chua

Những loại sữa chua có chứa nhiều kem (ví dụ như sữa chua Hy Lạp) và sữa chua có hương vị phụ liệu có thể gây đầy hơi, chướng bụng

Do đó, để tránh đầy bụng, chúng ta nên hạn chế các chất làm ngọt nhân tạo cùng với các hương vị trong sữa chua. Một số có thể do tác dụng phụ của men vi sinh trong sữa chua cũng có thể gây đầy hơi và chướng bụng.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn bị chướng bụng, đầy hơi kéo dài hoặc chướng bụng ngay cả khi không ăn sữa chua thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bất thường về tình trạng sức khỏe hiện tại. Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đã điều trị và chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa. Với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn kết hợp cùng các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc thăm khám trở nên dễ dàng, nhanh chóng và không gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế, bệnh viện luôn là địa chỉ tin cậy cho mọi khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com - webmd.com - medicalnewstoday.com

XEM THÊM: