Tân kỹ sư là gì

Quy định mới này nếu được thực thi sẽ dẫn tới sự thay đổi hàng loạt về chương trình đào tạo của các trường có cấp bằng kỹ sư.

Văn bằng kỹ sư, bác sĩ do Thủ tướng Chính phủ quy định

Theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi (2018) có hiệu lực từ ngày 1.7 vừa qua, Chính phủ sẽ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục ĐH và quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Tiếp sau luật này, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH cũng được công bố. Theo dự thảo này, văn bằng một số ngành đào tạo đặc thù thuộc hệ thống giáo dục ĐH (như kỹ sư, bác sĩ) sẽ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Theo dự thảo này, các trình độ đào tạo chuyên sâu đặc thù là chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp, có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng cử nhân. Như vậy theo luật mới này, bằng kỹ sư được xếp vào nhóm văn bằng chuyên sâu đặc thù cùng với bằng bác sĩ và kiến trúc sư. Chương trình đào tạo kỹ sư nhiều hơn cử nhân ít nhất 30 tín chỉ.

PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, cho biết chương trình của trường vừa cấp bằng cử nhân, vừa cấp bằng kỹ sư. Trong đó, các ngành cử nhân đào tạo thiên về nghiên cứu, còn chương trình kỹ sư đào tạo nhiều hơn về thực hành, phân tích thiết kế, bám sát nhu cầu doanh nghiệp nên bắt buộc có môn thực tập doanh nghiệp.

Theo luật Giáo dục ĐH cũ (2012), không có sự phân biệt nào giữa bằng cử nhân kỹ thuật và bằng kỹ sư. Cứ đào tạo kỹ thuật là cấp bằng kỹ sư. Tuy nhiên, việc cấp bằng cho các ngành kỹ thuật không có sự thống nhất giữa các trường cùng đào tạo khối ngành này. Vì vậy mà cùng đào tạo một ngành nhưng trường này cấp bằng kỹ sư trong khi trường khác cấp bằng cử nhân.

Chẳng hạn, cùng ngành công nghệ thông tin nhưng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cấp bằng cử nhân, còn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM... cấp bằng kỹ sư. Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM tập trung đào tạo các ngành khác nhau thuộc khối ngành công nghệ thông tin nhưng có ngành được cấp bằng cử nhân (công nghệ thông tin, khoa học máy tính), trong khi các ngành còn lại cấp bằng kỹ sư.

Nhiều ngành không đủ điều kiện

Nếu quy định mới này được thực thi thì hàng loạt ngành đào tạo kỹ thuật đang cấp bằng kỹ sư hiện nay sẽ phải chuyển sang cấp bằng cử nhân kỹ thuật nếu không thay đổi chương trình đào tạo.

Tại Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, tất cả các ngành của trường đang được đào tạo theo hướng sau nghề nghiệp và cấp bằng kỹ sư. Trong đó, khối ngành kinh tế kỹ thuật đào tạo trong 4 năm (trên 120 tín chỉ), khối kỹ thuật 4,5 - 5 năm (khoảng trên 140 - 160 tín chỉ). Như vậy, nếu quy định mới được thực thi thì với chương trình hiện tại, sẽ có nhiều ngành không đủ điều kiện để cấp bằng kỹ sư dù đào tạo khối ngành kỹ thuật. Theo đại diện trường này, nếu quy định mới thực thi, trường sẽ tính đến phương án điều chỉnh lại chương trình đào tạo.

Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đang có nhiều ngành cấp bằng kỹ sư với thời gian đào tạo 4 năm (gồm 135 tín chỉ, chưa gồm chương trình giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất). Nếu tính cả 2 chương trình trên thì tổng số tín chỉ nhiều ngành vẫn chưa đạt đủ 150 tín chỉ để cấp bằng kỹ sư theo quy định mới. PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết chương trình của trường vừa cấp bằng cử nhân, vừa cấp bằng kỹ sư. Đợi khi có nghị định chính thức, trường sẽ tiến hành họp hội đồng tính phương án điều chỉnh lại chương trình đào tạo.

Trong khi đó, PGS-TS Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho biết quy định mới này sẽ không tác động đến việc cấp bằng của trường. Hiện tất cả ngành của trường đều cấp bằng cử nhân với chương trình đào tạo khoảng 130 tín chỉ. Trong đó, dù đào tạo công nghệ thông tin nhưng theo đặc thù khoa học cơ bản định hướng nghiên cứu.

Thời gian đào tạo kỹ sư sẽ dài hơn

Trong khi đó, dù chưa có nghị định hướng dẫn chính thức nhưng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã có sự chuẩn bị cho thay đổi này.

Ngay từ năm học 2019, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã gấp rút thay đổi toàn bộ chương trình đào tạo cho sinh viên khóa mới. PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết từ năm 2014 đến nay có 32 ngành của trường đều cấp bằng kỹ sư (trừ ngành quản lý công nghiệp cấp bằng cử nhân và kiến trúc cấp bằng kiến trúc sư).

Tuy nhiên theo quy định mới, ông Thắng cho hay trường đã sửa lại toàn bộ chương trình đào tạo các ngành. Trong đó, ngành quản lý công nghiệp giảm từ 142 tín chỉ xuống còn 128 tín chỉ. Các ngành còn lại tăng từ 142 lên 158 tín chỉ, thời gian đào tạo cũng tăng từ 4,5 lên 5 năm. Trong đó, số tín chỉ tăng trong chương trình đào tạo kỹ sư tập trung vào các học phần chuyên ngành, thực tập.

“Tuy nhiên, cùng một ngành đào tạo, trường sẽ thiết kế các chương trình khác nhau để sinh viên lựa chọn. Chẳng hạn, chương trình 158 tín chỉ cấp bằng kỹ sư, 128 tín chỉ nhận bằng cử nhân kỹ thuật và nếu học hết 180 tín chỉ chương trình tích hợp ĐH và sau ĐH, có thể nhận bằng thạc sĩ”, ông Thắng lưu ý.

Như vậy theo ông Thắng, khi ra trường, một kỹ sư sẽ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao hơn một cử nhân kỹ thuật.

Tin liên quan

Kỹ sư QS thường là vị trí luôn rất “HOT” trong công tác tuyển dụng của các đơn vị săn đầu người và các Công ty, tập Đoàn xây dựng. Vị trí này cũng là vị trí có các tên gọi khác trong công tác tuyển dụng như: Kỹ sư Dự toán, Kỹ sư bóc tách khối lượng, Quản lý chi phí, Kỹ sư kế hoạch, Kỹ sư kinh tế, Kỹ sư phụ trách thanh toán, Kỹ sư dự thầu và một vài tên gọi khác.

Kỹ sư QS phân theo vai trò của chức năng cũng rất đa dạng. Kỹ sư QS quản lý dự án trong các Ban quản lý dự án; Kỹ sư QS phụ trách công tác lập dự toán và khối lượng trong các đơn vị thiết kế; Kỹ sư QS phụ trách đấu thầu, cung ứng trong các đơn vị Nhà thầu, nhà thầu phụ thi công; Kỹ sư QS phụ trách kế hoạch, thanh toán A&B trong các Ban chỉ huy và còn một số đơn vị quản lý chi phí chuyên nghiệp như Nhất Nghệ, DLS, Arcadis … ở một số đơn vị còn có 1 số vị trí rõ ràng hơn như cost plan, cost control, contract manager.

Suốt chặng đường 4 năm trên giảng đường, chắc hẳn đây chính là khoảnh khắc mà bất cứ Cóc Cam nào cũng chờ đón. Khoảnh khắc được khoác lên mình chiếc áo, đội chiếc mũ tân cử nhân và chính thức cầm trên tay tấm bằng Đại học FPT. Những cảm xúc vừa hồi hộp, háo hức vừa tự hào vẫn còn động lại trên gương mặt gần 200 sinh viên Đại học FPT và tất cả anh chị phụ huynh, bạn bè, thầy cô trong lễ Tốt nghiệp đợt 2 vừa qua.

Tân kỹ sư là gì

Khoảnh khắc khó quên của quãng đời sinh viên

Những giai diệu du dương của tiếng đàn Violon do chàng Tân cử nhân Hoàng Minh Thắng thể hiện đã mang tất cả những ký ức và cảm xúc thời đại học ùa về. Đó là những ngày chập chững bước vào trường, bắt đầu tháng rèn luyện tập trung, kỳ học Tiếng Anh “khó nhằn”. Rồi những ngày chỉnh chu đi On the Job Trainning, cặm cụi làm đồ án thâu đêm. Hay những khoảnh khắc tham gia CLB, được đi trải nghiệm nước ngoài… Tất cả chỉ như mới diễn ra mới ngày hôm qua.

Tân kỹ sư là gì

Như thường lệ, Tiến sĩ Trần Ngọc Tuấn – phó Hiệu trưởng trường Đại học FPT trang trọng bước lên sân khấu phát biểu: “4 năm, các bạn sinh viên không chỉ học chuyên môn mà còn học kỹ năng, tham gia các hoạt động trải nghiệm, cọ xát thực tế. Tôi tin tưởng những tân cử nhân, tân kĩ sư thành công trong bước đường tương lai. Trong cơn bão trí tuệ nhân tạo sự bùng nổ kinh tế tri thức, các bạn tân sinh viên ngày đó giờ đủ tự tin và bản lĩnh”.

Tân kỹ sư là gì

Trong những chia sẻ của Thầy luôn kỳ vọng rằng lứa sinh viên này cũng sẽ như những lứa sinh viên trước, không chỉ bước vào doanh nghiệp, thích nghi nhanh chóng, nắm giữ vị trí cao mà còn có thể làm chủ doanh nghiệp của chính bản thân. Thầy cũng cảm ơn phụ huynh, doanh nghiệp, giảng viên luôn đồng hành trên quãng đường nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ để các bạn sinh viên có được ngày hôm nay.

Tân kỹ sư là gì

Tân kỹ sư là gì

Lần lượt các sinh viên được vinh dự đọc tên lên sân khấu nhận tấm bằng cử nhân. Những bước đi đầy tự hào và hạnh phúc khi hoàn thành một chặng đường, ở đó có những thử thách, có những kỉ niệm, có những người bạn người thầy cô… Gần 200 tân cử nhân, tân kĩ sư thực hiện nghi thức vắt dải mũ từ trái sang phải, mang ý nghĩa công nhận một người đã thật sự trưởng thành và bắt đầu cống hiến cho xã hội.

Tân kỹ sư là gì

Bên cạnh thủ khoa, tại buổi lễ, những sinh viên xuất sắc cũng được vinh danh gồm: Nguyễn Bảo Khánh Linh – ngành Quản trị Kinh doanh, Nguyễn Trí Tùng Nguyên – ngành Kỹ thuật Phần mềm, Trần Thanh Vy – Thiết kế Đồ hoạ; Sinh viên hoạt động phong trào nổi bật gồm: Trần Phúc Anh – ngành Kỹ thuật Phần mềm, Trịnh Thục Dinh – ngành Quản trị Kinh doanh, Nguyễn Lê Nhật Trường – Kỹ thuật Phần mềm, Võ Hoài Em – Kỹ thuật Phần mềm.

Tân kỹ sư là gì

Thủ khoa khối ngành Kinh tế trải lòng sau 4 năm đại học

Bạn Nguyễn Bảo Khánh Linh – thủ khoa khối ngành Kinh tế – đại diện tất cả tân cử nhân phát biểu tại lễ tốt nghiệp: “Chặng đường vừa rồi đã rất gian nan, nhưng chúng ta đều đã làm được”.

Tân kỹ sư là gì

Kể về ước mơ và hành trình tốt nghiệp với số điểm 9,10 để trở thành thủ khoa, Linh xúc động: “Trải qua những ngày được học tập từ các thầy cô, được làm việc cùng các anh chị, em hiểu được là em hoàn toàn có thể lựa chọn việc bản thân mình sẽ trở thành người như thế nào và mình có khả năng làm được những gì. Đó chính là động lực và là những viên gạch về tinh thần đầu tiên mà em có được, những gì đã làm thay đổi hoàn toàn con người em.

Tân kỹ sư là gì

Giờ đây, nhìn lại tất cả sự cố gắng của bản thân mình, em nhận ra là bản thân mình đã thay đổi rất nhiều so với ngày xưa. Em đẹp hơn ở bên ngoài, và em có sự thay đổi lớn về nhận thức từ bên trong. Ở FPT, từ thầy cô, từ các anh chị đi trước, từ chính các bạn, em đã không chỉ nhận được mỗi kiến thức, mà em còn thay đổi được cách tư duy, thái độ sống, cách làm việc, được rèn luyện phẩm chất và nhân cách. Bây giờ, em đã hiểu rõ hơn về bản thân, hiểu mình muốn điều gì, mình đang cần gì, và mình đang ở đâu trong xã hội. Do đó, đối với em, điều ý nghĩa nhất của việc trở thành thủ khoa chính là cả quá trình xây dựng và hoàn thiện bản thân cùng mọi người, là lựa chọn của em về việc bản thân mình sẽ trở thành người như thế nào, chứ không cái danh hiệu em đạt được”.

Tân kỹ sư là gì

Đây cũng là thời khắc các bạn tri ân, nghiêng mình cúi đầu thay lời cám ơn về những công lao sinh thành, nuôi dưỡng, đây cũng là lời hứa sẽ phấn đấu hết mình để không phụ công ơn của cha mẹ, thầy cô, và nhất là không phụ nỗ lực của chính bản thân các bạn đã có trong suốt 4 năm học Đại học đã qua.

Tân kỹ sư là gì

Niềm tin và tự hào của phụ huynh, cựu sinh viên

Về phần chương trình, nhiều phụ huynh cảm thấy hài lòng khi vẫn giữ được các hoạt hoạt động mang tính chất công nhận sự truởng thành của sinh viên, và tinh giản một số hoạt động khác. Nhờ đó, phụ huynh và sinh viên có thêm nhiều thời gian được gặp gỡ, trò chuyện, ôn lại kỉ niệm 4 năm với các thầy cô, giảng viên…

Tân kỹ sư là gì

Niềm tự hào hiện rõ trên gương mặt bác Võ Thanh Bình phụ huynh của bạn Võ Gia Vũ – tân kĩ sư ngành Kỹ thuật Phần mềm. Được biết, Gia Vũ dù mới tốt nghiệp nhưng đã và đang làm việc tại một đơn vị phần mềm có tiếng, bạn cho biết 4 năm ở Đại học FPT giúp bạn có kiến thức thực sự, va chạm thực tế nhiều và trưởng thành hơn. Nếu được phép chọn lại, Vũ và gia đình cũng sẽ chọn Đại học FPT.

Tân kỹ sư là gì

Tân kỹ sư là gì

Còn đối với cô Mến, một trong những tiêu chí chọn trường Đại học của nhiều gia đình là chương trình đào tạo vững chắc giúp sinh viên có tương lai việc làm. Ngày tốt nghiệp, cô cảm thấy rất vui, hân hoan khi thấy con mình lên bục nhận tấm bằng cử nhân.

Tân kỹ sư là gì

Tân kỹ sư là gì

Các anh chị cựu sinh viên cũng dành thời gian quay về trường để chúc mừng cho thủ khoa cũng như các bạn sinh viên khác. Chị Đặng Thị Hương Lan, cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2017 khối ngành Kinh tế của Đại học FPT, hiện đang làm việc về lĩnh vực tài chính cảm thấy bồi hồi. Chị Lan kể: “Có quá nhiều kỉ niệm. Đó là khoảng thời gian vui nhất, mỗi lần ngồi gặp lại bạn bè kể hoài không hết. 4 năm chọn ĐH FPT, mình đã có những ngừoi bạn, những người thầy cô luôn nhiệt huyết và truyền lửa cho mình”.

Tân kỹ sư là gì

Mang theo ánh nắng, mang theo tiếng cười, bắt đầu từ đó ra đi tìm ước mơ”… Buổi lễ khép lại với nghi thức tung mũ. Hành trình 4 năm khép lại với đầy ắp những gam màu thú vị, mở ra một hành trình mới, hành trình đủ tự tin và bản lĩnh để chinh phục những thử thách.

FU HCM