Tại sao miền Bắc nhiệt độ thấp hơn miền Nam

“Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nhất ở miền Bắc Trung Quốc thường hạ xuống đến -40~30°C, khắp nơi trên đồng ruộng đều bị phủ lên những lớp tuyết dày đặc. Trái lại, nhiệt độ ở miền Nam đều từ 0°C trở lên, nhiệt độ tối thiểu cũng không xuống dưới âm độ. Đến mùa hè, nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam lại chênh lệch rất ít, đây là quy luật gì?

Vì độ cao nhiệt độ trong không khí trên Trái Đất được quyết định bởi số lượng và cường độ bức xạ Mặt Trời mà bề mặt Trái Đất hấp thụ là nhiều hay ít và mạnh hay yếu. Nếu ánh sáng chiếu với cường độ mạnh trong một thời gian dài, bề mặt Trái Đất sẽ nhận một lượng nhiệt lớn từ các tia nắng của Mặt Trời, đồng thời làm cho lượng nhiệt trong không khí phát ra cũng sẽ nhiều, nhiệt độ không khí sẽ cao lên; nếu là ngược lại, thì nhiệt độ không khí sẽ thấp xuống.

Ở Bán cầu Bắc Trung Quốc, mùa đông thường có Mặt Trời chiếu sáng, tất cả là chiếu nghiêng. Do mức độ chiếu nghiêng-độ xiên của ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống khác nhau, một số vùng miền Bắc độ nghiêng nhiều hơn so với miền Nam, lượng nhiệt từ Mặt Trời mà mỗi đơn vị diện tích trên mặt đất ở miền Bắc thu được ít hơn miền Nam, cũng có thể nói, cường độ chiếu sáng ở miền Bắc yếu hơn so với miền Nam Trung Quốc.

Nhìn từ góc độ độ dài thời gian chiếu sáng, vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong một ngày ở miền Nam dài hơn ở miền Bắc. Ví dụ như trong suốt mùa đông, thời gian chiếu sáng ở thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam khoảng 10.9 tiếng một ngày, mà ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang thì chỉ có khoảng 8.6 tiếng một ngày. Ngược lại cùng vào mùa hè nhưng thời gian chiếu sáng ở miền Bắc dài hơn miền Nam. Ví dụ như trong suốt mùa hè, ban ngày Cáp Nhĩ Tân dài đến khoảng 15.7 tiếng, còn Hải Khẩu chỉ có độ dài khoảng 13.2 tiếng.

Mặt khác, vào mùa đông, miền Bắc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự hoạt động của luồng không khí phương Bắc, mang lại thời tiết lạnh ở những nơi có vĩ độ xa; ở miền Nam rất ít khi có luồng không khí như ở phương Bắc hoạt động nên nhiệt độ vẫn tương đối cao. Nhưng đến mùa hè, gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền Nam, cũng có thể mang những luồng gió ấm thổi từ miền Nam lên miền Bắc.

Qua đó cho thấy, vào mùa đông, cường độ chiếu sáng ở miền Nam mạnh hơn miền Bắc, thời gian chiếu sáng lại dài, điều này đã làm cho nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam khác nhau rất nhiều. Vào mùa hè, tuy độ chiếu sáng ở miền Nam mạnh hơn ở miền Bắc, nhưng thời gian chiếu sáng so với miền Bắc ngắn hơn, mà lại còn có gió mùa Đông Nam hoạt động, có thể tiếp tục thổi lên miền Bắc, điều này cũng làm giảm đi sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa. Cho nên sự chênh lệch nhiệt độ vào mùa hè giữa hai miền Nam Bắc Trung Quốc tương đối ít, vì vậy hàng năm vào mùa hè, ở tỉnh Hắc Long Giang, nông dân vẫn có thể trồng lúa như thường lệ.”

Twitter Facebook LinkedIn

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu hỏi: Nhiệt độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì:

A.Miền Bắc nằm xa Xích đạo nên lạnh.

B.Miền Bắc có nhiều núi cao.

C.Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.

D.Miền Bắc hay có tuyết rơi.

Đáp án đúng: C

Cùng Top lời giải tìm hiểu về sự khác nhau về khí hậu hai miền Bắc Nam nhé:

Tuy lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt Nam phân bố thành những vùng khí hậu riêng biệt.

Sự khác biệt khí hậu đặc trưng là kiểukhí hậu của hai miền Nam Bắc, thể hiện rõ nét qua ranh giới đèo Hải Vân.

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Điều này trái ngược với khái niệm thời tiết về mặt thời gian, do thời tiết chỉ đề cập đến các diễn biến hiện tại hoặc tương lai gần.

Khí hậu của một khu vực ảnh hưởng bởi tọa độ địa lí, địa hình, độ cao, độ ổn định của băng tuyết bao phủ cũng như các dòng nước lưu ở các đại dương lân cận. Khí hậu phân ra các kiểu khác nhau dựa trên các thông số chính xác về nhiệt độ và lượng mưa.

Như vậy, đặc trưng khí hậu khác biệt chính là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao miền Bắc chìm trong khí hậu giá rét mà miền Nam thì vẫn ấm áp.

Sự khác biệt nằm ở chỗ miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và có đủ bốn mùa, còn miền Nam thì có khí hậu xa van nhiệt đới.

Khí hậu cận nhiệt đới ẩmlà một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông mát và khá lạnh.

Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18°C và thường có một mùa khô rõ rệt

Vị trí địa lí nước tacũng là yếu tố quyết định đến sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam Bắc, điểm cực Bắc gần chí tuyến (23 độ 23' B); điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8 độ 34' B). Vì Miền Bắc nằm ở vĩ độ cao hơn miền Nam nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc,trong khi đó gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng suy yếu.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần Xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn.

Câu hỏi luyện tập:

Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền?

Lời giải:

Nước ta có 4 miền khí hậu:

– Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16oB) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

– Miền khí hậu Động Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía Trung Bộ phí đông dãy Trường Sơn, từ Hoàng Sơn (vĩ tuyến 18oB) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11oB) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

– Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

– Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chấy gió mùa nhiệt đới hải dương.

Những nhân tố chủ yếu nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?

Trả lời:

– Vị trí địa lí và lãnh thổ.

– Địa hình

– Hoàn lưu gió mùa.

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta làm là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ởi những mặt nào?

Lời giải:

– Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa: mùa đông lạnh khô với với gió mùa đông bắc và mùa thu hạ nóng ẩm với mùa tây nam.

+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…