Hình thức sinh sản vô tính ở trùng đế giày là gì

Trùng đế giày bên cạnh hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể để cho hai trùng đế giày con hoàn toàn giống mẹ về mặt di truyền, chúng còn đối mới vật chất di truyền bằng hình thức tiếp hợp trước khi sinh sản.
Tiếp hợp thực chất là một quá trình trao đổi vật chất di truyền xảy ra khi hai trùng đến giày áp "miệng" vào nhau.
Trùng đế giày vốn có $2$ nhân ($1$ nhân lớn và $1$ nhân bé), trong đó nhân bé qua phân chia, giảm nhiễm để cho $4$ nhân bé đơn bội, trong đó có $3$ nhân thoái hóa, nhân còn lại tiếp tục nguyên phân cho hai nhân đơn bội.
Khi tiếp hợp, $1$ trong $2$ nhân đơn bội trên sẽ di chuyển sang trùng đế giày dối diện, nhân còn lại sẽ kết hợp với nhân đơn bội của trùng đối diện chuyển sang. Quá trình kết hợp của hai nhân con có  nguồn gốc từ $2$ trùng đeé giày khác nhau xảy ra như quá trình kết hợp vật chất di truyền trong giao tử đực và giao tử cái trong sự thụ tinh của hình thức sinh sản hữu tính: sau khi tiếp hợp, số lượng cá thể không tăng thêm vì hai trùng đế giày lại tách nhau để cho hai trùng đế giày ban đầu.
Tuy nhiên, ở mỗi trùng đế giày sau tiếp hợp đã có một sự đổi mới vật chất di truyền để làm tăng sức sống mới cho các thế hệ tiếp theo bằng phân đôi.
Xếp hình thức tiếp hợp ở trùng đế giày vào sinh sản hữu tính vì có hai hiện tượng đặc trưng của hình thức sinh sản này là giảm phân và thụ tinh, mặc dù số lượng cá thể không tăng thêm sau tiếp hợp.

Đăng bài 24-10-12 05:30 PM

Hay nhất

2 cách sinh sản:

- Sinh sản vô tính: Phân đôi cơ thể.

- Sinh sản hữu tính: Sinh sản tiếp hợp

Trong bài viết này, Cunghocvui với bạn sẽ đi tìm hiểu về trùng biến hình và trùng giày, hy vọng sau bài viết các bạn có thể giải thích được trùng giày di chuyển như thế nào, nhân trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình và có thể lập bảng so sánh trùng giày và trùng biến hình.

I) TRÙNG BIẾN HÌNH - TRÙNG GIÀY

1) Trùng biến hình

a) Nơi sống và hình dạng

- Chủ yếu sống ở mặt bùn, các ao tù hoặc ở hồ nước lặng.

- Có kích thích nhỏ thay đổi, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi, khoảng 0,01mm - 0,05mm.

b) Cấu tạo

- Cơ thể đơn bà đơn giản nhất

- Gồm: chất nguyên sinh lỏng và nhân.

c) Di chuyển: Cơ thể chúng luôn biến đổi hình dạng nhờ chất nguyên sinh, chất nguyên sinh đó khi dồn về một phía sẽ tạo thành chân giả để di chuyển.

d) Dinh dưỡng

- Lấy dinh dưỡng bằng cách bắt mồi và tiêu hóa mồi trong tế bào (tiêu hóa nội bào)

- Thải: Nước thừa được tập trung về không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài, riêng chất thải thì có thể được loại ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

- Hô hấp thực hiện qua bề mặt cơ thể, lấy oxi và thải cacbonic

e) Sinh sản

Trùng biến hình sinh sản vô tình bằng cách phân tách cơ thể thành hai theo mọi hướng nếu gặp điều kiện thuận lời về thức ăn, nhiệt độ,...

2) Trùng giày

a) Cấu tạo

- Nhân gồm nhân bé và nhân lớn

- Đều có không bào co bóp cố định ở nửa trước và nửa sau. Phần lõm của cơ thể là rãnh miệng, lỗ miệng và hầu.

b) Di chuyển

Trùng giày di chuyển được đều nhờ vào lông bơi bao quanh cơ thể rung động theo kiểu làn sóng.

c) Dinh dưỡng

- Lấy chất dinh dưỡng từ lông bơi dồn về lỗ miệng, qua hầu và được vo thành viên trong không bào tiêu hóa.

- Các thức ăn biến đổi thành các chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nhờ enzim tiêu hóa.

- Thải ra ngoài nhờ không bào co bóp.

d) Sinh sản

- Sinh sản vô tính: Phân tách cơ thể thành đôi theo chiều ngang.

- Sinh sản hữu tính bằng việc sinh sản tiến hợp

II) LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy cho biết trùng roi di chuyển như thế nào? Cũng từ đó hãy cho biết trùng giày di chuyển như thế nào?

Hướng dẫn

- Trùng roi di chuyển vừa tiến vừa xoay

- Trùng giày di chuyển theo kiểu làn sóng nhờ lông bơi bao quanh cơ thể rung động.

Câu 2: Hãy lập bảng so sánh trùng giày và trùng biến hình.

Hướng dẫn

Câu 3: Hãy cho biết nhân trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình?

Hướng dẫn

- Ở trùng giày thì trong nhân có nhân lớn và nhân nhỏ.

- Còn ở trùng biến hình thì chỉ có 1 nhân duy nhất.

Trên đây là những kiến thức lý thuyết mà Cunghocvui đã tổng hợp được về trùng biến hình và trùng giày, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn trong quá trình học tập. Hãy để lại ý kiến thắc mắc của bản thân ở phía dưới comment nhé!

Trùng đế giày

  • Cấu tạo trùng đế giày
  • Di chuyển của trùng giày
  • Dinh dưỡng trùng giày
  • Sinh sản trùng giày

Trùng giày (Trùng đế giày) là nội dung được học trong chương trình Sinh học 7 học kì 1. Để giúp các em tìm hiểu thêm về trùng giày, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của VnDoc nhé. Tài liệu sẽ giúp các em nắm được cấu tạo, di chuyển, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của Trùng giày. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Trùng đế giày (còn gọi là Paramecium, trùng cỏ, trùng giày hay thảo trùng) là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng đế giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng sống nhất định.

Cấu tạo trùng đế giày

- Nhân gồm nhân bé và nhân lớn

- Đều có không bào co bóp cố định ở nửa trước và nửa sau. Phần lõm của cơ thể là rãnh miệng, lỗ miệng và hầu.

Di chuyển của trùng giày

Trùng giày di chuyên vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu làn sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể.

Dinh dưỡng trùng giày

- Lấy chất dinh dưỡng từ lông bơi dồn về lỗ miệng, qua hầu và được vo thành viên trong không bào tiêu hóa.

- Các thức ăn biến đổi thành các chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nhờ enzim tiêu hóa.

- Thải ra ngoài nhờ không bào co bóp.

Sinh sản trùng giày

- Sinh sản vô tính: Phân tách cơ thể thành đôi theo chiều ngang.

- Sinh sản hữu tính bằng việc sinh sản tiến hợp

........................

Như vậy, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Trùng giày di chuyển như thế nào? Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm vững hơn về đặc điểm, cấu tạo, cách di chuyển của trùng đế giày, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các em tham khảo thêm Giải bài tập Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7 ngắn nhất, Trắc nghiệm Sinh học 7 để học tốt môn Sinh học 7 hơn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7 ... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Hình thức sinh sản nào có ở cả trùng roi xanh, trùng giày và trùng biến hình?

A. mọc chồi.

B. tiếp hợp.

C. sinh sản hữu tính.

D. phân phôi.

Hình thức sinh sản ở trùng giày là

A. Phân đôi

B. Nảy chồi

C. Tiếp hợp

D. Phân đôi và tiếp hợp

Hình thức sinh sản nào có ở cả trùng roi xanh, trùng giày và trùng biến hình?

A. mọc chồi.

B. tiếp hợp.

C. sinh sản hữu tính.

D. phân phôi.

Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:

B.  Có roi

Câu 1: Là một cơ thể đơn bào, cơ thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể di dưỡng như độngvật,tùyđiềukiệnsống.Đólà: A. trùng giày B. trùng roi xanh C. trùng biến hình D.trùngkiếtlị

Câu 2: Hình thức sinh sản của trùng biến hình là gì ?

A. Phân đôi B. Phân nhiều C. Phân đôi và phân nhiều D. Tiếp hợp

Câu 3: Sự trao đổi khí ở thủy tức được thực hiện qua:

A. Ống khí B. Thành cơ thể

C. Màng cơ thể D. Mang

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải là của san hô ?

A. Cá thể có cơ thể hình trụ B. Tập đoàn cá thể con tạo thành khối

C. Có gai độc tự vệ D. Thích nghi với đời sống bơi lội

Câu 5: Hình thức sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở đặc điểm nào ? A. Chồi con không dính liền với cơ thể mẹ B. Chồi con tách rời cơ thể mẹ C. Chồi con dính liền với cơ thể mẹ D. Hình thành tế bào trứng và tế bào tinh trùng

Câu 6: Đặc điểm khác biệt của sứa so với thủy tức là gì?

A. di chuyển bằng dù B. đối xứng tỏa tròn

C. tua miệng gây ngứa D. thành cơ thể có 2 lớp

Câu 7: Là động vật đa bào, cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào, đối xứng tỏa tròn , những đặc điểm này có ở ngành nào dưới đây?

A. Ruột khoang B. Giun tròn C. Giun đốt D. Động vật nguyên sinh

Câu 8: Cành san hô thường dùng làm trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô ?

A. Miệng san hô B. Tua miệng san hô C. Tập đoàn san hô D. Bộ xương san hô

Câu 9: Trứng sán lá gan nở thành ấu trùng có lông khi: A. ở nơi khô ráo B. gặp nước

C. bám vào cỏ D. chui vào ốc

Câu10: Tại sao tỉ lệ tử vong của sán lá gan rất cao song chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống ?

A.vì trứng sán lá gan thích nghi với mọi điều kiện ngoại cảnh B. vì số lượng trứng rất nhiều

C. vì ấu trùng có khả năng sinh sản D. vì phát triển qua nhiều vật chủ

Câu 11: Nguyên nhân người bệnh mắc sán lá dây là: A. Do ăn uống không vệ sinh B. Hay ăn thịt sống C. Do đi chân đất D. Ăn thịt sống có nhiễm nang sán

Câu 12: Những đại diện nào thuộc ngành Giun dẹp ?

A. Giun đất, sán bã trầu, sán lá gan B. Sán dây, sán bã trầu, sán lá gan

C. Giun đỏ, sán lông, sán dây D. Đỉa, rươi, sán bả trầu