Đường lối kháng chiến của đảng ta là gì năm 2024

                                          

LT 3.5.2(5điểm): Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1950). Anh (chị) hãy:

                      

  1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử .
                          
  1. Phân tích nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1950) .
                          

Trả lời: 

                      

  1. Hoàn cảnh lịch sử:
                          
  • Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta. Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây ra nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. TW Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán thương lượng nhưng không đạt hiệu quả.
                          
  • Tháng 12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta tước vũ khí của lực lượng tự vệ, trao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở thủ đô HN cho chúng. Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Ban thường vụ TWbĐảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc(Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch HCM để hoạch định chủ trương đối phó.
  • Lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng. Rạng sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của HCM được phát đi trên Đài tiếng nói VN. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nhằm bảo vệ quyền độc lập tự do của dân tộc.
  • Bối cảnh lịch sử nước ta thời điểm phát động kháng chiến toàn quốc là 1 trong những cơ sở để Đảng ta xác định đường lối cho cuộc kháng chiến.
  1. Nội dung và ý nghĩa của đường lối
                          

  * Nội dung:

                      

  • Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng tháng 8 là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất dân tộc.
                          
  • Tính chất kháng chiến: cuộc kháng chiến của dân tộc ta là 1 cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
  • Chính sách kháng chiến: liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp, đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình, đoàn kết toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến…phải tự cấp tự túc về mọi mặt.
  • Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí…động viên nhân lực, vật lực, tài lực. thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kì kháng chiến. giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất 3 miền Bắc, Trung, Nam. Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ…tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc.
  • Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc đấu tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
    Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn. Song nhất định thắng lợi.
                          

          Đường lối kháng chiến của Đảng vs những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa đc kinh nghiệm của tổ tiên, đúng vs các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lenin, phù hợp vs thực tiễn đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được nhanh chóng thực hiện trên thực tế từ sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.

                      
 * Ý nghĩa:
                      

  • Đối với dân tộc ta:
                          

       + Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ sức ở mức độ cao.

                      
       + Quốc tế công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước đông dương.
                      
       + Làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
                      
       + Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để iền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam.
                      
       + Tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
                      

  • Đối với quốc tế:
                          
      + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới.
                      
      + Cùng nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở 3 nước đông dương.
                      
      + Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.