Tổ chức dạy học gắn với thực tiễn là gì năm 2024

Sinh học là môn khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đòi hỏi con người phải có tư duy và trình độ về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học ứng dụng thực nghiệm. Vì vậy đòi hỏi ở trường phổ thông cần phải trang bị cho học sinh có được nền tảng kiến thức thực hành cơ bản của Sinh học. Muốn học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Từng bước nâng cao chất lượng dạy học giáo dục thực chất qua mô hình giáo dục STEM nhằm khơi dậy khả năng vận dụng và sáng tạo cho học sinh.

Giáo dục STEM là một phương pháp học tập tiếp cận đa ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc học sinh được áp dụng những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Sinh học, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể. Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong công tác dạy và học, phương pháp dạy học theo định hướng giáo dục STEM được Ban Giám Hiệu trường THPT Xuân Hòa chú trọng, tập trung mọi nguồn lực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, thời gian qua chúng tôi đã tiếp cận và đưa giáo dục STEM vào quá trình dạy học môn Sinh học đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực cho người học, nâng cao hiệu quả dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bước đầu chúng tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới ở bộ môn Sinh học 10, các em học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết, cụ thể ở chủ đề“Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” đặc biệt vận dụng kiến thức phân giải các chất ở vi sinh vật với hình thức lên men để xây dựng quy trình làm sữa chua, mắm tép chua đồng, Kim Chi từ Cải Thảo. Giờ học đã khơi gợi hứng thú và đem lại những hiệu ứng tích cực cho học sinh.

Tiết dạy chủ đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật” môn Sinh học lớp 10, đã giúp các em học sinh hiểu vi sinh vật là gì, các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật, quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở Vi sinh vật, chúng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án, phương pháp hoạt động nhóm, định hướng cho các em tìm hiểu bài học theo định hướng giáo dục STEM. Các em học sinh được trải nghiệm thực tế từ việc lựa chọn nguyên liệu đến các bước tiến hành trong quy trình để thỏa sức sáng tạo. Quan sát thực tế, hoạt động trải nghiệm, chia sẻ, tương tác giữa các thành viên trong nhóm đã giúp các em học sinh lớp 10A1, 10A9 phát triển năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tư duy, năng lưc ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, hợp tác để phân biệt, thực hành nhận diện hình dạng, kích thước vi khuẩn lactic... Đặc biệt trong tiết học, các em đã ghi lại và dựng thành video, đồng thời, các em đóng vai trò là diễn giả, giới thiệu về sản phẩm hoàn chỉnh của nhóm mình.

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Vai trò của vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ thể hiện ở chỗ học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng trong cuộc sống, theo hướng “

Nhất quán quan điểm công tác giáo dục lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng; góp phần trực tiếp vào xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ thời gian tới, công tác giáo dục lý luận chính trị cần tiếp tục “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn”.

1. Gắn lý luận với thực tiễn - Yêu cầu khách quan của công tác giảng dạy lý luận chính trị ở các trường chính trị cấp tỉnh

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng của trường chính trị cấp tỉnh, trọng tâm là Chương trình Trung cấp lý luận chính trị nhằm cung cấp cho người học tri thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trên cơ sở đó, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, kỹ năng vận dụng tri thức lý luận vào hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra. Mục tiêu chương trình cho thấy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, không tách rời giữa việc tiếp thu kiến thức lý luận với việc vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn. Trong đó, kiến thức lý luận đóng vai trò là công cụ nhận thức, là cơ sở của niềm tin và tình cảm cách mạng; còn thực tiễn là đích đến của nhận thức lý luận, là nơi những tri thức và tình cảm cách mạng được chuyển hóa thành hành động cụ thể.

Từ góc độ người học, với tư cách là chủ thể của hoạt động thực tiễn, luôn cần sự dẫn dắt của hệ thống lý luận khoa học, cốt lõi là các quy luật vận động khách quan để xác định đúng mục tiêu, phương pháp, tránh cho hoạt động thực tiễn khỏi những bước mò mẫm, vòng vo, chệch hướng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như người nhắm mắt mà đi”1, “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông”2. Mặt khác, từ việc trực tiếp tham gia triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, người học dễ dàng soi chiếu lý luận với thực tiễn, đánh giá được điểm đúng đắn, phù hợp, đồng thời phát hiện được “độ vênh” giữa lý luận với thực tiễn. Khai thác được kiến thức, kinh nghiệm của học viên, giảng viên có cơ hội nắm bắt những khía cạnh cụ thể của thực tiễn, góp phần tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương.

Từ góc độ nội dung, nhiều kiến thức cung cấp cho người học là tri thức lý luận mang tính khái quát cao, với các nguyên lý, quy luật, phạm trù, phản ánh mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhưng bản thân tri thức lý luận lại được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, từ quan sát và thực nghiệm khoa học. Do đó, để hiểu được tri thức lý luận cần phải “giải mã” bằng cách đưa những tri thức trừu tượng quay trở về với thực tiễn, gắn với không gian, thời gian cụ thể; minh chứng bằng các sự việc, hiện tượng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội.

Thực tiễn phong phú của công cuộc đổi mới cho thấy, có những luận điểm còn giữ nguyên giá trị; nhưng cũng có những luận điểm đã bị thực tiễn vượt qua hoặc không còn đúng với bối cảnh. Điều đó đòi hỏi công tác giảng dạy lý luận chính trị phải gắn chặt với thực tiễn, vừa bảo vệ những giá trị bền vững của tri thức lý luận khoa học, đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vừa định hướng đúng đắn nhận thức, tư tưởng, hành động cho học viên.

Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục lý luận chính trị trong điều kiện mới. Đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng chuyên môn, yêu cầu đội ngũ giảng viên cần đặc biệt chú ý tới tính thực tiễn trong từng bài giảng, đảm bảo sự thống nhất, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Thông qua các hoạt động thao giảng, dự giờ, tổ chức thao giảng cấp khoa, Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường để đánh giá mức độ đáp ứng của từng giảng viên.

Nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên, hằng năm, nhà trường đã tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế gắn với thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Chỉ đạo các khoa tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề gắn với nghiên cứu, trao đổi, thống nhất những vấn đề thực tiễn cần đưa vào nội dung bài giảng. Bản thân các giảng viên chủ động trong tự nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin. Nhờ đó, đội ngũ giảng viên nhà trường về cơ bản có phông kiến thức thực tiễn phong phú, đáp ứng mục tiêu công tác giảng dạy lý luận chính trị.

Tuy nhiên, việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy cũng cho thấy, vẫn còn có giảng viên còn thiếu kiến thức thực tiễn, hoặc chỉ nắm bắt những vấn đề thực tiễn chung chung (nhất là giảng viên trẻ); một số bài giảng nặng về lý luận, mang tính hàn lâm, chưa nêu bật được sự vận động của lý luận trong thực tiễn và tính phong phú, phức tạp của thực tiễn so với lý luận. Việc phân tích các ví dụ chưa được chú trọng hoặc phân tích thiếu chiều sâu, thiếu tính cụ thể, tính hệ thống; chưa phân định rành mạch tính thực tiễn và tính cập nhật của bài giảng. Cách thức gắn lý luận với thực tiễn chưa đi đôi với đổi mới phương pháp dạy học.

2. Một số giải pháp cơ bản

Thứ nhất, giảng viên cần nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị.

Gắn lý luận với thực tiễn là yêu cầu xuyên suốt của công tác giảng dạy lý luận chính trị. Hiện nay, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước. Đem thực tiễn sinh động vào lý luận, làm sống dậy lý luận trong bối cảnh mới cũng là giải pháp căn cơ để thực hiện “4 kiên định” theo quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII; để ngăn chăn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo Kết luận số 21- KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Thực hiện tốt gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy không chỉ có ý nghĩa trên phương diện giáo dục, mà còn đóng vai trò quan trọng trong công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận của Đảng, khắc phục hạn chế mà Đại hội Đảng XIII đã chỉ ra: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu, một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ”1.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về thực tiễn và cách thức gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, “thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội”2. Thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị là quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được đề ra trong từng giai đoạn, thời kỳ; mang tính kế thừa, nối tiếp nhưng không ngừng đổi mới, phát triển; đa dạng, phong phú nhưng nhất quán về tư tưởng, quan điểm chỉ đạo. Nắm vững được điều này, giảng viên sẽ có cái nhìn bao quát, tổng thể về thực tiễn. Việc liên hệ thực tiễn nhờ đó sẽ có chiều sâu, đảm bảo tính logic theo quá trình vận động, phát triển của các sự việc, hiện tượng; loại trừ được cách phân tích chỉ thấy “ngọn” mà không thấy “gốc”.

Gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các ví dụ, số liệu để làm rõ lý luận, quan trọng hơn là ngay trong quá trình phân tích các nội dung lý luận, cần làm rõ được sự vận động của lý luận, của các chủ trương, đường lối, chính sách trong các bối cảnh, điều kiện, không gian, thời gian khác nhau; thấy được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Có thể nói, đây là điểm mấu chốt thể hiện “tầm” kiến thức của giảng viên, nhưng đối với đa số giảng viên, có thể coi đây là “khâu yếu” vì không trực tiếp tham gia triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách, việc nắm bắt thực tiễn, do đó sẽ thiếu đi tính cụ thể.

Thứ ba, giảng viên trau dồi kiến thức toàn diện, gắn với đổi mới phương pháp dạy học.

Đáp ứng yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn, giảng viên cần được trang bị kiến thức toàn diện, gồm kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn. Việc cân bằng được hai loại kiến thức này sẽ giúp tránh được hai khuynh hướng: thiếu hàm lượng lý luận hoặc thiếu hàm lượng thực tiễn trong giảng dạy.

Đối với kiến thức lý luận, bên cạnh trau dồi kiến thức chuyên ngành giảng dạy, giảng viên cần có nền tảng kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc trang bị phương pháp luận khoa học sẽ giúp giảng viên phân tích các vấn đề lý luận mạch lạc, khúc chiết, biện chứng, đúng bản chất. Nhờ đó, khi gắn với kiến thức thực tiễn sẽ sát hơn, thuyết phục hơn.

Để nâng cao kiến thức thực tiễn, ngoài việc tham gia hiệu quả các chương trình nghiên cứu thực tế theo các đề tài khoa học cấp cơ sở, cần đặc biệt đề cao vai trò của giảng viên trong tự học, tự nghiên cứu. Giảng viên cần đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin, bên cạnh khai thác các văn kiện, báo cáo, báo chí chính thống… cần chú trọng tiếp cận kết quả công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, các hoạt động khoa học để thu thập thông tin mới phục vụ bài giảng. Song song với đa dạng hóa kênh tiếp nhận thông tin, giảng viên cần nâng cao năng lực xử lý thông tin; chọn lọc, sắp xếp thông tin để đưa vào nội dung bài giảng một cách phù hợp. Tránh tung nhiều thông tin vào nhưng không gắn kết được với mạch chính của bài giảng, khiến học viên khó nắm bắt.

Mặt khác, cần tích cực sử dụng các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát huy năng lực của người học. Với đặc thù đối tượng học viên là những người tham gia hoạt động thực tiễn ở cơ sở, có thể thấy phương pháp chuyên gia là phương pháp đặc biệt phù hợp, vừa giúp khai tối đa kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của học viên, vừa bổ sung cho giảng viên kiến thức thực tiễn tương đối sâu và toàn diện về một nội dung nào đó.

Gắn lý luận với thực tiễn là yêu cầu luôn được được Đảng ta đặt ra đối với công tác giảng dạy lý luận chính trị. Hiện nay, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết, trực tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Là những người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy lý luận chính trị, hơn ai hết, giảng viên cần nâng cao nhận thức về yêu cầu này; tích cực trau dồi kiến thức, năng lực giảng dạy, đi sâu nắm bắt thực tiễn, đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị trong giai đoạn mới.

ThS. Nguyễn Thị Hồng Hường – Khoa Xây dựng Đảng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.233.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1995, tr.234.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII . t1, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2021, tr.90-9.

  1. Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long: Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2005, tr.295.

Thế nào là dạy học gắn với thực tiễn?

(LSO) – Dạy học từ thực tế là việc sử dụng những bối cảnh, tư liệu đưa vào các bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề của địa phương ấy. Cách dạy này mang lại hiệu quả cao cho học sinh.

Tổ chức hoạt động dạy học là gì?

Hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp là gì?

- Dạy học ngoài lớp: Khái niệm: Là hình thức tổ chức dạy học sinh động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua việc quan sát thiên nhiên, Hs thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

Tình huống thực tế là gì?

Như vậy, có thể hiểu tình huống thực tiễn (THTT) trong dạy học môn Toán là một tình huống có thực trong cuộc sống chứa đựng kiến thức Toán học có liên quan đến mục tiêu bài học, được giáo viên (GV) sử dụng với mục đích là giúp giúp HS khai thác, luyện tập, củng cố và vận dụng kiến thức Toán học đã biết.