Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Mứt dừa được xem là một món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây là món ăn được yêu thích bởi sự mềm dẻo của sợi dừa non hòa quyện với vị ngọt của lớp đường được phủ ở bên ngoài. Ngoài cách làm mứt dừa truyền thống, nhiều người đã sáng tạo thêm nhiều món mứt dừa khác mới lạ và vô cùng thơm ngon. Hôm nay, Enjoy sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc công thức làm mứt dừa non vị lá dứa mềm dẻo và đặc biệt không bị chảy nước khi để lâu. Hãy đọc bài viết dưới này để biết cách thực hiện nhé!

Các bước chuẩn bị để làm mứt dừa non lá dứa đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cùi dừa non (hay còn gọi là cơm dừa): 500 gram
  • Đường trắng: 200 – 250 gram
  • Sữa đặc: khoảng 2 muỗng canh
  • Lá dứa: 50 gram
  • Nước lọc
  • Dụng cụ: Chảo, đũa, dụng cụ đảo, rây lọc, khăn xô, máy xay, chảo,…

Bước 1: Sơ chế dừa và lá dứa

  • Đầu tiên, bạn gọt bỏ đi lớp màng bên ngoài quả dừa chỉ để lại phần cùi dừa rồi đem rửa sạch với nước.
  • Tiếp theo, thái phần cùi dừa thành những lát mỏng độ dày cỡ 0,5 cm là vừa đủ để không bị quá mỏng như dừa bánh tẻ và cũng không bị quá dày dẫn đến khó chế biến hoặc không được bắt mắt.
  • Dừa thái xong tiếp tục rửa lại với nước từ 5 -6 lần để loại bỏ hết tạp chất.
  • Chuẩn bị một nồi nước khoảng 2 lít đun sôi rồi cho phần cơm dừa đã thái sợi vào rồi tắt bếp, để ngâm trong vòng 10 phút.
  • Sau 10 phút, thực hiện vớt dừa ra và rửa sạch với nước thêm 2 lần nữa, rồi để ráo.
  • Lá dứa rửa sạch, cắt thành các khúc ngắn cỡ 2 -3 cm rồi cho vào máy xay, thêm 100 ml nước xay nhuyễn.
  • Chuẩn bị 1 rây lọc và 1 miếng vải xô để lược qua phần nước cốt lá dứa, loại bỏ phần bã.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Lọc nước dá dứa qua rây và khăn xô để lấy nước cốt

Bước 2: Ướp cơm dừa

Cho phần cơm dừa vào một cái chảo lớn, thêm 250 gram đường vào trộn đều rồi ướp khoảng 10 phút để đường ra nước. Sau đó, bắc chảo lên bếp để đun mứt dừa ở mức lửa nhỏ cho đường tan hết và ngấm kĩ vào phần cơm dừa. Khi nước đường sôi lên thì tắt bếp và đổ ra một cái nồi hoặc một cái tô lớn. Đổ 1/2 lượng nước cốt lá dừa vào mứt, trộn đều và ngâm trong khoảng thời gian ít nhất là 4 tiếng. Sau đó cho vào chảo để tiến hành sên mứt dừa.

Đầu tiên, bạn để lửa lớn cho phần nước sôi lên. Khi nước đã sôi thì vặn lửa xuống mức bình thường và chờ cho đường cạn dần. Vì lúc này nước đường đang còn nhiều nên bạn không cần phải đảo hay khuấy phần cơm dừa. Thêm 2 muỗng canh sữa đặc và đảo đều. Nếu bạn thích màu lá dứa đậm hơn thì có thể cho thêm 1/2 lượng nước cốt lá dứa vào lúc này. Khi phần mứt đã cạn thì bạn sên mứt dừa bằng cách đảo đều tay. Vì lúc này đường rất dễ cháy nên bạn hãy để lửa ở mức nhỏ nhất. Cứ thế sên đến khi đường kết tinh thành những hạt trắng sạn sạn bao đều quanh miếng dừa. Tắt bếp và tiếp tục đảo thêm 10 phút nữa là được. Sau đó để nguội. Lưu ý bạn càng đảo lâu thì dừa càng khô và các hạt đường càng vụn và rơi ra.

  • Để làm mứt dừa sợi ngon thì nên chọn loại dừa non. Cách nhận biết trái dừa này là khi đã đẽo lớp vỏ cứng của trái dừa bạn sẽ thấy một lớp vỏ màu nâu nhạt (nâu đậm là dừa già nhé) có thể bấm móng tay vào. Phần cơm dừa khi thái cần rửa sạch nhiều lần với nước để dừa trong và bắt mắt hơn.
  • Bên cạnh đó, hãy chọn những lá dứa có màu nâu đậm, không quá già cũng không quá non và đặc biệt không bị sâu để tạo được màu đẹp và hương vị thơm nhất.
  • Ngoài ra, bạn có thể thêm tinh dầu lá dứa để dậy mùi nhé!

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Cách chọn dừa ngon làm mứt

Mứt dừa bày ra đĩa dậy mùi thơm của lá dứa, có màu xanh dịu mang lại cảm giác tươi mát, giàu sức sống mỗi độ xuân về. Miếng mứt dừa mềm dẻo, đường tan ngay ở đầu lưỡi khi thưởng thức. Với cách làm này, bạn có thể bảo quản từ 2 -3 tuần mà vẫn không bị chảy nước.

Mứt là nét đẹp văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt, đặc biệt là mứt dừa. Mứt dừa có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt sẽ là món ăn thú vị, mới lạ trong mâm cơm ngày xuân của gia đình. Qua những cách sên mứt dừa trên đây, hy vọng bạn sẽ có một món mứt dừa hấp dẫn để đãi khách trong dịp tết đến xuân về.

Món mứt dừa với màu xanh mát mang hương lá dứa sẽ đem lại cảm giác thích thú khi thưởng thức. Cách làm mứt dừa lá dứa rất đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.

Mứt dừa là một loại mứt phổ biến nhất trên bàn trà đãi khách ngày Tết của người Việt. Mứt dừa có nhiều loại, mứt dừa non, mứt dừa viên, mứt dừa truyền thống… Nhưng mứt dừa lá dứa lại là một hương vị khác biệt hoàn toàn tạo nên sự độc đáo, lạ mắt và rất thơm ngon. Bếp Eva hướng dẫn chị em cách làm mứt dừa lá dứa đơn giản nhất để có thêm món mứt mới đón Tết.

Nguyên liệu làm mứt dứa:

- Cùi dừa: 200 gr

- Đường: 100 gr

- Lá dứa (còn gọi là lá nếp, lá thơm): 50 gr

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Cùi dừa, đường và lá dứa là nguyên liệu cho món mứt

Cách làm mứt dừa lá dứa đơn giản nhất

Bước 1: Nạo cùi dừa

- Dùng dao gọt bỏ phần vỏ nâu của cùi dừa, rửa sạch rồi bào thành sợi nhỏ.

Lưu ý: Các bạn có thể nạo dừa thành các hình dáng mình yêu thích.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Bước 2: Làm sạch cùi dừa

- Cho dừa vào chậu nước bóp nhẹ để dừa ra bớt tinh dầu, rửa dừa khoảng 2-3 nước.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Bước 3: Làm màu từ lá dứa

- Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn với 300 ml nước. Sau đó lọc bỏ bã qua một cái rây.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Bước 4: Ướp cùi dừa

- Cho dừa vào ngâm trong nước cốt lá dứa khoảng 4-5 tiếng, thỉnh thoảng lại trở đều cho màu của lá dứa ngấm vào dừa. Sau đó gạn bỏ hết nước rồi cho đường vào xóc đều cùng dừa.

Lưu ý: Bớt lại một chút nước lá dứa đặc để khi sên cho vào, mứt sẽ có màu xanh đẹp mắt hơn và thơm hơn.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

- Thường thì mọi người hay ngâm cho đường tan hoàn toàn rồi mới cho lên bếp sên, nhưng như thế sẽ mất thời gian chờ đường tan. Món mứt này mình làm không ngâm tan đường mà cho thẳng lên bếp sên luôn.

Bước 5: Sên mứt

- Cho dừa và đường vào chảo, thêm vào chảo dừa một tí xíu nước. Đun nhỏ lửa, thỉnh thoảng lại đảo đều cho đến khi nước cạn dần thì cho nốt phần nước lá dứa đặc vào, giảm lửa nhỏ. Tiếp tục sên cho tới khi đường bắt đầu khô và hơi keo lại thì dùng đũa đảo liên tục. (Chia nước lá dứa làm 2 để khi sên mứt có màu xanh non đẹp hơn và cũng thơm hơn).

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Khi đường kết tinh bám hết vào dừa và những sợi dừa trở lên thật khô ráo thì nhấc chảo dừa xuống.

Làm mứt dừa lá dứa như thế nào năm 2024

Thành phẩm và bảo quản mứt dừa lá dứa

Mứt dừa lá dứa có màu xanh đẹp mắt, dừa khô và có độ giòn nhẹ. Hương vị mứt thơm dịu, hương dừa và lá dứa kết hợp tạo thành món mứt đẹp mắt, lạ miệng.

Mứt sau khi sên xong đảo cho nguội rồi cho vào hũ thủy tinh hoặc bịch nilon bọc kín để ở nơi thoáng mát. Mứt có thể để dùng được một tháng vẫn giữ được hương vị thơm ngon.