Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một nghề truyền thống ở địa phương nơi em sinh sống

Quy Nhơn Tourist kính chào Quý khách 

Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một nghề truyền thống ở địa phương nơi em sinh sống

Đừng bỏ lỡ những chương trình khuyến mãi cùng quà tặng hấp dẫn từ Quy Nhơn Tourist

Giống như bao địa danh khác trên dải đất hình chữ S. Bình Định cũng là 1 trong những địa phương có truyền thống văn hóa ngàn năm. Lâu đời bậc nhất trong lịch sử hình thành nước Việt ta. Cũng chính nhờ truyền thống văn hóa ngàn đời đó. Mảnh đất địa linh – nhân kiệt này đã sản sinh ra rất nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc. Các làng nghề truyền thống ấy vẫn còn giữ được bản sắc nghìn năm của mình cho đến ngày hôm nay.Giới thiệu về các Làng Nghề Truyền Thống Bình Định dưới đây sẽ giúp quý khách có cái nhìn khái sâu sắc hơn về văn hóa làng nghề cổ xưa của du lịch Bình Định.

Điểm danh qua 1 số làng nghề truyền thống ở Bình Định

  1. Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá Cù Lâm, Nhơn Lộc
  2. Làng nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc
  3. Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu, Nhơn Lộc
  4. Làng nghề truyền thống Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, Nhơn Hậu
  5. Làng nghề nón ngựa Phú Gia
  6. Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá
  7. Làng nghề đúc đồng Bằng Châu
  8. Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri
  9. Làng nghề Gốm Vân Sơn
  10. Làng nghề chế biến thảm xơ dừa Tam Quan
  11. Làng nghề truyền thống Nón lá
  12. Nghề sản xuất Tôm tre
  13. Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu, Đập Đá
  14. Làng Nghề sản xuất tăm nhang (hương) trầm, quế An Nhơn
  15. Làng nghề nem chả tré chợ huyện

TOP 15 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BÌNH ĐỊNH KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH QUY NHƠN

1. Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá Cù Lâm, Nhơn Lộc – Làng Nghề Truyền Thống Bình Định

Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền. Để có một nồi rượu thơm ngon, người ta phải dùng gạo trì để nấu. Mỗi mẻ là 5kg gạo, nấu đúng 6 tiếng đồng hồ và chỉ cất được từ 2,5 – 3 lít rượu.

Về đồ nghề làm rượu, người ta sử dụng củ tre có hình cong, ruột đục rỗng để làm ống dẫn rượu từ lò ra chum. Chum đất hứng rượu phải được bịt kín để tránh rượu bay hơi. Trong thời gian nấu, thông thường người ta chỉ để lửa liu riu. Tuy nhiên, vẫn phải thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ nhanh hay chậm để thêm hay bớt lửa. Chính vì cách nấu cẩn thận này mà rượu Bàu Đá có hương vị rất tinh khiết và đậm đà.

Nấu Rượu Bàu Đá

Tương truyền, chính bàu nước trong vùng, nơi hội tụ của những mạch nước ngầm chảy ra từ lòng các ngọn núi xung quanh. Làm nên danh tiếng, làm nên cái mùi thơm, cái cay nồng đậm đà khó tả của rượu Bàu Đá.

2. Làng nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc – Làng Nghề Truyền Thống Bình Định

Nghề dệt chiếu cói vốn là nghề truyền thống đã có từ rất lâu đời ở Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn. Chiếu dệt có rất nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa.

Bãi Chiếu Cói Hoài Châu Bắc

Chiếu trơn làm tương đối đơn giản bởi chiếu được dệt từ cói trắng không nhuộm màu. Dệt chiếu hoa công phu hơn nhiều. Chiếu hoa ở Bình Định không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên.

Phẩm nấu lên và nhúng sợi cói vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Những sợi cói màu sau khi phơi khô, được đem dệt thành chiếu hoa. Thường trên một chiếu hoa, ở giữa có chữ thọ, chữ song hỷ, hoặc chữ trăm năm hạnh phúc… Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn. Bốn góc xung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh. Trông rất trang nhã hài hòa.

3. Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu, Nhơn Lộc – Làng Nghề Truyền Thống Bình Định

Đến xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn), đi đâu chúng tôi cũng nhìn thấy những vỉ bánh tráng phơi dọc hàng rào hai bên đường. Trường Cửu là nơi sản xuất bánh tráng nhiều nhất nên được mệnh danh là làng bánh tráng Trường Cửu. Bánh tráng ở đây dày và đen hay vàng còn tùy vào loại mè người ta bỏ vào bánh.

Làng Bánh Tráng Trường Cửu Nhơn Lộc

Cũng như bao làng quê khác làm nghề tráng bánh ở Bình Định, người phụ nữ ở Trường Cửu đóng vai trò chính trong công việc này. Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, họ đã thức dậy, ngâm gạo, xay và pha bột. Kế đến là đốt lò và đặt lên đó một nồi nước lớn có căng tấm vải trên miệng nồi để làm khuôn.

Đợi nước sôi, họ dùng một vá dừa nhỏ, múc bột đổ lên tấm vải. Tráng một lớp mỏng rồi đậy nắp lại. Bột “quây” phải đều, nếu không chiếc bánh sẽ bị chỗ thật dày, chỗ thật mỏng. Một lát sau, họ dùng cái nẹp tre hay chiếc đũa lớn vớt bánh ra. Trải lên vỉ tre, mang đi phơi. Tuy vất vả là vậy nhưng nghề bánh tráng được xem là nghề ổn định của những những vùng nông thôn thuần nông.

4. Làng nghề truyền thống Tiện gỗ mỹ nghệ Nhạn Tháp, Nhơn Hậu – Làng Nghề Truyền Thống Bình Định

Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc.

Làng tiện gỗ Mỹ nghệ Nhạn Tháp khi xưa chỉ chuyên tiện chân bàn ghế, các trụ chỉ tròn tủ bàn, đèn thờ… Khi xóa bao cấp, có vài người thợ tiện trẻ tiếp cận thị trường. Rong ruổi trên các chuyến tàu xuyên việt, chào bán các đồ chơi trẻ em hay đồ dùng trang trí bằng gỗ tiện đơn sơ. Như: gạt tàn, quả địa cầu, bộ bình trà… được các trung tâm du lịch tiêu thụ.

Làng Tiện Gỗ Mỹ Nghệ Nhạn Tháp

Các sản phẩm của làng nghề nổi tiếng không chỉ bởi chất lượng. Sự tinh xảo mà còn ở chỗ mang tính đặc trưng của văn hóa  Bình Định. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu thụ mạnh trong vùng, các tỉnh lân cận. Mà còn được xuất khẩu sang một số nước khác như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,…

Đến với làng tiện mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo. Làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề nơi đây.

5. Làng nghề nón ngựa

Nón ngựa là một trong những đặc sản của quê hương Bình Định. Hiện nay, ở Cát Tường, huyện Phù Cát có khoảng 120 hộ có nghề làm nón ngựa. Ngoài Phú Gia, những thôn lân cận như Kiều Đông, Xuân Quang cũng làm, tuy nhiên chủ yếu vẫn là ở Phú Gia, với khoảng 70 – 80 hộ làm, chiếm 10% tổng số hộ của thôn.

Làng Nón Ngựa Phú Gia

Theo những người cao niên ở làng thì tuy nghề làm nón ngựa ở đây vẫn được tiếp tục duy trì nhưng dường như những chiếc nón đẹp và sắc sảo như cách đây vài chục năm ngày càng hiếm. Một chiếc nón ngựa thường phải qua bốn công đoạn:

– Tạo sườn mê: Rễ cây giang lấy từ trên núi đem phơi khô, chẻ thành những sợi nhỏ mỏng như sợi cước. Cách thức đan nang theo kiểu đan giỏ, các lỗ nang có hình lục giác tạo thành một miếng mê lớn.

– Thắt nang sườn: Đặt miếng mê lên khuôn nón mẫu, khâu vành nang dưới cùng để tạo sườn hình nón. Tiếp đến là khâu sườn đứng và sườn ngang bằng các sợi giang có kích cỡ như sợi tăm. Hai công đoạn làm sườn nón này phải do những người thợ chuyên nghiệp thực hiện để cho những người thợ làm nón bình thường thực hiện tiếp các công đoạn sau.

– Thêu hoa văn trên sườn: Thông thường được thêu hoa văn theo các đề tài long, lân, quy, phụng; lưỡng long tranh châu; mai lan cúc trúc; câu thơ; câu đối hoặc những cảnh vật trên nang sườn.

Công đoạn cuối cùng là lợp lá chằm chỉ.

6. Làng nghề truyền thống Rèn Tây Phương Danh, Đập Đá

Nằm trên địa bàn phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, cách Quy Nhơn khoảng 30km, nghề rèn có mặt ở Tây Phương Danh phải có đến 300 năm.

Thời này khi nông nghiệp phát triển mạnh nên khắp nơi rất cần các loại nông cụ được làm bằng kim khí. Cụ tổ là ông Đào Giã Tượng mang nghề từ phương Bắc vào truyền thụ cho người dân địa phương để làm kế sinh nhai cho bà con trong vùng, vừa phục vụ sản xuất. Rồi từ đó nghề rèn duy trì và ngày càng phát triển.

Làng Rèn Tây Phương Danh

Hàng năm, để nhớ ơn người khai sinh ra nghề rèn, người dân Tây Phương Danh đã tổ chức Lễ hội làng rèn vào ngày 12 tháng 2 âm lịch. Lễ hội này không những quy tụ những hộ đang làm nghề tại địa phương mà còn lôi cuốn cả những người ngoài tỉnh. Ngoài ra lễ hội còn thu hút sự tham gia của những nghề có liên quan đến nghề rèn như nghề sắt.

7. Làng nghề đúc đồng Bằng Châu

Nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, pha chế.

Nghệ Nhân Đúc Đồng

Ðể có một sản phẩm đồ đồng ra lò hoàn chỉnh thì phải qua một số công đoạn như lấy nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, chế tạo khuôn đúc, xây dựng, sửa chữa nhà đúc, lò đúc, lắp ráp khuôn đúc chế tạo sản phẩm và tiến hành kỹ thuật đúc.

Cùng với thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện phát triển. Bà con trong làng vừa giữ được nét độc đáo riêng của một làng nghề truyền thống, vừa biến nghề truyền thống trở thành nguồn sinh lợi chính đáng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của địa phương.

8. Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Cách Quy Nhơn khoảng 80km, Hà Ri là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc BaNa nhất Bình Định nên vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm. Khi rổi việc hoặc những lúc nông nhàn, chị em phụ nữ lại miệt mài bên khung cửi để dệt ra những tấm vải thổ cẩm đẹp nhất cho mình và cho gia đình.

Nghề dệt thổ cẩm ở các làng Bana trước đây, khi còn phải tự làm sợi, cứ quãng tháng ba, tháng tư là bà con lên rẫy trồng bông, đến tháng tám, tháng chín thì bông được thu hoạch. Quả bông đem phơi khô rồi kéo ra và quay thành sợi.

Làng Nghề Dệt Thổ Cẩm Hà Ri

Để dệt một tấm chăn hay một tấm vải đủ may một bộ áo váy nữ nếu rảnh lúc nào làm lúc nấy phải mất cả tháng trời, còn nếu dệt ròng thì cũng khoảng bốn đến năm ngày.

Hiện nay ở mỗi làng miền núi ở Vĩnh Thạnh có khoảng từ mười lăm đến hai mươi khung dệt và cũng chừng ấy người làm nghề dệt, chủ yếu là những người đã trên bốn mươi tuổi. Ngày nay, ngoài các sản phẩm phục vụ cho gia đình, các cô gái BaNa Hà Ri còn dệt ra các sản phẩm thủ công như: túi xách, ví, khăn quàng cổ, khăn trải bàn…

9. Làng nghề Gốm Vân Sơn

Làng gốm Vân Sơn nằm về phía đông dưới chân núi Long Cốt thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn cách Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. Nghề làm gốm ở đây xuất phát từ làng gốm Nhạn Tháp kề bên và có cách đây ít nhất cũng 300 năm.

Khách Du Lịch QNS Tourist Tham Quan Làng Gốm

Hiện nay ở Vân Sơn các gia đình làm nghề gốm tập trung ở xóm Trong và xóm Mới. Đất làm gốm là đất sét trắng ngà không lẫn sạn mà chỉ vùng này mới có đủ loại: chum, vò, am, chậu, thạp, bộng giếng, ấm, nồi … to nhỏ khác nhau. Lại có cả đồ chơi trẻ em bé xíu như: heo đất, bếp lò, nồi, ấm cho các bé chơi đồ hàng. Nhưng làm nhiều, bán chạy hơn cả là các loại chậu hoa cảnh và bếp lò than.

10. Làng nghề chế biến thảm xơ dừa Tam Quan

Nói về cây dừa Bình Định, là người ta nghĩ ngay về xứ dừa Tam Quan, nơi mà câu ca dao không biết từ bao giờ vẫn còn vang vọng:

“Công đâu công uổng công  thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”

Làng Chế Biến Xơ Dừa Tam Quan

Theo đó, ngành nghề chế biến các sản phẩm từ dừa Tam QuanHoài Nhơn cũng được hình thành, nổi bật nhất là sản phẩm thảm xơ dừa. Các sản phẩm xơ dừa của Tam Quan với nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mẫu mã đẹp, phong phú, có độ bền cao đã có mặt khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu sang một số nước khác trên thế giới.

Hiện nay, nhằm tăng giá trị cho các sản phẩm từ dừa, ngoài thảm xơ dừa, các cơ sở sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa như: con cá heo, con ba ba, hộp đựng trà từ miễn dừa; giá để bình rượu từ thân dừa; giỏ xách tay, lẵng hoa từ cọng lá dừa…

11. Làng nghề truyền thống Nón lá

Gọi là nón Gò Găng, bởi nón được bán sỉ ở chợ nón Gò Găng (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), còn thật ra, nghề làm nón truyền thống trải khắp các làng Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành, Kiều An… (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn).

Làng Nón Lá

Chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Nó tiết kiệm được nguyên vật liệu, giảm tính cầu kỳ thái quá, hợp với dân lao động một nắng hai sương.

Nón được kết bằng những vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành 3 lớp mể sườn. Bên ngoài phủ lớp lá kè non chằm bằng những mũi chỉ tàu thơm trắng muốt và đều đặn.

Mỗi nón phải xây với 18-19 lá ở độ tuổi thích hợp. Nếu lá quá tuổi sẽ dẫn đến màu vàng như nón mắc mưa, thếp lá dày không thanh mảnh; lá nhỏ tuổi thì nhiều gân xanh, làm cho mặt nón thô nhám mất đi vẻ mượt mà dễ cảm. Đầu mối chính của nghề nón là chợ nón Gò Găng họp thường xuyên từ 3, 4 giờ sáng.

12. Nghề sản xuất Tôm tre

Từ ngàn xưa tre đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân, là biểu tượng của văn hóa làng xã Việt Nam. Rất nhiều các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt Nam đã được làm từ cây tre.

Không chỉ vậy, ngày nay, qua bàn tay khéo léo của các người thợ thủ công tại thị trấn Bình Định (An Nhơn), tre đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là sản phẩm con tôm làm bằng tre rất được du khách ưa thích.

Tôm Tre

13. Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu, Đập Đá

Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu có trên 200 năm, do ông tổ làng nghề Nguyễn Thiện gốc Ý Yên – Nam Định truyền dạy. Trước năm 1954, sản phẩm làng nghề rất nổi tiếng và đa dạng về chủng loại như: chảo gang, nồi đồng các loại, đồ thờ, tượng, chuông, khuôn ngói…

Từ năm 1954 đến năm 1975, sản phẩm đồng gồm: bình hoa, lư, đồ thờ cúng, nồi bảy dùng tráng bánh tráng hay nấu rượu… Sau năm 1975, sản phẩm chuyển qua đúc nhôm: đồ gia dụng nhà bếp; đúc đồng: đồ phụ tùng tàu thuyền như chân vịt, trục láp chân vịt; đúc gang: ổ đỡ, bánh đà, bơm nước…

Đúc Kim Loại

Khoảng 10 năm trở lại đây, hình thành các xưởng chuyên đúc đồng, nhôm, gang. Các sản phẩm nhôm như: đầu nối ống nước, puli, ổ đỡ, vỏ bơm nước…; sản phẩm gang như: các loại bơm nước, các loại bánh đà, bánh đai, các phụ kiện cho công nghiệp gỗ ngoài trời, trụ đèn trang trí…

14. Làng Nghề sản xuất tăm nhang (hương) trầm, quế An Nhơn

Nghề chẻ chu nhang (còn gọi tâm nhang hay tăm nhang) ở khu vực Bả Canh, phường Đập Đá (thị xã An Nhơn) đã có từ lâu đời và khi Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng đi vào hoạt động, thì nghề này càng “ăn nên, làm ra”.

Làng Nghề Làm Nhang

Ông Trịnh Thế Phúc, Trưởng khu vực Bả Canh, cho biết: “ Nghề chẻ chu nhang ban đầu chỉ có ở đội 10, bây giờ phát triển ra toàn khu vực, tính sơ đã có 380 hộ, với gần 800 lao động làm nghề này. Thu nhập tuy không cao, nhưng trung bình mỗi lao động một ngày được tiền công là 50 nghìn đồng, riêng lao động lành nghề là 70 nghìn đồng.

15. Làng nghề nem chả tré chợ huyện

Nem Chả

Tinh hoa ẩm thực thấm đượm trong “công nghệ” làm ra một chiếc nem. Nem gói xong để khoảng 3 ngày thì “chín”, có thể ăn được. Lúc bóc ra, miếng nem đỏ hồng rất bắt mắt, vừa thơm vừa có vị chua dìu dịu. Nem truyền thống có hai loại, nem chiếc và nem cây (1/2 kg/cây). Công nghệ làm nem Chợ Huyện không thay đổi gì từ thời ông nội anh đến giờ.

Đó là cách mà người làm nem bản địa giữ được chất lượng cũng như danh tiếng đặc sản do mình làm ra. Chả lụa Chợ Huyện cũng vậy, nguyên liệu chính là làm bằng thịt heo nạc nguyên chất quết nhuyễn, không pha hóa chất tạo dai, giòn nhưng vẫn tạo được hương vị thơm và dai, rất ngon.

Để có được những trải nghiệm thực tế tại những làng nghề này. Mời quý khách đặt tour LÀNG NGHỀ QUY NHƠN 1 NGÀY của chúng tôi. Liên hệ ngay để có giá ưu đãi! 02566.54.55.56 – 0941899994 – 0935.77.0246

QNS Hoàng 7 Tháng Hai, 2020