Định hướng giáo dục là gì

(Last Updated On: 03/12/2021)

Định hướng giá trị (ĐHGT) là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động [1; tr 67]. Đó là hệ thống những giá trị được cá nhân nhận thức, trở thành niềm tin và thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích trong cuộc sống.

ĐHGT là cấu tạo tâm lí đặc trưng của nhân cách, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là thanh niên -sinh viên (TN-SV) – nhóm xã hội đặc thù, là nguồn lực to lớn của xã hội, sẽ góp phần quyết định sự tiến bộ của xã hội hiện nay, xây dựng lí tưởng, niềm tin cách mạng, hình thành đạo đức lối sống, thúc đẩy động cơ lập thân, lập nghiệp, hình thành ý thức và trách nhiệm công dân…

Bên cạnh đó, đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, nhiều giá trị xã hội đang bị ảnh hưởng mạnh bởi xu thế toàn cầu hóa, trong đó có sự đan xen giữa những giá trị truyền thống và các giá trị hiện đại cả tích cực và không ít tiêu cực tạo nên cuộc đấu tranh trong quá trình tiếp nhận và hình thành ĐHGT của mỗi TN-SV nói riêng cũng như trong cộng đồng.

Khái niệm định hướng giá trị

ĐHGT là một trong những khái niệm của Tâm lí học, là yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc bên trong của nhân cách, được củng cố bởi kinh nghiệm sống cá nhân và tập hợp những trải nghiệm của cá nhân, giúp họ phân biệt cái có ý nghĩa, cái bản chất với cái vô nghĩa, cái không  bản chất.

– Theo I. T. Levukin: “ĐHGT là việc đánh giá các khả năng và tình hình hiện có, để xác định phương tiện và phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” [1; tr 68].

– Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ĐHGT là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Nó mang đậm nét tính xã hội – lịch sử chung của cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, những nét đặc thù của nhóm xã hội, nhóm lứa tuổi, giới nghề nghiệp, tôn giáo, địa phương khác nhau” [2; tr 37].

– Nhấn mạnh vai trò của ĐHGT trong việc điều chỉnh hành vi, tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng: “ĐHGT là các giá trị đã được con người sống trong xã hội tiếp thu với tư cách như là những tiêu chuẩn của hành vi” [3; tr 11].

– Tác giả Lê Đức Phúc quan niệm: “ĐHGT là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần; là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người. Đó cũng là năng lực của ý thức, nhận thức và đánh giá các hoạt động và các sản phẩm xã hội khác nhau” [4; tr 71].

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ĐHGT, song các tác giả đều có sự thống nhất ở các điểm cơ bản sau đây:

– ĐHGT là một yếu tố quan trọng của cấu trúc nhân cách, được hình thành và củng cố bởi năng lực nhận thức, bởi kinh nghiệm sống cá nhân qua sự trải nghiệm lâu dài, giúp cá nhân có thể tách cái có ý nghĩa, cái bản chất thiết thân đối với họ ra khỏi cái vô nghĩa, cái không bản chất. Bởi vì ĐHGT được hình thành thông qua quá trình cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, hoạt động sống cơ bản và là chủ thể của hoạt động đó, hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.

– Quá trình ĐHGT bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm), cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách.

– ĐHGT là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống cá nhân; tập hợp các giá trị đang tồn tại tạo nên nét đặc biệt của ý thức, bảo đảm tính kiên định của nhân cách. Sự kế thừa hành vi và hoạt động theo phương thức xác định chúng biểu thị ở nhu cầu và hứng thú, là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh và quyết định hệ động cơ của nhân cách.

Như vậy, theo chúng tôi: ĐHGT là thái độ lựa chọn của cá nhân hay của nhóm xã hội vào hệ thống giá trị này hay giá trị khác trên cơ sở hệ thống giá trị đó được nhận thức, hình thành niềm tin và có ý nghĩa và quyết định hành vi lựa chọn của họ.

– Có nhiều cách để phân loại ĐHGT, cụ thể:

+ Căn cứ vào đối tượng định hướng, có thể phân chia thành: ĐHGT vật chất và ĐHGT tinh thần.

+ Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con người đang theo đuổi, có thể phân chia thành: ĐHGT tích cực và ĐHGT tiêu cực.

+ Căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa cá nhân của giá trị, có thể phân chia thành: ĐHGT xã hội và ĐHGT cá nhân.

Vai trò của định hướng giá trị với sự phát triển nhân cách

Đối với việc hình thành nhân cách con người mới, ĐHGT có vai trò như sau:

– ĐHGT là cơ sở hình thành lí tưởng, niềm tin cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, sự biến đổi nền kinh tế thị trường và những biến động kinh tế chính trị phức tạp nên con người nói chung, TN-SV nói riêng cần phải có những nhận thức và chính kiến về những vấn đề như tình hình đất nước, xác lập lí tưởng, niềm tin của cuộc sống. Do đó, việc chỉ ra ĐHGT của TN-SV là một việc làm rất cần thiết.

– ĐHGT là chỉ tiêu của đạo đức, lối sống, quyết định những phẩm chất cá nhân như: tính mục đích, tính tư tưởng, sự nỗ lực ý chí, tính tích cực của nhân sinh quan.

– ĐHGT đối với thái độ lao động lập thân, lập nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, tạo thành lí tưởng, niềm tin của TN-SV hiện nay.

– ĐHGT là cơ sở hình thành ý thức trách nhiệm và nhân cách công dân. ĐHGT có vai trò định hướng nhân cách theo xu thế phát triển của xã hội mới, góp phần hình thành ý thức công dân và nhân cách con người mới trên cơ sở các chuẩn mực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • [1] Nguyễn Quang Uẩn (1995). Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị. Đề tài KX-07-04.
  • [2] Phạm Minh Hạc (1994). Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới. Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX-07.
  • [3] Trần Trọng Thủy (1993). Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 7, tr 11.
  • [4] Lê Đức Phúc (1992). Giá trị và định hướng giá trị. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 13, tr 71.

(Nguồn: Vũ Thùy Hương, Cơ sở tâm lí học về định hướng giá trị của thanh niên – sinh viên, Tạp chí Giáo dục, Số 433)

Giáo dục là một trong những thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó được hình thành từ một tư tưởng khá đơn giản và quen thuộc nhưng hàm chứa nhiều nội dung. Vậy khái niệm giáo dục là gì? Để có câu trả lời hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau nhé.

Định hướng giáo dục là gì

Xem thêm: 

40 mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục thông dụng

Trình bày khái niệm về quản lý nhà trường là gì?

1. Khái niệm giáo dục là gì?

Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.

Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.

Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học.

2. Mục đích của giáo dục là gì?

Đối với từng quá trình phát triển xã hội, mục đích của giáo dục sẽ thay đổi và tương ứng theo từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu giáo dục được chia ra làm 3 loại cơ bản. Đó là:

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống

Đây là quá trình con người được giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được về yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng tới.

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân

Mục tiêu này thường được áp dụng ở Mỹ và một số nước phương Tây giai đoạn năm 1970 – 1980. Mục tiêu này sẽ giúp tạo điều kiện cho con người tự do phát triển, tuy nhiên nhược điểm của nó là quá tự do và buông thả.

  • Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân

Mục tiêu này sẽ kết hợp giữa truyền thống và cá nhân. Hiện nay, mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Nó giúp hạn chế các nhược điểm và phát huy ưu điểm đồng thời của mục tiêu truyền thống và mục tiêu cá nhân.

Tóm lại có thể thấy mục đích của giáo dục là cung cấp, trang bị về các kiến thức và kỹ năng. Đồng thời rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập vào với cộng đồng của mình.

Định hướng giáo dục là gì

3. Lợi ích và vai trò của giáo dục

Đối với mỗi con người giáo dục giữ một vai trò tương đối quan trọng. Nó là một yếu tố giúp làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Khi có sự giáo dục, con người không chỉ sở hữu trí tuệ, kiến thức và kỹ năng mà còn có được nhân cách sống tốt.

Đối với xã hội, giáo dục cũng góp phần vào việc đổi mới về xã hội thông các hoạt động, suy nghĩ của từng cá nhân con người. Nhờ vào đó sẽ giúp con người hòa nhập được với cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động.

Nhờ những kiến thức, kỹ năng giáo dục sẽ giúp mỗi người sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và trong xã hội. Đồng thời hỗ trợ mọi người thích ứng được với hoàn cảnh của tự nhiên và trong xã hội một cách tốt nhất.

Nhờ các vai trò trên, giáo dục sẽ mang tới lợi ích cơ bản:

  • Giúp mỗi người có thể sống tự lập hơn.
  • Giúp mọi người lựa chọn một cuộc sống an toàn, ổn định và hạnh phúc nhất.
  • Nâng cao thu nhập của mỗi người nếu được giáo dục tốt.
  •  Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội.
  • Giúp con người cảm thấy tự tin và tránh được những thói quen xấu.
  • Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.

4. Các hình thức giáo dục chính quy

Sau khi đã nắm được khái niệm giáo dục là gì các bạn cũng phần nào biết được các hình thức giáo dục chính quy hiện nay. Hệ thống giáo dục chính quy tồn tại theo các cấp học khác nhau và phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của mỗi người. Đối với mỗi quốc gia sẽ có các cấp học, chương trình học khác nhau. Dưới đây là một số hình thức giáo dục chính quy bạn có thể tham khảo:

  • Hình thức giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là một hình thức giáo dục trong những năm đầu của trẻ với độ tuổi tầm 0 tới 6 tuổi. Người ta thường gọi hình thức này là nhà trẻ hay mẫu giáo.

Trong hình thức giáo dục mầm non, trẻ em sẽ được tiếp nhận và hỗ trợ đối với sự phát triển của xã hội, cung cấp các kỹ năng vận động và phối hợp.

Định hướng giáo dục là gì

  • Hình thức giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học thường sẽ hướng tới việc dạy đọc và viết. Nó sẽ hướng tới trẻ em độ tuổi từ 7 tới 12 tuổi. Trong hình thức này sẽ tương ứng với quá trình xóa mù chữ của cá nhân mỗi người. Đồng thời hỗ trợ việc tiếp thu những công cụ học tập và rèn luyện về đạo đức, giá trị.

  • Hình thức giáo dục trung học

Đây là hệ thống giáo dục tiếp theo trong nền giáo dục tiểu học mang tính chất bắt buộc tại hầu hết các quốc gia. Giáo dục trung học bao gồm giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Đối với giáo dục trung học cơ sở tại Việt Nam sẽ tương ứng với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Còn giáo dục trung học phổ thông được tính từ lớp 10 đến lớp 12.

  • Hình thức giáo dục đại học

Giáo dục đại học là một hình thức giáo dục bậc cao được diễn ra tại các trường đại học, học viện, cao đẳng. Học sinh cần phải tốt nghiệp cấp 3 thì mới đủ điều kiện tham gia giáo dục đại học. Tại đây sinh viên sẽ được dạy về cả lý thuyết và thực hành chuyên nghiệp.

  • Hình thức giáo dục đặc biệt

Loại hình thức này dành cho người khuyết tật. Nó chú trọng tới việc dạy các kỹ năng và kiến thức cần có trong cuộc sống để người khuyết tật có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất.

Bao gồm khoa học về các loại ngành nghề giúp người học thực hiện và làm việc sau quá trình tốt nghiệp.

Định hướng giáo dục là gì

5. Những yếu tố tác động đến giáo dục

Theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển sẽ có các yếu tố tác động tới nền giáo dục khác nhau. Điển hình như:

  • Môi trường kinh tế – xã hội

Bao gồm các yếu tố liên quan tới nền kinh tế, chính trị, xã hội, lao động, văn hóa, tâm lý trong xã hội… Người học thường dựa vào cuộc sống xã hội nhằm thay đổi cách học của mình cũng như là tìm ra việc làm tốt, dễ dàng nhất.

  • Chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục

Chất lượng của giáo dục bị ảnh hưởng bởi chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục. Trong đó ngân sách và chính sách được xem là yếu tố quan trọng nhất.

  • Tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục

Mặt tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục rất quan trọng giúp cho giáo dục được phát triển.

Khi một giảng viên, người hướng dẫn giỏi thì mới tạo ra chất lượng học sinh, sinh viên tốt. Chất lượng của giáo dục tốt khi có sự tham gia của người giảng dạy và người học một cách tích cực.

Xem thêm: 

Vai trò của giáo dục tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất, vai trò và ý nghĩa

Qua bài viết trên chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn khái niệm giáo dục là gì. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu được về khái niệm, tầm nhìn và vai trò của giáo dục đối với cuộc sống xã hội hiện nay. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website chính thức của Khóa Luận Tốt Nghiệp nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Định hướng giáo dục là gì

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!