Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Từ xưa đến nay, việc biếu quà cha mẹ mỗi dịp tết đến xuân về là để bày tỏ tình cảm giữa con cái và cha mẹ. Những món quà biếu xưa kia thường không nặng về vật chất mà chủ yếu là thể hiện tấm lòng người tặng. Món quà khi ấy chỉ là cân giò, đôi bánh trưng, cành đào, cành mai…là đã quý lắm rồi.

Tuy ý nghĩa món quà biếu tết là vậy nhưng mỗi dịp tết đến, các chị em lại khá đau đầu trong việc chọn quà tết hoặc biếu tết hai bên nội ngoại thế nào cho hợp lý. Vấn đề tưởng nhỏ nhưng lại là bài toán nan giải khó tìm lời giải đáp.

Mới đây, trong một diễn đàn tâm sự, các chị em đã rủ nhau bày tỏ nỗi lòng và cũng tiện tham khảo luôn biếu tết nội ngoại thế nào cho hợp lý nhất.

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Nickname mevitcon tâm sự: “Mình năm nào cũng sắm sửa mọi thứ cho nhà chồng chu toàn hơn nhà ngoại. Vì mình ở bên ngoại nên chỉ có tết mới có dịp biếu bố mẹ chồng tiền. Khoảng 23, 24 em đã cầm 3-4 triệu biếu ông bà sắm tết. Bản thân em còn sửa soạn thêm ít bánh kẹo, mứt, cành đào, quần áo cho ông bà…Còn nhà ngoại vì ở cùng suốt nên em sắm sửa hết 1 cái tết trước khi về bên chồng. Tổng cũng khoảng 3-4 triệu. Đến 30 tết thì mừng tuổi thêm mỗi người 500 ngàn. Mua cho nhà chồng cả thùng bánh mứt kẹo thì tôi chỉ chọn lấy vài gói mang sang nhà ngoại. Thế là mình vẫn bị chê trách không có hiếu với nhà chồng.”

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Fb H.N: “Chồng em năm nay đi làm mang tiền về cho em sắm tết. Anh đưa mẹ 5 triệu còn đưa em 1 triệu bảo cầm về đưa bà ngoại. Em không ý kiến gì vì bố mẹ em cũng không phải dạng thiếu thốn. Chỉ vì chuyện này mà tranh cãi với chồng thì không hay. Nhưng em thì thấy anh bên trọng bên khinh, rồi suốt ngày ra rả cái chuyện ông bà ngoại không giúp được gì nên chỉ biếu thế thôi.”

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Nickname yeuvavan123 bình luận: “Em thì biếu như sau:

- Nhà nội = nhà ngoại: 5 triệu/nhà

- Mừng tuổi 4 bố mẹ: 1 triệu

- Mua sắm quần áo cho bố mẹ 2 bên: 2 triệu

- Biếu thêm mỗi nhà 1 triệu tiền bánh kẹo

- Mua thêm cây đào, quất cho 2 nhà: 1 triệu

Năm nào cũng như năm nào. Em không bên trọng bên khinh dù bố mẹ chồng đối xử với em lạnh nhạt. Em cứ nghĩ mình làm thế cho chồng khỏi suy nghĩ.”

FB Q.H: “Mỗi năm mình chọn một món quà đơn giản thôi để tặng bố mẹ. Năm thì cành đào, năm chọn cây quất, năm thì ít hoa quả thờ… Miễn sao mình sống bằng tấm lòng chứ không nên coi trọng vật chất quá các chị em ạ.”

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

FB C.K: “Bố mẹ 2 bên nhà mình biết con cái làm ăn cũng khó khăn nên lúc nào cũng nhắc nhở không nên hình thức, quà cáp tốn tiền. Nhưng năm nào thấy dâu rể mang rượu ngô Tây Bắc, thịt trâu gác bếp về làm quà thì ông bà đều vui lắm. Đấy bố mẹ già cứ bảo không cần nhưng được biếu chút ít thì vẫn hãnh diện lắm.”

Nickname maihanxxx: “Biếu tiền bố mẹ chồng 1 triệu và nói: Con biếu bố mẹ chút tiền sắm tết, con ở xa có gì bố mẹ giúp con. Cái này biếu sớm đi, trước tết ý. Còn tết về thì mua cái gì ngon ngon, lạ lạ về cả nhà cùng thưởng thức. Nếu có thể thì mua thêm bánh kẹo, chai rượu để bày lên ban thờ thắp hương.”

Video: Bánh chưng cao cấp giá 600.000 đồng/cặp hút khách dịp Tết

Trong khi nhiều người hiện nay đặt nặng vấn đề chọn quà biếu tết bố mẹ cho “bằng chị, bằng em” thì đa số chị em lại cho rằng, tặng quà bố mẹ hai bên nội ngoại vào những dịp lễ Tết là điều cần thiết. Nhưng thực ra, chỉ cần đó là món quà ý nghĩa, hữu dụng là được.

Điều kiện kinh tế thế nào thì chi tiêu chừng ấy. Đừng nên quan trọng việc chọn quà đắt tiền vì như vậy sẽ phải gồng mình lên thắt chặt các khoản chi tiêu khác. Nhưng điều quan trọng nhất là cách biếu, tặng cần phải xuất phát từ sự chân thành của các con.

Nhiều cặp đôi đã thống nhất chuyện biếu Tết từ sớm để không xảy ra tranh cãi trong những ngày cuối năm.

Tết nhất, câu chuyện về tiền giữa những cặp vợ chồng lại được nói đến nhiều hơn khi cả hai đều cần lì xì và biếu quà gia đình nội ngoại. “Nên biếu Tết gia đình hai bên thế nào?” chính là chủ đề tiền nong khá nhạy cảm với nhiều gia đình. Ngược lại, có những cặp đôi bước qua mùa Tết tương đối nhẹ nhàng và chưa bao giờ xảy ra tranh cãi về chuyện biếu Tết nội ngoại. Họ đã giải quyết bài toán tài chính này như thế nào?

Không tiếc biếu Tết nhà ngoại nhiều hơn

Đó là câu chuyện của gia đình anh Nguyễn Thanh (29 tuổi, Hưng Yên), vừa mới lên đường rời Hà Nội về quê sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng của năm Quý Mão là 28 Tết. Mọi năm, vợ chồng anh Nguyễn Thanh luôn phân chia khoản tiền biếu gia đình hai bên ngang nhau, tức 10 triệu đồng tiền mặt, chưa tính 3-4 triệu đồng mua quà biếu họ hàng.

Tuy nhiên, năm nay tiền thưởng Tết của vợ chồng anh đều giảm. Nếu như năm ngoái, thưởng Tết của vợ là 2 tháng lương thì năm nay giảm còn một nửa. Trong khi đó, tiền thưởng của Nguyễn Thanh chỉ nhận được sau Tết.

Khi bàn chuyên biếu bố mẹ như thế nào, Nguyễn Thanh đã đề xuất biếu gia đình nhà ngoại nhiều hơn. Vợ anh cũng đồng tình với cách phân chia này.

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Ảnh minh họa

Nguyễn Thanh giải thích: “Suốt 5 năm kết hôn, vợ chồng mình chưa từng có một ngày về ăn Tết nhà ngoại. Mặc dù nhà ngoại chỉ còn lại mẹ và em gái của vợ. Bởi vợ là con lớn trong nhà nên hai vợ chồng tự nhận thức phải sắm sửa đầy đủ cho gia đình nhà ngoại, để Tết bên đấy có thêm không khí. Thêm nữa, trước đó mình đã mua sắm đồ Tết cho gia đình bên nội. Nên tính ra, mặc dù đưa cho nhà ngoại nhiều tiền mặt hơn nhưng chi phí của hai bên là ngang nhau".

Như vậy, năm nay gia đình Nguyễn Thanh đưa 5 triệu đồng cho nhà nội, 10 triệu đồng cho nhà ngoại, chưa tính tiền quà cáp. Theo trải nghiệm cá nhân của Nguyễn Thanh, việc biếu Tết nội ngoại như thế nào không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính của vợ chồng mà còn là hoàn cảnh của gia đình hai bên, bố mẹ có thể hỗ trợ tiền nong cho con cái đến đâu.

Nguyễn Thanh nêu quan điểm: “Nhiều vợ chồng thấy căng thẳng với nhau khi biếu Tết giữa hai nhà nội ngoại chênh lệch nhau. Biếu bố mẹ không nên tính toán quá, biếu xong mà mình thấy áp lực, rồi lan tỏa năng lượng đó tới ông bà thì biếu làm gì?

Mình nghĩ năm nay nhà nào có ít biếu ít. Bạn nên bảo năm nay bọn con khó khăn, ra Tết rủng rỉnh thì sẽ lì xì thêm cho bố mẹ. Chứ không nên tính toán thiệt hơn quá nhiều, bố mẹ không thích mà bản thân cái Tết cũng mất vui".

Hai bên biếu Tết ngang bằng nhau

Một trường hợp khác, Cẩm Nhung (25 tuổi, Hà Nội) quan điểm, không riêng khoản tiền biếu Tết mà nhiều chi phí khác trong cuộc sống cũng nên tuân theo nguyên tắc “nội sao thì ngoại vậy". Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, vợ chồng cô thống nhất biếu nhà nội và nhà ngoại là 3 triệu đồng.

Cẩm Nhung nói thêm, việc vợ chồng cô chọn biếu Tết hai bên ngang bằng nhau bởi lẽ hai ông bà không tạo áp lực tài chính phải biếu Tết. Đồng thời trong năm họ đã mua sắm nhiều đồ cho bố mẹ nên không đặt nặng tính toán cần biếu bên nào nhiều hơn bên nào.

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, Cẩm Nhung thông cảm với những gia đình chọn biếu Tết nhà nội nhiều hơn nhà ngoại hoặc ngược lại. Cô chia sẻ: “Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nên để kể ra phải biếu Tết ông bà như nào thì rất đa dạng. Mình cứ theo hoàn cảnh kinh tế của mình mà làm. Ví dụ, nhà mình biếu bố mẹ hai bên ngang nhau, ông bà vui, con cháu cũng vui.

Nhưng nhà đồng nghiệp mình lại khác. Họ biếu ông bà nội nhiều hơn vì cả năm trông con hộ hai vợ chồng. Cả năm, họ không cho ông bà được đồng nào, có khi bố mẹ còn phải phụ con tiền bỉm, tiền đồ ăn cho con, cho cháu. Do đó, họ thống nhất số tiền biếu nhà nội dư dả hơn, coi như cảm ơn ông bà cả năm giúp đỡ con cháu. Phía đằng ngoại cũng biết hoàn cảnh con, thế nên bà ngoại cũng bảo nên biếu bố mẹ chồng nhiều hơn là hợp lý".

Cả Nguyễn Thanh và Cẩm Nhung đều đồng tình trong câu chuyện tính toán biếu nội ngoại như thế nào, hai vợ chồng cần thống nhất quan điểm. Bởi tài chính biếu bố mẹ là một trong nhiều vấn đề mà vợ chồng cần giải quyết nhanh chóng, nếu không ổn thỏa có thể dẫn đến tranh cãi trong ngày Tết.

Cẩm Nhung bày tỏ: “Từ trước khi kết hôn, vợ chồng mình đã thống nhất việc phân chia tiền nong cho gia đình hai bên rồi. Chỉ riêng trong chuyện chi tiêu Tết, chồng dùng lương chồng biếu nhà nội, vợ dùng lương vợ biếu nhà ngoại. Chẳng may năm nào không đủ tiền thì vẫn chấp nhận biếu ông bà nhiều, ra Tết bớt tiêu là lại là ổn”.

Cho tiền nội ngoại thế nào cho phải đạo năm 2024

Ảnh minh họa

Làm sao để cân đối tài chính khi chi tiêu Tết tăng cao?

Ngoài chuyện biếu gia đình nội ngoại, một vấn đề mà các cặp đôi trẻ cần quan tâm là cân đối tài chính như thế nào khi chi tiêu trong ngày Tết tăng cao.

Nguyễn Thanh bày tỏ, từ trước Tết cứ khi nào rảnh thì vợ chồng sẽ đi sắm Tết, “tích tiểu thành đại”. Điều này giúp họ sắm sửa đồ đạc từ sớm, có nhiều lựa chọn và tiết kiệm chi phí hơn. Tính chất công việc của hai vợ chồng đều bận rộn cả những ngày giáp Tết, do đó tranh thủ mua sắm cũng giúp họ tránh căng thẳng mua đồ nếu về ăn Tết muộn.

Thêm nữa, từ cách đây 2 năm, vợ chồng Nguyễn Thanh đã thống nhất trước Tết vài tháng, cặp đôi sẽ cố gắng gửi một khoản nhỏ vào quỹ tiết kiệm, để dành chi tiêu trong những ngày cuối năm. “Mỗi tháng, mình cho tiền vào một tài khoản nhỏ, không để ý tới. Cuối năm chỉ việc lấy số dư để tiêu tiền và biếu bố mẹ thôi", Nguyễn Thanh nói.

Còn về phía vợ chồng Cẩm Nhung, cô cho rằng đều đặn gửi tiền vào tài khoản trước Tết là ý kiến hay. Nhưng nó không khả thi với những gia đình “có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu" và đang nuôi con nhỏ.

Để chi tiêu trong những ngày Tết, từ cách đây 1 tháng, gia đình Cẩm Nhung tính toán những khoản cần chi. Tiếp theo, cô sẽ đánh giá tình hình tài chính và lương thưởng của vợ chồng để đặt ra giới hạn chi tiêu. Bên cạnh đó, mỗi năm cặp đôi sẽ để dành một số tiền nhỏ cho các khoản chi phí phát sinh - đây là nguyên tắc quan trọng để vợ chồng Cẩm Nhung tránh những cuộc cãi vã về tiền nong trong Tết.