Cấu tạo xinap và truyền tin qua xinap hóa học năm 2024

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.

A. Lý thuyết bài học

I. KHÁI NIỆM XINÁP

Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến…

II. CẤU TẠO CỦA XINÁP

- Có 2 loại xináp : xináp hóa học và xináp điện. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật.

- Mỗi xináp chỉ có một loại chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. Ngoài ra, còn nhiều chất trung gian hóa học khác như đôpamin, serôtônin,…

- Xináp hóa học gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chùy xináp. Chùy xináp có các bóng xináp chất chứa chất trung gian hóa học.

III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINÁP

Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp. Thông tin được truyền qua xináp nhờ chất trung gian hóa học.

- Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau :

+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.

+ Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Xináp là:

  1. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
  1. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.
  1. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.
  1. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.

Lời giải:

Xináp là nơi tiếp xúc của chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Xináp là diện tiếp xúc giữa

  1. các tế bào ở cạnh nhau
  1. tế bào thần kinh với tế bào tuyến
  1. tế bào thần kinh với tế bào cơ
  1. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

Lời giải:

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác(tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

  1. Xináp hóa học và xinap điện
  1. khe xináp, cúc xinap, màng xinap
  1. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap
  1. màng sau, màng giữa và màng trước xinap

Lời giải:

Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận: chùy xinap, khe xinap, màng sau xinap

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có:

  1. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap
  1. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học
  1. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap
  1. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap

Lời giải:

1 xinap cơ bản gồm có :Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap (vì xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

  1. màng trước xináp
  1. chùy xináp
  1. màng sau xináp
  1. khe xináp

Lời giải:

Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin...).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong:

  1. Ti thể trong chùy xinap
  1. Các thụ thể ở màng sau xinap
  1. Các vi ống của chùy xinap và sợi thần kinh
  1. Các bóng xinap trong chùy xinap

Lời giải:

Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong các bóng xinap trong chùy xinap.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A.axêtincôlin và đôpamin

  1. a xê tin cô lin và serôtônin
  1. serôtônin và norađrênalin
  1. axêtincôlin và norađrênalin

Lời giải:

Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

  1. màng trước xináp
  1. khe xináp
  1. chùy xináp
  1. màng sau xináp

Lời giải:

Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Màng sau xinap có các

  1. thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
  1. các vi ống của chùy xinap
  1. bóng xinap
  1. Cả A, B và C

Lời giải:

Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

  1. khe xináp
  1. cúc xináp
  1. các ion Ca2+
  1. màng sau xináp

Lời giải:

Các ion Ca2+ không thuộc thành phần của xinap, chúng luôn có ở trong dịch bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

  1. bóng xináp
  1. chùy xináp
  1. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
  1. các ion Ca2+

Lời giải:

Các ion Ca2+ không thuộc thành phần của xinap, chúng luôn có ở trong dịch bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

  1. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
  1. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
  1. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .
  1. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Ion nào có tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra:

  1. Ca2+.
  1. Na+.
  1. K+.
  1. H+.

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?

  1. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.
  1. Màng sau xináp → khe xináp → chuỳ xináp → màng trước xináp.
  1. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.
  1. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Lời giải:

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?

  1. Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.
  1. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.
  1. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.
  1. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Lời giải:

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Do đâu các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ?

  1. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là:

Câu 17: Các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ khi?

  1. Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. K+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp
  1. H+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở bóng xi náp làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Khi các bóng xináp bị vỡ, các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào

  1. dịch mô
  1. dịch bào
  1. màng trước xi náp
  1. khe xináp

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Các bóng xináp gắn vào màng trước xinap và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào?

  1. chùy xinap
  1. khe xináp
  1. màng trước xi náp
  1. màng sau xinap

Lời giải:

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Khi nào xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp?

  1. Chất trung gian gian hóa học đi vào khe xináp
  1. Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp
  1. Chất trung gian hóa học tiếp xúc màng trước xináp
  1. Xung thàn kinh ở màng trước lan truyền đến màng sau xináp

Lời giải:

Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Trong cơ chế truyền tin qua xináp, chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau làm cho màng sau

  1. đảo cực
  1. tái phân cực
  1. mất phân cực
  1. đảo cực và tái phân cực

Lời giải:

Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin phân hủy thành

  1. axêtat và côlin
  1. axit axetic và côlin
  1. axêtin và côlin
  1. estera và côlin

Lời giải:

Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi , enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Sau khi điện thế hoạt động lan truyền tiếp ở màng sau, axêtincôlin sẽ

  1. bị gom lại trong các bóng xinap
  1. bị phân hủy
  1. di chuyển ngược về màng trước xinap
  1. di chuyển ra ngoài dịch mô

Lời giải:

Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi , enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24: Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

  1. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
  1. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
  1. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
  1. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp

Lời giải:

Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi, enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.

Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Điều gì xảy ra với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

  1. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp
  1. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
  1. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
  1. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi, enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.

Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự:

  1. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
  1. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp
  1. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp
  1. Xung TK đến làm Ca2+ đi vào chùy xi náp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xi náp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

Lời giải:

Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.

Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Cho các hoạt động sau:

(1): Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

(2): Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.

(3): Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự

  1. 2 – 3 - 1
  1. 1 – 2- 3
  1. 3 - 1- 2
  1. 2 – 1- 3

Lời giải:

Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.

Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

  1. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
  1. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
  1. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
  1. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp

Lời giải:

Trong quá trình tuyền tin qua xináp: xung thần kinh không lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Ý nào sau đây đúng?

  1. Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền qua xinap điện
  1. Tất cả các xináp đều chứa chất trung gian hóa học axêtincôlin
  1. Truyền tin qua xináp hóa học có thể không cần chất trung gian hóa học
  1. Xináp là diện tiếp xúc các tế bào cạnh nhau

Lời giải:

Tốc độ lan truyền qua xi náp hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền qua xinap điện vì Xináp hóa học cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xináp.

B sai, Có nhiều chất trung gian hóa học nhưng phổ biến nhất ở động vật có vú là axêtincôlin và noradrenalin.

C sai, Truyền tin qua xináp đều cần chất trung gian hóa học

D sai, Xináp là diện tiếp xúc giữa TBTK với TBTK hoặc với các tế bào khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

  1. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều
  1. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều
  1. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều
  1. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp

Lời giải:

Sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều.

Không có sự chuyển giao ngược lại do màng sau xinap không có các bóng xinap và màng trước xinap không có các thụ thể cho chất trung gian gắn vào.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 121: Nghiên cứu hình 30.2 và mô tả cấu tạo của xináp hóa học.
  • Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 30 trang 122: Nghiên cứu hình 30.3 và trả lời các câu hỏi sau: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?
  • Bài 1 (trang 123 SGK Sinh 11): Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp.
  • Bài 2 (trang 123 SGK Sinh 11): Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp.
  • Bài 3 (trang 123 SGK Sinh 11): Đánh dấu X vào ô ▭ cho câu đúng về xináp.
  • Bài 4 (trang 123 SGK Sinh 11): Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

  • Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật
  • Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
  • Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
  • Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật
  • Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
  • Cấu tạo xinap và truyền tin qua xinap hóa học năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Cấu tạo xinap và truyền tin qua xinap hóa học năm 2024

Cấu tạo xinap và truyền tin qua xinap hóa học năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.