Chế độ bồi dưỡng luyện tập người không hưởng lương

HƯỚNG DẪNTHỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 180/2006/Q Đ-TTG NGÀY09/8/2006 CỦA THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ PHỤCẤP ƯU ĐÃI THEONGHỀ VÀ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI LAOĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

NGÀNH VĂN HÓA - THÔNG TIN

- Căn cứ Quyết địnhsố 180/2006/Q Đ - TTg ngày 09/8/2006 của Thủtướng Chính phủ về chế độ phụcấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡngđối với lao động biểu diễn nghệthuật ngành văn hóa - thông tin; Bộ Văn hóa - Thông tin,Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện như sau:

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VIÁP DỤNG:

Các đơn vị nghệ thuật biểudiễn của Nhà nước,bao gồm:

1. Các Nhà hát thuộc các bộ, ngành ở Trungương và địa phương;

2. Các Đoàn nghệ thuật thuộc cácbộ, ngành ở Trung ương và địaphương.

II. ĐỐITƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Đối tượng hưởngchế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề:

Lao độngbiểu diễn nghệ thuật (diễn viên)được hưởng chế độ phụcấp ưu đãi theo nghề thuộc phạm vi ápdụng tại Thông tư này là diễn viên trong chỉ tiêubiên chế được giao, trực tiếp tham giatập luyện, biểu diễn, bao gồm: diễn viênmúa, tuồng, nhạc hơi, xiếc, nhạc kịch,vũ kịch, rối nước, cải lương, chèo,múa rối, hát mới, dân ca, kịch, nhạc dây, nhạcgõ, được xếp lương các ngạch diễnviên theo các mã số sau:

a) 17.157 (Diễn viên hạng I);

b) 17.158 (Diễn viên hạng II);

c) 17.159 (Diễn viên hạng III).

2. Đối tượng hưởngchế độ bồi dưỡng tập luyện,biểu diễn:

a) Diễn viên được hưởngchế độ phụ cấp ưu đãi theo nghềquy định tại các điểm a, b và c khoản 1mục IIphần I nói trên;

b) Chỉ đạo nghệ thuậtbuổi diễn, xếp lương theo các ngạch mang haichữ số đầu 17 như đạo diễn, biênđạo múa, hoạ sĩ;

c) Diễn viên đóng vai phụ, ngườiphục vụ tập luyện, biểu diễn và các nhânviên khác (kể cả trưởng, phó đoàn và cấpdưỡng).

3. Đối tượng không áp dụng:

Đối tượng quy địnhtại khoản 1 mục II phần I nêu trên khôngđược tính hưởng phụ cấp ưu đãitheo nghề trong thời gian sau:

a) Thời gian đi công tác,làm việc ở nước ngoàihưởng 40% tiền lương theo quy địnhtại khoản 4điều8Nghị định số 204/2004/N Đ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ vềchế độ tiền lương đối với cánbộ, công chức, viên chức và lực lượngvũ trang;

b) Thời gian đi công tác, học tậpở trong nước không trực tiếp làm chuyên mônbiểu diễn nghệ thuật liên tục trên 3 tháng;

c) Thời gian nghỉ việc riêng khônghưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;

d) Thời gian nghỉ ốm đau, thaisản vượt quá thời hạn theo quy địnhcủa Điều lệ Bảo hiểm xã hội hiệnhành và Luật Bảo hiểm xã hội;

đ) Thời gian bị đình chỉ côngtác;

h) Thời gian không trực tiếp làm công tácbiểu diễn nghệ thuật mà làm công việc kháctừ 1 tháng trở lên.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Mứcphụ cấp ưu đãi theo nghề,nguồn kinh phí và phươngthức chi trả:

1. Mức phụ cấp ưu đãi theonghề:

a) Mức 20% được tính trên mứclương hiện hưởng cộng với phụcấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có), áp dụng đốivới diễn viên múa, tuồng, nhạc hơi, xiếc,nhạc kịch, vũ kịch, rối nước;

b) Mức 15% được tính trên mứclương hiện hưởng cộng với phụcấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có), áp dụng đốivới diễn viên cải lương, chèo, múa rối(rối cạn, rối bóng), hát mới, dân ca, kịch,nhạc dây, nhạc gõ.

2. Nguồn kinh phí, cách tính và phươngthức chi trả:

a) Nguồn kinh phí:

Kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãitheo nghề đối với lao động biểudiễn nghệ thuật (diễn viên) được tríchtừ nguồn thu biểu diễn.

Đối với những đơn vịnghệ thuật biểu diễn tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động hoặcđược ngân sách nhà nước bảo đảmtoàn bộ chi phí hoạt động, nếu không cânđối được thì ngân sách Nhà nước xem xéthỗ trợ.

b) Cách tính:

Phụ cấpưu đãi theo nghề được tính trên mứclương ngạch, bậc hiện hưởng cộngphụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụcấp thâm niên vượt khung (nếu có), đượcxác định theo công thức sau:

Phụ cấp ưu đãi theonghề được hưởng

=

Mức lương tối thiểu chung

x

Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy ra hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

x

Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng theo quy định

c) Phương thức chi trả:

Phụ cấpưu đãi theo nghề đối với lao độngbiểu diễn nghệ thuật (diễn viên)được trả cùng tiền lương hàng tháng vàkhông dùng để tính đóng, hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế.

II. Bồidưỡng tập luyện và bồi dưỡng biểudiễn:

1. Mức và đối tượngđược hưởng bồi dưỡng tậpluyện:

a) Mức 20.000 đồng/ngày: áp dụngđối với diễn viên đóng vai chính trong các vởdiễn; diễn viên chính trong các chương trình ca múanhạc,xiếc và múa rối;

b) Mức 15.000 đồng/ngày: áp dụngđối với diễn viên đóng vai chính thứ trongcác vở diễn; diễn viên chính thứ trong cácchương trình ca múa nhạc; diễn viên xiếc và múarối trong vai chính thứ;

c) Mức 10.000 đồng/ngày: áp dụngđối với diễn viên đóng vai phụ trong cácvở diễn, diễn viên phụ trong các chương trìnhca múa nhạc, xiếc, múa rối và người phụcvụ cho tập luyện.

2. Mức và đối tượngđược hưởng bồi dưỡng biểudiễn:

a) Mức 50.000 đồng/buổi diễn:áp dụng đối với diễn viên đóng vai chínhtrong các vở diễn; diễn viên chính trong các chươngtrình ca múa nhạc, xiếc, múa rối; chỉ đạonghệ thuật trong buổi diễn;

b) Mức 40.000 đồng/buổi diễn:áp dụng đối với diễn viên đóng vai chínhthứtrong các vở diễn;diễn viên chính thứ trong các chương trình ca múanhạc, xiếc, múa rối;

c) Mức 20.000 đồng/buổi diễn:áp dụng đối với diễn viên phụ trong cácchương trình hoặc vở diễn; ngườiphục vụ cho biểu diễn và các nhân viên khác (kểcả trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).

Đối với trường hợp kiêmnhiệm thì chỉ được hưởng mộtmức bồi dưỡng biểu diễn cao nhấtcủa nhiệm vụ được giao.

3. Nguồn kinh phívà phương thức chi trả bồi dưỡngtập luyện, bồi dưỡng biểu diễn:

a) Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phíchi trả bồi dưỡng tập luyện và bồidưỡng biểu diễn được trích từnguồn thu biểu diễn và trích từ tiền chidựng chương trình, vở diễn.

b) Phương thức chi trả:

- Bồi dưỡng tập luyện,bồi dưỡng biểu diễn được trảtheo ngày tập luyện hoặc buổi biểu diễn vàkhông dùng để tính đóng, hưởng chếđộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế.

- Khi biểu diễn ở vùng sâu, vùng xa,miền núi, hải đảo hoặc biểu diễnphục vụ nhiệm vụ chính trị thì Nhànước đài thọ toàn bộ khoản chi bồidưỡng tập luyện vàbồi dưỡng biểu diễnđối với các đốitượng được hưởng theo quy địnhtại Thông tưnày.

- Đối với các đơn vị hàngnăm có nguồn thu biểu diễn sau khi thực hiệnđủ nghĩa vụ đối với Nhànước,nếu có khảnăng tài chính thì được xem xét vận dụngchế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề,bồi dưỡng tập luyện và bồi dưỡngbiểu diễn đối với diễn viên hợpđồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trongbiên chế.

Phần III

HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨCTHỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tưsố 52/1999/TTLB-BTCCBCP-BTC-BVHTT ngày 22 tháng 11 năm 1999của Liên tịch Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ(nay là Bộ Nội vụ), Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn thực hiện Quyếtđịnh số 174/1999/Q Đ-TTg ngày 23/8/1999 củaThủ tướng Chính phủ về chế độphụ cấp thanh sắc và bồi dưỡng đốivới lao động biểu diễn nghệ thuậtngành văn hóa - thông tin.

2. Chế độ phụ cấp ưuđãi theo nghề được tính hưởng từngày 01 tháng 10 năm 2004 đồng thời với thôihưởng chế độ phụ cấp thanh sắcquy định tại Quyết định 174/1999/Q Đ-TTg.

3. Chế độ bồi dưỡngtập luyện và bồi dưỡng biểu diễnđược thực hiện theo Quyết địnhsố 180/2006/QĐ-TTgngày09/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trách nhiệm người đứngđầu cơ quan, đơn vị nghệ thuậtbiểu diễn;

-Căn cứvào nguồn thu biểu diễn để tính trảphụ cấp ưu đãi theo nghề và bồidưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểudiễn theo quy địnhtại Thông tư này.

-Lập kếhoạch tập luyện, biểu diễn và kếhoạch thu, chi tài chính hàng năm theo quy định củachế độ quản lý tài chính hiện hành. Đốivới chương trình biểu diễn ở vùng sâu, vùngxa, miền núi, hải đảo hoặc biểu diễnphục vụ nhiệm vụ chính trị đượcgiao thực hiện (nếu có) phải lập dự toáncụ thể các khoản chi bồi dưỡng tậpluyện, biểu diễn gửi cơ quan tài chính theo phâncấp ngân sách làm căn cứ để xem xét hỗtrợ kinh phí.

Việc xác định địa bàn miềnnúi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dântộc; địa bàn hải đảotheo thực tế địa lý;địa bàn vùng sâu, vùng xatuỳ theo đặc điểm của từngđịa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnhhướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhấtcủa Liên Bộ.

5. Đối tượng do Bộ Quốcphòng,Bộ Công an quản lý cóhướng dẫn riêng sau khi thống nhấtý kiến với Bộ Văn hoá- Thông tin, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc, đề nghị phản ánh vềBộ Văn hoá - Thông tin để phối hợp vớiBộ Nội vụ, Bộ Tài chính nghiên cứu, giảiquyết./.