Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự năm 2024

Như thế nào là người bị mất năng lực hành vi dân sự? Người bị tai nạn giao thông, phải lấy hộp sọ. Hiện tại không nói chuyện được, nhưng ký tên được và hiểu được vấn đề người khác nói, ví dụ như: ông có bán đất cho người khác không, thì gật đầu. Như vậy người này có được xem là người mất năng lực hành vi dân sự không?

1. Hành vi dân sự là gì?

Hành vi dân sự là hành vi của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan đến quan hệ tài sản nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi dân sự được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

2. Cách xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự

Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy thì việc xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần và được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự.

Chào bạn, THƯ VIỆN BẢN ÁN đưa ra một số tiêu chí phân biệt hai khái niệm mất và hạn chế năng lực hành vi dân sự sau, bạn cùng tham khảo:

Tiêu chí

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự

Đối tượng

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.

Căn cứ ra quyết định

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Hệ quả pháp lý

Họ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự mà vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ.

Họ không còn năng lực hành vi dân sự, không thể tham gia bất kì một giao dịch dân sự nào, các giao dịch dân sự của họ sẽ do người đại diện của họ xác lập và thực hiện.

Điều kiện khôi phục năng lực

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ pháp lý

Điều 24 Bộ luật Dân sự

Điều 22 Bộ luật Dân sự

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Bài viết dưới đây trình bày cụ thể về năng lực hành vi dân sự là gì? Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thế nào về năng lực hành vi dân sự.

1. Năng lực hành vi dân sự là gì? Ví dụ về hành vi dân sự

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Trong đó, định nghĩa năng lực hành vi dân sự là gì được định nghĩa tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo định nghĩa này, có thể hiểu, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự là người có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến mình.

Việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của cá nhân có thể thông qua hành động hoặc không hành động, lời nói, cử chỉ… và tuỳ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận thức, làm chủ hành vi… của người đó để xác định năng lực hành vi dân sự của họ thế nào.

Có thể lấy ví dụ về năng lực hành vi dân sự là gì như sau:

Ông Nguyễn Văn A là chủ sở hữu hợp pháp của một chiếc xe ô tô. Theo đó, khi tinh thần hoàn toàn minh mẫn và bằng khả năng của mình, ông A có thể thực hiện các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của mình: Mua bán, tặng cho, thế chấp… cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào mà không ai có quyền ngăn cản.

Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự năm 2024
Bộ luật Dân sự định nghĩa năng lực hành vi dân sự là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Các trạng thái của năng lực hành vi dân sự gồm những gì?

Sau khi nắm rõ định nghĩa năng lực hành vi dân sự là gì, độc giả thường sẽ thắc mắc về các trạng thái của năng lực hành vi dân sự. Tại Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự được chia thành các trạng thái sau đây:

2.1 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Như vậy, hiện không có định nghĩa cụ thể người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là gì nhưng có thể căn cứ vào quy định này để xác định một người được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gồm các đặc điểm:

- Là người thành niên: Người thành niên là người có độ tuổi từ đủ 18 trở lên.

- Không thuộc các trường hợp: Mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cá nhân có toàn quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Song song với đó người này cũng phải tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm với các hành vi mà mình thực hiện.

2.2 Mất năng lực hành vi dân sự

Quy định về mất năng lực hành vi dân sự là gì được nêu tại Điều 22 Bộ luật Dân sự. Theo đó, mất năng lực hành vi dân sự là trạng thái của năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng các điều kiện:

- Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

- Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự sau khi đã giám định pháp y tâm thần và có kết luận về điều này.

- Đã được Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Có thể thấy, so với người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, việc mất năng lực hành vi dân sự là việc mà một người không thể bằng hành vi, khả năng của mình để tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ liên quan.

Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng khẳng định, người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình thực hiện các giao dịch mà những giao dịch này phải do người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện, xác lập.

Thế nào là mất năng lực hành vi dân sự năm 2024
Mất năng lực hành vi dân sự có tự mình thực hiện giao dịch không? (Ảnh minh hoạ)

2.3 Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Quy định này được nêu tại Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, khi người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan hữu quan yêu cầu thì Toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trong trường hợp:

- Nghiện ma tuý dẫn đến phá tán tài sản.

- Nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản.

Trong quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Toà án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật cùng phạm vi đại diện của người này với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Khi đó, các giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được người đại diện đồng ý trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người này hoặc pháp luật có quy định khác.

2.4 Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Một trong những trạng thái của năng lực hành vi dân sự là khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Theo đó, Điều 23 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Theo quy định này, Toà án sẽ ra quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi đáp ứng các điều kiện:

- Người thành niên không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự do tình trạng thể chất hoăc tinh thần.

- Có kết luận giám định pháp y tâm thần hợp pháp.

- Do chính người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu.

Trong quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Toà án sẽ chỉ định người giám hộ cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của người này.

Như thế nào là có năng lực hành vi dân sự?

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự khi người đó có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thông qua hành vi của chính người đó.nullNăng lực hành vi dân sự có từ khi nào theo Bộ luật Dân sự? - LuatVietnamluatvietnam.vn › nang-luc-hanh-vi-dan-su-co-tu-khi-nao-568-93329-articlenull

Những ai bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định. Họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là do nghiện ma túy, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…nullTheo pháp luật hiện hành hạn chế năng lực hành vi dân sự là gìluattoanquoc.vn › han-che-nang-luc-hanh-vi-dan-su-la-ginull

Ai là người mất năng lực hành vi?

Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định ...null2. Năng lực hành vi dân sựquangtrach.quangbinh.gov.vn › upload › huyenquangtrach › Filenull

Năng lực hành vi chấm dứt khi nào?

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổi thành niên. Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết).nullKhi nào cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? - Luật Minh Khuêluatminhkhue.vn › khi-nao-ca-nhan-co-nang-luc-hanh-vi-dan-sunull