Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Thịt lợn được xem là món ăn chính trong mâm cơm của mọi gia đình người Việt. Ngoài phần thịt, các bà nội trợ khéo tay còn tận dụng các bộ phận khác của lợn như gan, óc, da, ruột non, ruột già, xương… chế biến thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn.

Người bình thường có thể ăn những món được chế biến từ lợn theo sở thích, đối với bà bầu cần phải thận trọng. Khi mang thai, mẹ bầu chỉ nên lựa chọn những món ăn ngon, an toàn, hợp vệ sinh. Một số bộ phận của lợn có thể tốt với người khác, đối với bà bầu đôi khi gây ra những xáo trộn hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Dưới đây là danh sách bà bầu không nên ăn 6 món của lợn, mẹ hãy cần cẩn trọng, suy nghĩ thật kỹ trước khi ăn mẹ nhé:

Gan lợn

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Gan là thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cần thiết để nuôi dưỡng mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên hàm lượng cholesterol xấu trong gan cũng khá cao, nếu tiêu thụ gan lợn quá nhiều sẽ làm cholesterol trong máu - nguyên dẫn dẫn đến các bệnh lý về tim mạch

Phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn gan lợn với hàm lượng cao, nhiều nghiên cứu cho rằng hàm lượng vitamin A được tìm thấy trong gan lợn rất cao có liên quan đến dị tật bẩm sinh thai nhi. Dù nghiên cứu chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng mẹ bầu nên kiêng cho lành. Có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác có thể thay thế gan lợn như sữa, chế phẩm từ sữa, rau củ trái cây tươi, không nhất thiết phải ăn gan lợn trong suốt thai kỳ để bồi bổ cơ thể mẹ nha.

Óc lợn

Nói đến việc bà bầu không nên ăn 6 món của lợn, mẹ hãy nhớ óc lợn nhé. Theo các chuyên giá, óc lợn là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong óc lợn có chứa nhiều canxi, photpho, sắt… những chất rất cần thiết cho ổn xương khớp, tăng trưởng chiều cao của thai nhi. Tuy nhiên trong óc lợn còn chứa một lượng nhỏ độc tính, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc.

Óc lợn là bộ phận chứa rất nhiều chất béo, bà bầu ăn thường xuyên rất dễ dẫn đến tăng cân quá mức, thừa cân béo phì, nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ rất dễ sinh ra các biến chứng như sinh non, sinh thiếu tháng, trẻ bị tiểu đường trong tương lai, mẹ bầu rất dễ bị hậu sản, băng huyết sau sinh, đe dọa tính mạng rất cao.

Phổi lợn

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Phổi lợn được các thầy thuốc đông y kết hợp với một số loại thuốc bắc dùng làm thuốc chữa bệnh hen phế quản, viêm phế quản. Tuy nhiên, khi bào chế thuốc đã được xử lý rất sạch sẽ loại bỏ các chất độc hại nhờ vào các thiết bị, dụng cụ chuyên môn.

Các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng, phổi lợn là bộ phận rất nhiễm các loại vi khuẩn, độc tố, kim loại nặng nhất. Phần lớn các loại vi khuẩn này thâm nhập vào cơ thể lợn thông qua khí quản, xuống phổi, tích tụ lâu ngày trở thành độc tố.

Mẹ bầu hạn chế ăn phổi lợn, nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng dẫn đến dị tật thai nhi rất cao. Chưa hết, nếu mẹ bầu ăn phải phổi lợn chưa được làm sạch, chế biến kỹ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Mỡ lợn

Được mệnh danh là bộ phận có chứa cholesterol rất cao, người bình thường tiêu thụ mỡ lợn trong thời gian dài dễ mắc các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch có nguy cơ đột quỵ.

Nếu ăn mỡ lợn ở mức vừa phải, đặc biệt trẻ nhỏ nhờ hàm lượng chất béo trong mỡ lợn sẽ kích thích phát triển não bộ, giúp cho hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt hơn, dễ hấp thu thức ăn tốt hơn.

Phụ nữ mang thai, ăn nhiều mỡ lợn sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày rất khó chịu. Với hàm lượng chất béo cao, nếu mẹ bầu tiêu thụ mỡ lợn thường xuyên sẽ dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ rất cao.

Ruột non, ruột già

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Ruột non, ruột già được các bà nội trợ sáng tạo ra nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Chế biến ruột non cũng khá công phu, đòi hỏi phải thật kiên trì, phần ruột lợn mới sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn ruột non, ruột già của lợn vì lo sợ còn nhiều vi khuẩn tồn động. Thực tế lượng vi khuẩn sẽ chết đi khi nấu hay chế biến ở nhiệt độ cao không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ. Điều đáng lo ngại trong quá trình chế biến, lượng vi khuẩn này sẽ dễ dàng thâm nhập cơ thể mẹ bầu qua đường không khí, do đó, mẹ bầu tránh xa các bộ phận này càng tốt.

Hơn nữa lượng cholesterol không tốt có rất nhiều trong ruột, mẹ bầu hạn chế ăn để tránh dư thừa, gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, đặc biệt dễ mất dáng sau sinh.

Da lợn

Da lợn được nhiều người dùng làm những món ăn ngon hấp dẫn như nem, chạo… Đông Y dùng da lợn để chữa bỏng và một số bệnh lý khác.

Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng da lợn có nhiều collagen cải thiện sạm nám, săn chắc da, tái tạo da rất tốt. Tuy nhiên, da lợn rất khó tiêu hóa, chúng ta không nên ăn quá nhiều. Bà bầu ăn nhiều da lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, rất khó chịu.

Bà bầu chỉ nên ăn phần thịt lợn

Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein, axit amin cần thiết cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

Hàm lượng đạm cao trong thịt lợn giúp cơ thể săn chắc. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thịt lợn sẽ thừa đạm, khó tiêu hóa, dẫn đến táo bón, chán ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Bà bầu nên ăn thịt lợn với mức vừa đủ. Đảm bảo thịt lợn phải được nấu chín kỹ, không ăn thịt tái sống, đặc biệt là món tiết canh lợn.

Ngoài việc chú ý chuyện bà bầu không nên ăn 6 món của lợn thì mẹ cũng nên để ý việc mua thịt lợn, mẹ bầu nên chọn những cửa hàng bán thịt uy tín, có dấu kiểm dịch, tránh mua nhầm thịt nhiễm khuẩn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Làm mẹ là thiên chức và là sứ mệnh cao cả, thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, lần đầu mang thai chắc chắn ai cũng đều băn khoăn, bỡ ngỡ không biết nên uống gì, ăn gì để tốt nhất cho cả mẹ và bé. Trong bài viết dưới đây, quầy thuốc Linh Sơn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng như giải đáp thắc mắc chi tiết bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu.

Bà bầu ăn gì trong 3 tháng đầu rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. BSCK II. Đinh Thị Kim Liên – Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đây là giai đoạn bạn đang làm quen dần với những thay đổi trong thai kỳ. Do thai nhi đang hình thành, nhu cầu năng lượng chưa cao nên thực đơn không cần thay đổi nhiều, chỉ cần duy trì cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ như trước khi mang thai và bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ là đầy đủ.

BS. Liên cũng lưu ý một số dưỡng chất bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ là axit folic, sắt, canxi và protein. Những dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm như súp lơ, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh; họ hàng nhà đậu; các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi; đậu phộng, trứng, cá hồi, sữa….

Nguồn: bachmai.gov.vn


Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Tin vui cho các mẹ mong có bầu, mẹ đang mang bầu là hàm lượng tiền sinh tố A và acid Folic trong tảo xoắn Spirulina cực kỳ cao, không có rau củ quả nào trong tự nhiên có kể kì bịp…


Đăc biệt những mom mong có bầu đừng quên bổ sung acid folic và tiền sinh tố A vài tháng trước khi mang bầu, 2 chất trên đã được nghiên cứu với kết quả có thai nhi vượt trội khi mẹ sử dụng trước đó.


Cha mẹ cần xem chi tiết sản phẩm và tư vấn về Tảo xoắn Spirulina Quầy Thuốc Linh Sơn vui lòng bấm vào ô bên dưới.




Lưu ý



  • Tảo là sản phẩm hỗ trợ tăng cường dưỡng chất, không phải thuốc chữa bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

  • Trên thị trường có rất nhiều loại xuất xứ khác nhau. Cha mẹ nên tìm hiểu về tác dụng, xuất xứ và lứa tuổi trước khi sử dụng.


Đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ quan trọng như thế nào?

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu diễn ra nhiều thay đổi mạnh mẽ.

3 tháng đầu là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. Hệ thống thần kinh của bé bắt đầu phát triển khi mẹ mang thai vào tuần thứ 4. Sau đó 2 tuần, tủy sống và não được hình thành, cùng với đó là quá trình phát triển của hệ tuần hoàn, tim cùng các cơ quan nội tạng khác. Và mọi bộ phận trên cơ thể thai nhi dần hoàn thiện khi mẹ bước vào cuối tuần thứ 12 của thai kỳ.

Theo các bác sĩ, để phát triển một cách toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, đặt biệt là canxi, vitamin D, axit folic, sắt,…..Nếu mẹ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, dị tật thậm chí là sảy thai.

Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ khoa học, đầy đủ là điều quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh mà còn giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất.

Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp đủ 200 – 300 calo. Cân nặng chỉ cần tăng thêm 0.9 – 2.3kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Lúc này thai nhi vẫn còn quá nhỏ do đó mẹ chưa cần thiết phải tăng nhiều cân.

Mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

1. Axit folic hay vitamin B9

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Vitamin B9 hay Axit folic là các chất cần thiết và quan trọng cho hệ thần kinh của bé. Thiếu Axit Folic sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như: thai vô sọ, khiếm khuyết ống thần kinh đồng thời tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như sứt môi, tim,…..

Để cung cấp vitamin B9 mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, thịt gia cầm cũng như các loại trái cây như cam, chanh. Tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu mà mỗi ngày mẹ cần bổ sung trung bình khoảng 500mcg axit folic.

2. Sắt

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Bông cải xanh giàu sắt và chất xơ

Sắt là chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Nó có vai trò phòng ngừa thiếu máu và tăng thể tích máu. Mẹ bầu thiếu máu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm lực co bóp tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của bé trong 6 tháng đầu đời.

Do đó, mỗi ngày mẹ cần bổ sung ít nhất 15gr sắt bằng cách tăng cường ăn rau canh, gan, thịt, tim cũng như các loại hạt vào thực đơn dinh dưỡng.


Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Chela-Ferr Forte – Viên uống bổ xung sắt dành cho bà bầu – Nhập khẩu từ Ba Lan


Chela Ferr Forte đã được nghiên cứu lâm sàng KIỂM NGHIỆM và CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ tại BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG.


Chela Ferr Forte dễ hấp thu nên không gây táo bón, giảm cảm giác buồn nôn thai nghén, giúp bổ sung sắt và các vitamin cần thiết, làm giảm triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.



  • Nhập khẩu và phân phối: Công ty TNHH dược phẩm Sabina

  • Số ĐKSP: 6094/2018/ĐKSP

  • Số XNQC: 01343/2018/ATTP-XNQC




Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


3. Canxi

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình mẹ mang thai cũng như giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Nó có vai trò giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ. Hình thành răng và hệ xương vững chắc cho bé.

Khi mang thai, nếu thiếu canxi mẹ bầu bị đau nhức xương, dễ bị vọp bẻ, bé bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Do đó, để bổ sung thêm canxi cho cơ thể, mẹ cần bổ sung cua, tôm, trứng, cá, đậu đỗ, rau xanh,…mỗi ngày.


Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Chela Calcium D3 – Bổ sung canxi thế hệ mới, dễ hấp thu hơn, không gây táo bón – Nhập khẩu Ba Lan


Kết quả kiểm nghiệm chứng minh, Calcium Chelate Albion hấp thụ tối đa nên không gây lắng cặn, không gây hại nên đường tiêu hóa nên không gây táo bón, dị ứng, nóng trong. Các thử nghiệm cũng chứng minh Calcium Chelate Albion có khả năng hấp thụ tốt nhất trong các dòng canxi hiện nay.



  • Nhập khẩu và phân phối: Công ty TNHH dược phẩm Sabina

  • Số XNCB: 50167/ATTP-XNCB

  • Số XNQC: 00237/2018/ATTP-XNQC




Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


4. Protein (chất đạm)

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Thực phẩm giàu protein rất cần thiết cho mẹ bầu dưỡng thai

Protein là chất quan trọng để tạo mô mới cũng như các kháng thể cho hệ miễn dịch, giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ có thể bổ sung nguồn protein từ ngũ cốc, các loại đậu cũng như thịt,…để đáp ứng đủ 10-18g chất đạm mỗi ngày.

5. Vitamin D

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Thực phẩm giàu vitamin D cho bà bầu

Vitamin D có nhiều trong sữa, trứng cũng như ánh nắng của mặt trời. Ngay từ khi trong bụng mẹ, bé cần hình thành mầm răng sữa cũng như phát triển hệ xương, do đó bên cạnh bổ sung các thực phẩm giàu canxi, mẹ cần phơi nắng mỗi ngày để tăng cường vitamin D giúp hấp thụ canxi cho cơ thể.

Mỗi ngày, mẹ cần phơi nắng 10 – 15 phút, nên lựa chọn thời điểm nắng mai, tránh ánh nắng quá gay gắt. Để ánh nắng chiếu thẳng vào cơ thể, không nên đi vớ, đeo găng tay hay phơi nắng sau cửa kính.

6. Các vitamin và khoáng chất

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết đối với mẹ bầu

Vitamin và khoáng chất là các chất giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ tránh bị táo bón, ợ hơi hay sạm da.

Để cung cấp các chất này, mẹ cần ăn nhiều loại trái cây như nho, táo, quýt, cam cùng các loại rau xanh. Mỗi ngày bổ sung ít nhất 300gr vitamin để cơ thể hấp thụ cho mẹ và bé cùng phát triển.

Đặc biệt, vitamin C giúp phát triển cơ, sụn cũng như mạch máu cho thai nhi. Ngoài ra, nó còn là chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.

Gợi ý về thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời kỳ vô cùng quan trọng bởi lúc này thai nhi sẽ hình thành các cơ quan tổ chức chính như não, tủy sống, phổi, tim, gan,….Do đó mẹ bầu cần lưu ý và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, khắc phục tình trạng nghén và đạt mục tiêu tăng từ 1 – 2 cân.

Vậy, bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để tốt cho thai nhi? Hãy cùng tham khảo thực đơn 3 tháng đầu thai kỳ dưới đây của chúng tôi:

Thời gianMẫu thực đơn 1Mẫu thực đơn 2Mẫu thực đơn 3
Sáng 7hBánh giầy nhân đậu to + Sapoche (Hồng xiêm) + viên thuốc vitamin tổng hợp. Thành phần: Bánh giầy nhân đậu to: 1 cái # 150g + Sapoche: 1 trái + 1 viên thuốc elevit cho bà bầu.Xôi chả dưa chuột chua ngọt + sữa

Thành phần: xôi gạo nếp: #100g + Chả quế: 50g + Dưa chuột: 1/2 trái (#100g).

Bánh mỳ kẹp trứng + Sữa

Thành phần: Bánh mỳ : 1 ổ/ chiếc (100 – 150g) + Giò lụa: 1 miếng (50g) + Trứng gà: 1 quả + Dưa chuột: 1 quả (200g) + 1 ly sữa Optimum Mama Gold + 1 viên thuốc elevit cho bà bầu.

Bữa phụ 9h30Chuối + sữa

Thành phần: Chuối tiêu: 1 trái 100g + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Cháo + nho ngọt

Thành phần: Cháo: 1 bát to + tim lợn: #50g + Cật lơn: #50g + nho ngọt: 7 quả.

Ngô/bắp luộc + Bưởi.

Thành phần: 1 trái bắp/ ngô luộc: + Bưởi: 3 múi vừa (# 200g).

Bữa trưa 12hCơm + chả mực + lòng gà xào mướp + canh rau cải nấy cá rô đồng + Chôm chôm.

Thành phần: Cơm gạo tẻ: 2 chém cơm vừa + mực: 150g + Lòng gà: cả bộ: #100g + Cá rô đồng: # 50g + Mướp: #100g + chôm chôm: 4 trái.

Cơm + cá diêu hồng chiên xốt cà + Nấm hương tươi xào ngồng cải + Canh sườn nâu.

Thành phần: Cơm: 2 chén + Nấm hương tươi: # 50g + Ngồng cải: # 100g + cà chua: 1 trái

Cơm + Tôm rang + Thịt gà kho gừng + Canh mướp nấu.

Thành phần: Cơm: 2 chén + Tôm rang: 10 con tôm đồng to (# 50g) + Thịt gà kho gừng: #100g (3 miếng bằng bao diêm) + Canh mướp: 1 bát (#150g rau)

Bữa phụ 15hKhoai lang+ sinh tố cà rốt.

Thành phần: khoai lang: 1 củ (# 100g) + cà rốt: 200g

5 trái vải + 1 ly sữa Optimum Mama GoldBánh bao + sữa

Thành phần: Bánh bao: #50g (1 cái bánh bao) + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Bữa tối 18hCơm + thịt bò xào cần tỏi + Trứng gà luộc + thịt lợn chiên xù + rau muốn xào tỏi + Nước canh.

Thành phần: Trứng gà ta: 2 quả + Thịt lợn: # 50g + Rau muống: 100g thịt bò: 100g; rau Cần: 200g

Cơm + tôm chiên giòn + Nhộng rang lá chanh + Canh ngao nấu dọc mùng. Chuối.

Thành phần: Cơm: 2 chém + tôm biển: 3 con to (# 50g) + Nhộng: 50g. Ngao: 50g thịt ngao. Dọc mùng: 200g + Cà chua: 1 trái+ chuối tiêu: 1 quả: 60g

Cơm + Thịt chân giò luộc + đậu phụ chiên giòn + Canh rau thịt bằm + Chuối tiêu

Thành phần: Cơm: 2 chém cơm + Thịt chân giò heo/lợn: # 100g (10 miếng) + đậu phụ: 100g + canh rau thịt bằm + Chuối tiêu.

Bữa phụ 20hBánh mì pa-tê + chả + Sữa.

Thành phần: pa-tê: 2 muỗng canh + chả lợn: 2 lát + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Nộm thịt bò khô su hào cà rốt sữa.

Thành phần: Thịt bò khô: + Su hào + cà rốt bào sợi: 100 g + 1 ly sữa Optimum Mama Gold

Xúc xích + Táo tây.

Thành phần: xúc xích: 1 chiếc (25g) + táo tây: 1/2 trái (50g

(nguồn: vinamilk.com.vn)

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho mẹ bầu 3 tháng đầu (7 ngày trong tuần)

Bên cạnh thực đơn nêu trên, mẹ bầu có thể tham khảo thêm thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu chi tiết 7 ngày trong tuần . Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ hãy chia thực đơn hàng ngày thành 6 bữa với 3 bữa chính, 3 bữa phụ. Ngoài ra, mẹ cần cân đối thời gian giữa các bữa cho phù hợp. Cụ thể như sau:

Ngày/BữaBữa sáng(Thường vào lúc 7h, bữa phụ lúc 9h30)Bữa trưa(Thường vào lúc 12h, bữa phụ lúc 15h)Bữa tối(Thường vào lúc 18h, bữa phụ lúc 21h)
Thứ 2Bữa chính: ● Trứng ● Chuối ● Phở

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính: ● Cơm ● Mực chiên ● Súp lơ luộc ● Canh thịt băm nấu chua ● Nước cam

Bữa phụ: Bánh bao

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt lợn rim ● Mướp luộc ● Thịt bò xào nấm rơm ● Nho

Bữa phụ: Sữa

Thứ 3Bữa chính: ● Trứng ● Ổi ● Cháo ● Nước mía

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt gà rang gừng ● Đậu đỗ luộc ● Lươn xào giá đỗ ● Nước ép táo

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính: ● Cơm ● Tôm rang ● Bắp cải xào ● Thịt gà luộc ● Canh mọc nấu nấm ● Dâu tây

Bữa phụ: Nước cam vắt và bánh quy

Thứ 4Bữa chính: ● Táo ● Xôi ● Nước cam

Bữa phụ: Bánh yến mạch + Sữa

Bữa chính: ● Cơm ● Sườn chua ngọt ● Cải chíp xào nấm hương ● Canh cải nấu thịt băm ● Nước dưa hấu

Bữa phụ: Ngô

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt lợn kho trứng cút ● Mực xào cần tỏi ● Su hào luộc ● Quýt

Bữa phụ: Nước ép táo + bánh quy

Thứ 5Bữa chính: ● Trứng ● Chuối ● Bánh mỳ kẹp

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt bò kho ● Củ quả luộc ● Canh đậu nấu xương ● Đậu sốt cà chua ● Nước cam

Bữa phụ: Khoai

Bữa chính: ● Cơm ● Cá chép hấp ● Canh ngao nấu chua ● Thịt lợn sốt cà chua ● Táo

Bữa phụ: Nước ép cam + bánh quy

Thứ 6Bữa chính: ● Trứng vịt lộn ● Kiwi ● Bánh bao ● Nước mía

Bữa phụ: Bánh bao kim sa

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt gà rang gừng ● Măng tây xào thịt bò ● Cá hố om ● Nước ép hoa quả

Bữa phụ: Cháo gà

Bữa chính: ● Canh rong biển ● Cơm ● Tim xào giá ● Rau luộc ● Thịt bò hầm ● Thanh long

Bữa phụ: Nước ép bưởi + bánh quy

Thứ 7Bữa chính: ● Chuối ● Ngũ cốc ● Nước ép bưởi

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính: ● Cơm ● Cá hồi ● Rau luộc theo mùa ● Canh khoai tây nấu xương ● Lươn xào xả ớt ● Nước ép bưởi

Bữa phụ: bánh mỳ kẹp

Bữa chính: ● Cơm ● Thịt lợn rán ● Bắp cải luộc ● Cá quả xào thìa là ● Xoài

Bữa phụ: Nước ép bơ + bánh quy

Chủ nhậtBữa chính: ● Táo ● Phở ● Nước dâu

Bữa phụ: Bánh kim chi + sữa chua

Bữa chính: ● Cơm ● Vịt luộc ● Rau muống xào tỏi ● Canh ngao nấu chua ● Tôm rang ● Nước ép bơ

Bữa phụ: Cháo ruốc

Bữa chính: ● Cơm ● Móng giò luộc ● Súp lơ luộc ● Thịt Bò xào nấm ● Trứng ốp ● Dưa hấu

Bữa phụ: Sữa + bánh quy

(Nguồn: marrybaby)

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ cần dựa trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung. Trong 3 tháng đầu, thực đơn mỗi ngày khá giống nhau. Tuy nhiên vì đặc điểm từng tháng của thai nhi khác nhau nên mỗi bữa ăn sẽ có sự điều chỉnh nhỏ.

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm mẹ bầu thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, chế độ dinh dưỡng trong tháng đầu mang thai cho mẹ bầu  đây nhé:

Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống sắt/a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Nguồn: benhvienphusanhanoi.vn/

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg -1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.

Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường.Sắt/ A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

Nguồn: benhvienphusanhanoi.vn/

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy.

Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 này như sau:

Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Nguồn: benhvienphusanhanoi.vn/

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Top 19 món ăn mang thai 3 tháng đầu nên ăn

Dưới đây là tổng hợp 19 thực phẩm tốt, cần thiết cho 3 tháng đầu của thai kỳ mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày.

1. Đậu đen: Đậu đen cung cấp nhiều axit folic và vitamin B cho mẹ bầu.

2. Măng tây: Trong măng tây chứa nhiều Axit Folic, ngoài ra nó còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

3. Thịt đỏ

Các loại thịt màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò chứa rất nhiều sắt. Do đó để bổ sung máu mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, thịt bò còn giàu các dưỡng chất như vitamin B12, B6, protein, kẽm,…quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Đặc biệt, khi bổ sung thịt bò còn giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, ổn định lượng đường trong máu tránh nhiễm khuẩn cũng như nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ bầu nên chọn thịt bò nạc và xây dựng chế độ ăn khoa học, điều độ để không bị dư thừa cholesterol trong máu. Tuyệt đối mẹ bầu không ăn thịt bò khô hoặc thịt bò tái sống.

4. Thịt gia cầm

Các loại thịt gia cầm như thịt vịt, thịt gà có lượng sắt, canxi, vitamin A, B1, B2, D, E, photpho cùng các loại acid nicotic cao hơn nhiều so với thịt dê, thịt bò. Đây cũng là nguồn năng lượng cần thiết để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu và bồi bổ cơ thể.

Do đó, mẹ bầu có thể yên tâm khi sử dụng các loại thịt gia cầm. Me có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng từ thịt vịt, thịt gà như: gà tần thuốc bắc, canh gà hầm sen, cháo vịt đậu xanh,……

5. Cá hồi

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Cá hồi rất tốt cho thai phụ nhưng chỉ thực sự tốt nếu ăn chín

Trong số các loại hải sản thì cá hồi được đánh giá là loại cá giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho bà đầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Cá hồi cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi vì nó chứa nhiều axit béo không no DHA. Thậm chí, cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn DHA trong cá hồi còn cao hơn cả trong các loại sữa dành cho mẹ bầu. Nó giúp ổn định tâm trạng, cải thiện tinh thần.

Ngoài ra, trong cá hồi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin B12, A, B6, D cùng các vi chất như: kali, phốt pho, canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 350g cá hồi bởi nếu ăn quá nhiều sẽ tích tụ lượng thủy ngân lớn gây hại cho cả mẹ và bé.

6. Các loại hạt: Hạt điều, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,….là các thực phẩm cung cấp nhiều khoáng chất cần thiết cho cả mẹ bà bé.

7. Trứng

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Trứng giàu protein và cung cấp vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi

Trứng rất giàu protein cùng vitamin D, canxi, Omega – 3,… rất tốt cho thị giác, xương cũng như trí não của thai nhi. Một quả trứng gà hoặc trứng vịt cung cấp nhiều khoáng chất cùng 13 loại vitamin cho cơ thể. Đây cũng là thực phẩm tốt, bổ sung dưỡng chất trong suốt thai kỳ của mẹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng để giảm lượng cholesterol trong máu. Nhiều mẹ bầu cũng thường xuyên bổ sung trứng ngỗng, tuy nhiên mặc dù nó khá bổ dưỡng như chứa nhiều chất béo và năng lượng do đó mẹ cần hạn chế để tránh bị thừa cân.

8. Súp lơ: Súp lơ là rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là axit folic và sắt do đó tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu.

9. Quả Bơ: Bơ giàu khoáng chất và vitamin giúp bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.

10. Đậu phộng: Đậu phộng chứa nhiều chất béo và protein, tuy nhiên mẹ bầu nên sử dụng vừa phải để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

11. Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, vitamin D và canxi rất tốt cho mẹ bầu đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng táo bón khi mang thai.

12. Cháo yến mạch: Loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

13. Ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn thức ăn tổng hợp chứa nhiều sắt, vitamin, cũng như các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể mẹ bầu.

14. Rau có màu xanh đậm

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Thiếu axit folic ở phụ nữ có thai có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh

Các loại rau màu xanh đậm chứa nhiều axit folic – đây là dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển ống thần kinh của bé. Ngoài ra nó còn chống dị tật bẩm sinh và khiếm khuyết ở trẻ, ngăn ngừa sự mệt mỏi của mẹ bầu. Trước khi mang thai và 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung axit folic. Mẹ có thể ăn nhiều các loại rau xanh như: rau cải xoăn, súp lơ xanh, rau bina,……

15. Sữa: Các loại sữa cho mẹ bầu chứa nhiều khoáng chất, vitamin, omega 3,…..Đây đều là những dưỡng chất không thể thiếu cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

16. Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều tinh bột giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón cho mẹ bầu. Ngoài ra nó còn tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển trí não của bé.

17. Cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A cùng Kali giúp mẹ và bé sáng mắt và có làn da mịn màng.

18. Đậu lăng: Chứa nhiều chất xơ, sắt, protein và vitamin nhóm B tốt cho mẹ bầu và bé.

19. Uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước để hạn chế co giật tử cung, đau đầu, táo bón, ốm nghén, khó tiêu đồng thời giúp mẹ tươi tắn, khỏe khoắn, giàu năng lượng.

Các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho 3 tháng đầu của thai kỳ vô cùng quan trọng, đòi hỏi mẹ bầu phải tuân thủ đúng, đầy đủ. Do đó, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không ăn các thực phẩm sau:

1. Dứa: Uống nước ép dứa hoặc ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến thai chết lưu bởi trong dứa chứa nhiều bromelain – nguyên nhân gây co thắt ở phụ nữ mang thai,dẫn đến sảy thai.

2. Cua: Trong giai đoạn đầu khi mang thai mẹ bầu cần hạn chế ăn cua quá nhiều bởi nó khiến tử cung bị co lại gây xuất huyết thậm chí là thai chết lưu. Bên cạnh đó, cua có hàm lượng cao cholesterol, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

3. Lô hội (nha đam): Trong 3 tháng đầu để tránh xuất huyết vùng chậu và sảy thai mẹ bầu không được sử dụng nước ép nha đam.

4. Hạt mè (vừng): Đây cũng là thực phẩm mẹ cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi kết hợp cùng mật ong, hạt mè có thể dẫn tới sảy thai. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ có thể dùng hạt vừng đen để việc sinh con dễ dàng hơn.

5. Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: Một số đồ ăn nhanh như: pizza, gà rán, khoai tây chiên,…..mẹ bầu cần hạn chế ăn bởi nó sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh và là nguyên nhân chính khiến mẹ tăng huyết áp.

6. Chùm ngây: Mặc dù giàu kali, vitamin, sắt tuy nhiên chùm ngây chứa alpha sitosterol ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu, thậm chí dẫn đến sảy thai.

7. Sữa chưa tiệt trùng và pho mát: Đây cũng là thực phẩm mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Phomat gây ra khí trong khi sữa chưa tiệt trùng có nguy cơ bị nhiễm toxoplasma.

8. Thực phẩm sống: Thịt chưa được nấu chín, rau mầm sống, quả chưa rửa kỹ,….là thực phẩm mẹ bầu cần tránh bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sự phát triển tâm thần của thai nhi.

9. Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Thủy ngân khi đi vào cơ thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Cá càng lớn, nhiều tuổi thì hàm lượng thủy ngân lại càng cao. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá kình. Thay vào đó nên ăn cá rô phi, tô, cá minh thái, cá cơm, cá hồi.

10. Hạn chế ăn hải sản tươi sống: Để tránh lây nhiễm các loại virus hay vi khuẩn có hại trong hải sản, mẹ bầu cần:

  • Tránh ăn động vật giáp xác, cá sống cũng như một số món ăn chế biến từ cá sống như: hàu sống, sushi, sò điệp, sashimi, ngao
  • Không ăn hải sản chưa được nấu chín, đông lạnh cũng như thực phẩm hun khói

11. Các chất kích thích: Theo nghiên cứu mới nhất (1), thành phần caffeinecó trong trà hoặc cà phê sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi từ đó tăng nguy cơ sẩy thai.

Bên cạnh đó, các chất chứa cồn hoặc rượu bia cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn, do đó mẹ cần tránh tuyệt đối các thức uống có cồn. Rượu bia sẽ gây ra nhiều tác hại như:

  • Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, dị dạng hình thái của thai nhi
  • Trẻ sinh ra gặp vấn đề về ngôn ngữ cũng như nói
  • Khả năng học hỏi của bé kém, bé chậm phát triển

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Các bác sĩ sẽ khuyên rằng, nếu đang bầu bí thì tốt nhất nên kiêng cà phê để đảm bảo phòng tránh các nguy cơ rủi ro không cần thiết cho em bé

12. Trà thảo mộc: Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng trà thảo mộc, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

13. Muối: Nếu mẹ bầu tăng huyết áp, bị phù hoặc nhiễm độc thai nghén cần giảm muối trong thực đơn để tránh bị tai biến khi sinh.

14. Gan động vật: Mỗi tháng mẹ bầu chỉ nên ăn gan động vật 1 – 2 lần để tránh tích tụ retinol có thể gây hại cho thai nhi.

15. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Thịt hun khói, dăm bông, xúc xích, lạp xưởng, nem chua,…..chứa nhiều vi khuẩn có hại và gây ngộ độc thực phẩm.

16. Một số loại rau như: Rau ngải cứu, rau ngót, rau răm,hay rau sam mẹ bầu cần hạn chế ăn. Bởi rau ngót khiến mẹ bị co thắt tử cung, rau sam làm co cơ trơn ở tử cung,….dẫn đến tỷ lệ sảy thai cao.

17. Đu đủ: Đu đủ xanh hoặc ương có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gâysảy thai

18. Tránh ăn dưa muối: Dưa muối được tạo thành từ các loại hoa, lá, thân, củ, quả,….trộn chung với muối để tạo men chua dưới tác động của các vi sinh vật. Ăn dưa muối mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách có thể nó sẽ gây hại, mẹ bầu cần hạn chế ăn thực phẩm này.

19. Củ dền: Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, củ dền có màu đỏ nên khi ăn sẽ bổ máu. Tuy nhiên, nó gây oxy hóa máu khiến hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu. Do đó, 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần hạn chế ăn củ dền.

20. Nước hoa quả tươi ngoài cửa hàng: Nước hoa quả tươi ngoài cửa hàng cũng là thực phẩm mẹ bầu cần hạn chế. Bởi nó không loại trừ nguy cơ hoa quả chưa được rửa sạch, vẫn còn lẫn các vi khuẩn có hại.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ăn chín, uống sôi để hạn chế tối đa các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn uống như thế nào để con đủ dinh dưỡng?

Bà bầu an ruốc thịt lợn được không

Nếu mẹ bầu bị ốm nghén, khó ăn uống chị em nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày 6-8 bữa

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường ốm nghén nên có cảm giác ăn không ngon miệng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi.

Để tăng cảm giác ngon miệng khi ăn uống đồng thời đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ, mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn để tránh buồn nôn. Trong các bữa phụ mẹ cần chuẩn bị thêm sữa, hoa quả, bánh để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp thêm các bài tập thể dục khác như: yoga, hít thở,….để giảm ốm nghén, ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên của Quầy thuốc Linh Sơn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Đừng quên nhớ lịch khám thai với bác sĩ để được tư vấn và bổ sung thêm nhiều thông tin bổ ích.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo mẹ cần bổ sung các sản phẩm vitamin và khoáng chất để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Các bài viết của Quầy Thuốc Linh Sơn chỉ có tính chất tham khảo.

Để hoàn thành bài viết này chúng tôi có tham khảo từ: