Cách làm bánh sừng bò đơn giản

Bánh sừng bò hay bánh Croissant là loại bánh tráng miệng đặc biệt nổi tiếng tại châu Âu, nhất là nước Thổ Nhĩ Kỳ và nước Pháp. Nhờ hương vị thơm ngon, béo ngậy loại bánh này rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hãy cùng VinID vào bếp học cách làm bánh sừng bò với công thức vô cùng đơn giản sau nhé!

1. Nguyên liệu làm bánh sừng bò

  • Sữa tươi không đường: 500ml
  • Nước cốt chanh: 20ml
  • Bột mì đa dụng: 680gr
  • Bơ đun chảy: 4 thìa
  • Men nở khô: 4.5 thìa
  • Trứng gà: 1 quả
  • Đường trắng: 50gr
  • Muối hạt: 2 thìa
  • Bơ lạt: 454gr
Cách làm bánh sừng bò đơn giản
Nguyên liệu làm bánh sừng bò

2. Các bước làm bánh sừng bò chuẩn vị

2.1. Nhào bột

  • Hòa tan nước cốt chanh và sữa tươi không đường. Để hỗn hợp nghỉ từ 10 đến 15 phút.
  • Tiếp tục, hòa tan men nở với 1 thìa đường + 6 thìa nước ấm. Để hỗn hợp nghỉ 5 đến 10 phút. 
  • Trộn đều ½ số bột mì có sẵn + số đường còn lại + hỗn hợp sữa tươi vừa pha + bơ đun chảy + lòng đỏ trứng gà + muối. 
  • Sau khi hỗn hợp đã quyện vào nhau thì cho ½ số bột mì còn lại vào.
  • Nhào hỗn hợp khoảng 15 phút đến khi thành khối bột mềm mịn. Để nghỉ 1 tiếng. Rắc một lớp áo bột lên mặt phẳng để không bị dính tay và dễ nhào hơn.

2.2. Cán bột và cán bơ lạt lần 1

  • Bột sau khi đã nghỉ đủ thời gian thì lấy ra, cán mỏng. Tiếp tục ủ thêm 15 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bơ lạt cho vào túi bóng zip. Cán nát rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút.
Cách làm bánh sừng bò đơn giản
Cán bột mỏng và ủ trong 15 phút

2.3. Cán bột và ủ bột lần 2

  • Bơ lạt sau khi đã bảo quản đủ thời gian thì bóc túi bóng zip ra. 
  • Lấy bột ra, tiếp tục cán mỏng, dài dẹp lần 2.  
  • Đặt bơ lạt vào hỗn hợp bột vừa cán, sau đó gấp bột làm 3. 
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thêm 30 phút.

2.4. Cán bột và ủ bột lần 3

  • Sau 30 phút lấy bột trong tủ ra, cán dẹp và gấp đôi bột lại.
  • Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột bánh, tiếp tục ủ thêm 30 phút. 
  • Cuối cùng, lấy bột ra cán mỏng và tiếp tục bảo quản 6 tiếng trong tủ lạnh.

2.5. Tạo hình bánh

  • Rải sẵn một lớp bột mỏng lên bề mặt phẳng. Sau đó, lấy bột đã ủ ra cán mỏng khoảng 3mm. 
  • Cắt bột thành hình chữ nhật rồi cắt đôi thành hình tam giác.
  • Từ từ cuộn phần đáy hình tam giác lên phần đỉnh, nhẹ nhàng uốn cong 2 đầu tạo thành hình xoắn ốc.
  • Bạn có thể thêm nhân mặn ngọt tùy thích.
Cách làm bánh sừng bò đơn giản
Tạo hình bánh sừng bò

2.6. Nướng bánh

Nướng bánh sừng bò bằng lò nướng

  • Sau khi đã tạo hình bánh, xếp bánh lên khay nướng đã có sẵn giấy nến. 
  • Làm nóng lò nướng trước 5 phút ở 160 độ C.
  • Nướng bánh ở 170 độ trong 7 phút. Sau đó giảm xuống 150 độ C và nướng thêm 15 phút.
  • Bánh đã chín vàng đều hai mặt thì gắp ra đĩa và thưởng thức.

Nướng bánh sừng bò bằng nồi chiên không dầu

  • Xếp bánh vào khay nồi chiên không dầu và nướng bánh ở 180 độ C trong 10 phút.
  • Khi hết thời gian, đảo mặt bánh, tiếp tục nướng thêm 10 phút ở 150 độ C.

3. Thành phẩm 

Bánh sừng bò đạt chuẩn sẽ có màu vàng óng, thơm vị bơ. Khi ăn từng miếng bánh sẽ mềm mịn, béo ngậy. Bạn có thể làm tăng hương vị cho món bánh bằng cách sử dụng thêm sữa đặc. 

Cách làm bánh sừng bò đơn giản
Thành phẩm bánh sừng bò

4. Lưu ý khi làm bánh sừng bò tại nhà

  • Về nguyên liệu: Nên chọn mua nguyên liệu mới, đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm định tại các cửa hàng làm bánh hoặc siêu thị lớn như tại Winmart.
  • Về cách ủ bột: Đây là một công đoạn quan trọng sẽ quyết định bánh sau khi nướng có giòn, xốp hay không. Vì vậy, bạn hãy tuân thủ đúng thời gian ủ bột theo công thức để các sợi gluten trong bột có thời gian liên kết với nhau.
  • Về cách cán bột: Nên chuẩn bị sẵn cây cán bột gỗ chuyên dụng. Trong quá trình cán bột nếu thấy bột có dấu hiệu bị rách thì hãy rải một lớp bột khô lên trên bề mặt hoặc gấp đôi bột lại và tiếp tục cán. 

5. Nguồn gốc, xuất xứ của bánh sừng bò

Bánh sừng bò hay còn gọi là bánh Croissant (tiếng Pháp). Đây là một loại bánh tráng miệng, bánh ăn sáng, bánh điểm tâm cực kỳ thơm ngon, nổi tiếng ở Pháp và các nước châu Âu. 

Ban đầu, bánh sừng bò bắt nguồn từ nước Áo, được gọi là bánh trăng lưỡi liềm (sử dụng biểu tượng đặc trưng của nước Thổ Nhĩ Kỳ). Sau này, khi hoàng tử nước Pháp là Louis XVI kết hôn với công chúa nước Thổ Nhĩ Kỳ là Marie Antoinette thì loại bánh này đã chuyển sang hình sừng bò. 

Hiện tại, ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á loại bánh này rất được ưa chuộng. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, hình dáng bắt mắt, bánh sừng bò đã trở thành món bánh ăn sáng, bánh tráng miệng, bánh điểm tâm phù hợp với tất cả mọi người. 

Cách làm bánh sừng bò đơn giản
Bánh sừng bò có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ

Trên đây là cách làm bánh sừng bò mà VinID muốn gửi đến bạn. Không quá kỳ công, không quá khó, chỉ cần bạn tỉ mỉ là đã có thể tự tay làm bánh sừng bò thơm ngon, chuẩn vị ngoài hàng để gia đình cùng thưởng thức rồi! Đừng quên ghé siêu thị Winmart hoặc mua online trên app VinID để được tích điểm nhé!

Cách làm bánh sừng bò đơn giản

>>> Cách làm bánh Papparoti giòn ngon <<<

Croissant còn được gọi là bánh mì sừng bò – món ăn trứ danh của Áo. Những ai yêu thích các món bánh ngọt chắc hẳn đều biết đến loại bánh đặc biệt này. Vậy bạn đã nắm được công thức làm bánh Croissant chưa? Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn công thức và những lưu ý khi làm bánh sừng bò nhé.

Ps: Bạn không nghe nhầm đâu: KHÔNG PHẢI PHÁP, ÁO MỚI LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA CROISSANT. Thông tin này United Vision sẽ gửi đến bạn ngay trong phần cuối của bài viết này nhé.

Giờ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua các nguyên vật liệu cần chuẩn bị và những vấn đề cần lưu ý để tạo được chiếc bánh ngon ngay sau đây. 

1/ Công Thức Làm Bánh Croissant

1.1/ Nguyên liệu làm bánh

Nguyên liệu bạn cần phải chuẩn bị: 

  • Bột bánh mì: 500 gram 
  • Đường: 90 gram - Men khô: 15 gram
  • Muối: 15 gram 
  • Bơ lạt: 340 gram
  • Sữa ấm: 300ml 
  • Một ít bột nở
  • Trứng gà: 1 quả (hòa với nước) 

1.2/ Các cách làm bánh chính 

Để chế biến cho mình một chiếc bánh ngon bạn có thể lưu ý đến 5 bước làm bánh cơ bản sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị phần bơ lạt 
  • Bước 2: Tiến hành nhào bột
  • Bước 3: Cán bột ngàn lớp 
  • Bước 4: Chia bột bánh 
  • Bước 5: Tiến hành nướng bánh

1.3/ Các Bước Làm

Bước 1: Chuẩn bị phần bơ lạt:

  • Đặt phần bơ lạc đã chuẩn bị trên một lớp giấy trải sẵn, phủ thêm một lớp giấy nến lên trên và bọc bơ lại.
  • Sau đó, dùng cây cán bột cán phẳng phần bơ, diện tích bơ được cán phải đạt khoảng 20 – 25cm.
  • Bảo quản phần bơ này trong tủ lạnh khoảng vài phút.

Bước 2: Tiến hành nhào bột:

  • Đầu tiên, cho bột mì, muối, đường, men và sữa ấm vào một chiếc âu lớn rồi trộn lên thật đều. Có thể sử dụng cây nhào bột hoặc máy đánh trứng để nhào các nguyên liệu lại với nhau. Nhào cho tới khi thành phẩm bạn thu được là một khối bột mịn dẻo.
  • Chuẩn bị thêm một chiếc âu khác, rắc một ít bột khô lên, cho bột vừa nhào vào. Sau đó, bọc bột lại bằng một chiếc khăn sạch rồi ủ trong vòng 1,5 – 2 tiếng cho bột nở. Bạn có thể ủ bột lâu hơn thời gian quy định vì bột ủ càng lâu thì chiếc bánh sẽ càng ngon. Dùng tủ ủ bột sẽ giúp thời gian ủ của bạn nhanh hơn, chất lượng bột đồng đều hơn.

Ở đây, các đầu bếp thường sử dụng máy nhồi bột Bernardi để rút ngắn thời gian và công sức nhồi bột. Chính nhờ máy được thiết kế mô phỏng đôi cánh tay khi nhào, đồng thời lực và tốc độ nhào được tính chuẩn xác. Từ đó giúp bột nhồi vẫn đảm bảo được gluten. Dễ kiểm định khi chúng ta dùng tay bột, bột sẽ tạo ra một lớp màng mịn, không hề bị rách. Đó chính là ưu điểm nổi bật mà máy nhồi bột chuyên dụng Bernardi mang lại.

Bước 3: Cán bột ngàn lớp

  • Sau khi kết thúc thời gian ủ bột, lấy phần bột ra cán. Sử dụng cây cán bột cán cho mỏng nhất có thể.
  • Tiếp tục cuốn bột với phần bơ đã chuẩn bị trước đó để cán phẳng. Sau khi cán bột đều thật mịn và đều, dùng màng bọc thực phẩm bọc phần bột này lại. Cho vào ngăn mát tủ lạnh ủ trong vòng 30 phút.
  • Đúng 30 phút bạn lấy bột ra, cán đều lại thêm một lần nữa. Sau đó lại bọc bột bằng màng bọc thực phẩm rồi ủ tiếp thêm 30 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Bước cán và ủ bột lặp lại thêm 1 lần nữa là được bạn nhé. Cán bột ngàn lớp là bước tốn nhiều thời gian nhất nhưng hãy kiên trì vì phẩm chất sẽ cực kỳ tuyệt vời.

Bước 4: Chia bột bánh:

  • Bột bánh sau khi cán và ủ xong thì được chia thành 2 phần đều nhau.
  • Chia nhỏ bột như vậy vì bạn phải tiến hành cán thêm một lần nữa. Để dễ cán thì bạn nên phủ cho bề mặt cây cán bột thêm một lớp một khô. Lần này, phải cán cho đến khi miếng bột đạt được độ dày khoảng 0.5cm.
  • Sau đó, cắt miếng bột thành những hình chữ nhật dài. Tiếp tục cắt thành nhiều hình tam giác theo kích cỡ bạn muốn.
  • Miếng bột hình tam giác được cuộn lại hơi cong cho tới khi tạo thành hình sừng bò.

Bước 5: Tiến hành nướng bánh

  • Trước khi nướng bánh, bạn nên bật lò nướng ở nhiệt độ 300 độ C khoảng 10 – 15 phút để làm nóng lò.
  • Giấy nến được lót trên khay nướng bánh trước, sau đó xếp từng chiếc bánh đã được tạo hình vào khay. Quét lên mặt bánh hỗn hợp trứng đánh nhuyễn với nước và bắt đầu nướng.
  • Bánh được nướng trong vòng 15 – 18 phút. Bạn chú ý khi bánh nở ra, có màu vàng nâu đẹp mắt thì lúc này bánh đã chín tới. 
  • Khi thực hiện đầy đủ các bước trên thì bạn đã có những chiếc bánh thơm ngon của mình rồi đấy. 

Mời bạn xem thêm: Các loại lò nướng sàn: Ưu – nhược và cách chọn

Cách làm bánh sừng bò đơn giản

Công thức làm bánh sừng bò Croissant

2/ Khi Làm Bánh Croissant Nên Lưu Ý Vấn Đề Gì?

Theo như các đầu bếp nổi tiếng, trong quá trình làm bánh bạn nên chú đến 4 vấn đề sau: Nguyên liệu – Cán bột - Ủ bột – Nướng bánh. Cùng tham khảo những thông tin sau để chiếc bánh bạn làm ra đạt tiêu chuẩn cũng như chất lượng nhé.

2.1/ Nguyên liệu

Vấn đề quan trọng nhất bạn cần quan tâm đó chính là khâu chuẩn bị cũng như bảo quản nguyên liệu.

  • Sử dụng nguyên liệu tươi mới và tốt nhất có thể.
  • Để có khối lượng các loại nguyên liệu chính xác nhất nên dùng cân và bộ thìa đong tiêu chuẩn.
  • Các nguyên liệu như: trứng, sữa, bơ… nên giữ ở nhiệt độ phòng để giúp cho bánh đạt chất lượng tốt nhất.
  • Luôn rây bột, bột nở và đường để tránh bị vón cục. 

2.2/ Ủ bột 

Tiếp theo là việc ủ bột, đây thực sự là công đoạn rất quan trọng. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nghỉ ngơi mà công thức yêu cầu, đừng nóng vội. Vì khoảng thời gian này giúp khối bột nghỉ ngơi, các sợi gluten trong bột có thời gian liên kết với nhau. Khi cán bột sẽ dễ dàng hơn và bạn không cần mất quá nhiều sức.

2.3/ Cán bột

Điều quan trọng thứ ba là kỹ năng cán bột. Vấn đề lưu ý khi cán bột là:

  • Nên chuẩn bị cho mình cây cán bột theo kiểu dày ở giữa và thuôn về hai bên.
  • Bạn phải bắt đầu từ chính giữa khối bột, cán lên trên, về giữa, rồi tiếp đến mới cán dọc xuống. 
  • Điều quan trọng là giữ cho các mép bột ở hai đầu dày hơn một chút so với phần giữa bột.
  • Trong quá trình cán, nếu bột có xu hướng bị rách làm lộ lớp bơ bên trong bạn cần gấp khối bột làm hai. 
  • Ngoài ra bạn cũng có thể giữ nguyên khối bột đang cán dở rồi dùng film thực phẩm bọc khối bột lại. 
  • Trước khi cán tiếp, cần rải một lớp bột mỏng lên những chỗ bột bị rách để tạo được độ kết dính cao nhất. 

Tham khảo: Những Thông Tin Cần Nắm Về Kỹ Thuật Cán Bột

Tuy nhiên, một điều gặp phải khi cán bột thủ công là nhiệt độ từ cơ thể người làm bánh, và cả nhiệt độ phòng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của bột thành phẩm. Thế nên, khi đến công đoạn này nhiều người đã phải luôn giữ cho phòng bếp của mình luôn ở nhiệt độ lạnh, nếu không, bột sẽ có nguy cơ hỏng rất cao.

Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Ngày nay, những người làm bánh đều trang bị cho mình 1 chiếc máy cán bột Croissant chuyên dụng. Dĩ nhiên, ngoài tính năng chính là cán bột thì chiếc máy này còn mang lại nhiều lợi ích khác:

  • Giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể trong quá trình cán bột (mọi thứ gần như là tự động).
  • Cũng không còn lo ngại về vấn đề sinh nhiệt, bởi bột được cán nhanh chóng và êm ái từ máy
  • Thiết kế hiện đại của chiếc máy cán bột cũng góp phần trong việc làm tôn lên sự hiện đại, chuyên nghiệp của tiệm bánh
  • Bột được cán ra mịn hơn, đều hơn so với việc cán bằng tay. Điều này giúp bánh trở nên ngon hơn và cũng đẹp mắt hơn

Ngoài công thức làm bánh, rõ ràng những tính năng (và cả thiết kế hiện đại của chiếc máy cán bột) cũng góp 1 phần không nhỏ trong việc định hình giá bán trong tâm lý khách hàng. Đó là lý do, các nhà làm bánh chuyên nghiệp luôn lựa chọn những chiếc máy chất lượng cao. Trong đó, phải kể đến thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay chính là RAM:

  • Có thể điều chỉnh độ dày của bột khi cán
  • Cán bột đều, mịn, công suất lớn. Bền bỉ và hoạt động liên tục. Trong những buổi demo tại United Vision, RAM luôn cho kết quả bột thành phẩm đều và vô cùng mịn. Không hề có bất cứ dấu hiệu nào từ việc bột cũ bám dính lên bột cán mới
  • Điều khiển bằng màn hình cảm ứng, có thể lưu trữ hơn 100 chương trình cán bột, làm bột khác nhau
  • Nhiều option về dụng cụ đi kèm để cắt bột
  • Điều khiển tốc độ băng chuyền, điều khiển 2 chiều
  • Có cảm biến an toàn, bất cứ khi nào có vấn đề nguy hiểm đến người làm bánh, máy đều có thể tự động ngừng hoạt động giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người dùng
  • Dễ dàng làm sạch, giúp tuổi thọ của máy luôn bền bỉ theo thời gian
  • Một số bài kiểm tra khó hơn như cho phần nhân bơ vào giữa bột để cán, bất ngờ là sau khi cán, nhân bơ không bị trào ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Chính vì lực cán đều nên toàn bộ kết cấu bột được làm ra cũng đều đặn và mềm mịn
  • Dễ dàng vận hành. Nhiều khách hàng đến United Vision, qua 1 lần giới thiệu máy là đã có thể vận hành, tháo ráp máy dễ dàng và tự tay cán được những mẻ bột hoàn thiện.

Bạn cũng có thể làm được điều đó. Nếu muốn trải nghiệm thực tế máy, bạn có thể đến ngay showroom của United Vision tại số 07 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP.HCM nhé!

Cách làm bánh sừng bò đơn giản

Bánh sừng bò Croissant

2.4/ Nướng bánh 

Cuối cùng, bạn cũng không nên bỏ qua giai đoạn nướng bánh. Thành phẩm bạn làm ra có đạt chuẩn về hình dáng, màu sắc hay không phụ thuộc vào công đoạn này. Muốn có một chiếc bánh sừng bò đẹp mắt nhất bạn nên:

  • Bật lò và chỉnh ở nhiệt độ 300 độ C trước khi nướng khoảng 10-15 phút để lò đạt được mức nhiệt độ theo công thức.
  • Chống dính khuôn cẩn thận. 
  • Nên đặt khay nướng và khuôn ở chính giữa lò. Các khuôn nướng không được chạm vào nhau cũng không được chạm vào thành lò.
  • Thời gian nướng sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ khuôn. 

Trong trường hợp bạn có nhu cầu nướng cùng lúc nhiều bánh, hoặc bạn yêu cầu cao trong chất lượng thành phẩm bánh nướng ra như: (1) bánh phải chín đều cả 4 mặt; (2) bánh không được khô sau khi nướng trong 1 thời gian dài; (3) đặc biệt là có thể lưu lại công thức nướng bánh Croissant hoặc lưu trữ rất nhiều công thức làm bánh khác thì sự lựa chọn phù hợp nhất bây giờ chính là Lò nướng đối lưu UNOX. Để tìm hiểu rõ hơn về mọi tính năng của sản phẩm, bạn có thể tham khảo tại đây: Lò nướng bánh kinh doanh UNOX: Giá tốt, đa năng, hiện đại

2.4/ Bảo quản bánh

Nếu bánh sử dụng trong ngày không hết, bạn nên để bánh vào tủ lạnh để có thể sử dụng được tiếp vào ngày hôm sau.

Cheese sử dụng cho bánh Croissant chính là dòng cheese tươi, chính vì thế nếu các bạn không bảo quản lạnh để qua đêm bánh sẽ hỏng. Với các bếp bánh, tiệm bánh Online, họ thường chọn dòng tủ bảo quản thực phẩm SKIPIO với công nghệ làm lạnh và cách nhiệt hiện đại, giúp Croissant và những loại bánh lạnh khác luôn giữ được cấu trúc vốn có của bánh.

Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm khi làm bánh Croissant, bánh sừng bò nhé.

Đừng quên theo dõi United Vision để cập nhật nhiều hơn những thông tin trong ngành F&B, hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp showroom United Vision để trải nghiệm thực tế thế giới nguyên liệu, thiết bị và dụng cụ trong ngành làm bánh, làm kem đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới nhé!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

ÁO MỚI LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA CROISSANT!!!

Croissant, hay còn gọi là bánh sừng bò, nổi tiếng ở Pháp đến mức người ta lầm tưởng đất nước này mới là quê hương của nó, trong khi thực tế croissant xuất hiện lần đầu tiên là ở Áo! 

Chuyện bắt đầu vào năm 1683 khi Áo và Thổ Nhĩ Kỳ đang giao tranh ác liệt, quân Thổ quyết tâm đào hầm tấn công Vienna vào sáng sớm. Tuy nhiên kế hoạch này sớm thất bại bởi những thợ làm bánh ở đây thức dậy rất sớm, họ báo động ngay khi nghe thấy âm thanh lạ và điều này đã ngăn quân Thổ chiếm lấy thành phố. Để ăn mừng ngày giải vây Vienna cũng như để tri ân thợ làm bánh kia, các thợ làm bánh ở Vienna đã sáng tạo nên một loại bánh ngọt hình trăng lưỡi liềm - giống với biểu tượng của bên thua cuộc và đặt tên là “kipfel” (trăng khuyết). 

Tận hơn 100 năm sau đó, vào năm 1770, kipfel mới xuất hiện ở Pháp và dần chiếm được cảm tình của người dân nơi đây. Điều này được cho là bắt nguồn từ vị hoàng hậu người Áo Marie Antoinette - vợ của vua Louis XVI. Tương truyền rằng nàng công chúa Marie Antoinette 15 tuổi rời quê hương đến Versailles để kết hôn với vị Thái tử Pháp, vì quá nhớ nhà nên đã yêu cầu thợ làm bánh hoàng gia tái hiện lại món bánh ngọt yêu thích. Để chiếc bánh phù hợp với bàn ăn hoàng gia, kipfel - bấy giờ đã là croissant được những thợ làm bánh chế biến với vẻ ngoài cầu kỳ hơn hẳn. Lý do người Pháp dùng tên croissant thì rất đơn giản - trông chiếc croissant rất giống một cặp sừng bò mà đúng không?

Croissant mà ta ăn ngày nay thật ra khá khác với kipfel thuở ban đầu. Thành phần quan trọng trong một chiếc Croissant thời này là pâte feuilletée (bột xốp) mà phải đến tận năm 1905 pâte feuilletée mới xuất hiện lần đầu tiên trong công thức làm bánh sừng bò.

Với hương vị được hoàn thiện thêm theo thời gian, croissant luôn giữ vững danh hiệu bánh ngọt yêu thích trong lòng người Pháp qua mọi thời đại. Niềm yêu thích mãnh liệt ấy vô tình đã khiến các quốc gia khác lầm tưởng Pháp chính là nơi khai sinh của chiếc bánh ngọt tinh tế này, trong khi thực tế thì Áo mới là đáp án chính xác nhé cả nhà!

United Vision - Phân phối sản phẩm, dụng cụ làm bánh chính hãng. Tại đây bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các dòng máy nhập khẩu chuyên dụng đang được quan tâm nhất hiện nay:

  • Máy cán bột
  • Máy trộn bột công nghiệp
  • Máy làm kem Gelato

Xem thêm:

Chia Sẻ Cách Nướng Bánh Không Bị Cháy, Nứt Mặt, Mềm Mịn Bên Trong

Cách Làm Socola Từ Bột Cacao: Những Lưu Ý Và Phương Pháp Vận Dụng

Kinh Doanh Kem Ý: Nguyên Liệu, Thiết Bị Và Dịch Vụ Ở Đâu Tốt?

← Bài trước Bài sau →