Vì sao cá sống được sâu 8000m

Dưới đáy đại dương, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài cá mới. Đó là cá ốc Marina, sống tại rãnh Mariana ở độ sâu khoảng 8.000 mét dưới bề mặt nước biển. Đây là loài cá sống ở độ sâu lớn nhất đại dương.

Rãnh Mariana nằm ở Tây Thái Bình Dương là điểm sâu nhất trên Trái Đất và từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Loài cá ốc đã được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm vào năm 2014 và vào đầu năm 2017, nhưng cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu mới chính thức xác định đây là một loài động vật mới và đặt tên cho nó.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Mackenzie Gerringer thuộc Phòng thí nghiệm Friday Harbor thuộc Đại học Washington, Mỹ, cho biết: "Đây là loài cá sống sâu nhất dưới đáy đại dương và chúng tôi rất vui mừng khi cuối cùng nó đã có một cái tên chính thức. Sống trong một môi trường khắc nghiệt như vậy quả không phải điều dễ dàng”.

Cá ốc Mariana nhỏ, cơ thể gần như trong suốt, không có vảy. Chúng sống theo bầy và ăn các loài giáp xác, tôm. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao loài cá này có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của đáy đại dương.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Thomas Linley thuộc Đại học Newcastle, cho biết có thể thức ăn của cá ốc Mariana là các loài động vật không xương sống.

Qua các nghiên cứu trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành một số cuộc điều tra toàn diện về rãnh Mariana và những sinh vật sống trong rãnh. Việc phát hiện loài cá ốc này có thể cung cấp cái nhìn sâu về sự thích nghi sinh lý của động vật với môi trường áp suất cao.

Theo Dân Trí

Dưới đáy đại dương, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài cá mới. Đó là cá ốc Marina, sống tại rãnh Mariana ở độ sâu khoảng 8.000 mét dưới bề mặt nước biển. Đây là loài cá sống ở độ sâu lớn nhất đại dương.

Rãnh Mariana nằm ở Tây Thái Bình Dương là điểm sâu nhất trên Trái Đất và từ lâu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Loài cá ốc đã được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm vào năm 2014 và vào đầu năm 2017, nhưng cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu mới chính thức xác định đây là một loài động vật mới và đặt tên cho nó.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Tác giả chính của nghiên cứu, ông Mackenzie Gerringer thuộc Phòng thí nghiệm Friday Harbor thuộc Đại học Washington, Mỹ, cho biết: "Đây là loài cá sống sâu nhất dưới đáy đại dương và chúng tôi rất vui mừng khi cuối cùng nó đã có một cái tên chính thức. Sống trong một môi trường khắc nghiệt như vậy quả không phải điều dễ dàng”.

Cá ốc Mariana nhỏ, cơ thể gần như trong suốt, không có vảy. Chúng sống theo bầy và ăn các loài giáp xác, tôm. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao loài cá này có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của đáy đại dương.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Thomas Linley thuộc Đại học Newcastle, cho biết có thể thức ăn của cá ốc Mariana là các loài động vật không xương sống.

Qua các nghiên cứu trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành một số cuộc điều tra toàn diện về rãnh Mariana và những sinh vật sống trong rãnh. Việc phát hiện loài cá ốc này có thể cung cấp cái nhìn sâu về sự thích nghi sinh lý của động vật với môi trường áp suất cao.

Theo Dân Trí

Các nhà khoa học chính thức xác nhận loài cá ốc mới có tên Pseudoliparis swirei, được phát hiện ở độ sâu 7.966 m dưới Rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới thuộc vùng biển phía tây Thái Bình Dương.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Loài cá này trông khá lạ mắt với màu hơi hồng và cơ thể trong suốt đến mức có thể nhìn thấy gan của chúng từ bên ngoài. Chúng có chiều dài khoảng 28,8 cm và trọng lượng khoảng 160 g. 

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Cá ốc Pseudoliparis swirei là loài động vật săn mồi ở một số địa hình nhất định của Rãnh Mariana, nó ăn các loài giáp xác nhỏ ở mực nước sâu và sống cùng với những loài động vật ăn thịt lớn hơn.

Loài cá sống ở độ sâu lớn nhất đại dương có thể khác với hình dung thông thường của mọi người về sinh vật dưới đáy biển. Sống ở dưới độ sâu này, cá Pseudoliparis swirei thường có hình dạng rất khác, đặc biệt là chúng không có vảy, không có răng lớn và cũng không phát quang sinh học.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Chúng có một số cách thích nghi khác thường khi sống trong môi trường tối và áp xuất cao, do vậy, cá có một vài đặc điểm như: da trong suốt thiếu sắc tố, một số cơ quan và trứng to ra, cơ mỏng hơn, xương hóa lỏng (đặc biệt là hộp sọ) không hoàn chỉnh, dường như có rất ít hoặc hầu như không có khả năng nhìn, có những cơ chế cho phép protein trong cơ thể cá vẫn hoạt động và sự khác biệt trong mảng tế bào để duy trì tính linh hoạt của cá Pseudoliparis swirei.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Đây chỉ là một trong hai loài cá ốc được phát hiện qua những chuyến thám hiểm dưới Rãnh Mariana. Các nhà khoa học đã bắt tổng cộng 37 con cá Pseudoliparis swirei và ghi hình một con đang bơi dưới độ sâu 8.178 m dưới biển.

Tuy nhiên, họ chưa bắt được một cá thể nào của loài còn lại mà chỉ từng ghi hình chúng ở độ sâu tương đương. Cơ thể của chúng trông mềm mại đến nỗi được so sánh với một miếng giấy lụa bị kéo đi dưới nước.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Ở một nghiên cứu trên những con cái trưởng thành cho thấy, trứng của loài cá này lớn bất thường, đường kính có thể lên tới 9,4 mm. Tổng cộng, có tới 23 quả trứng lớn ở mỗi con cái xen kẽ với những quả trứng nhỏ hơn, số lượng khoảng 850 quả. Trong những quả trứng, kể cả trứng lớn, không thấy có sự phát triển của phôi trong trứng.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Loài cá này có khả năng chịu được áp lực nước tương đương 1.600 con voi đè lên. Áp lực cực lớn này cũng là lý do các nhà khoa học cho rằng cá không thể sống được ở độ sâu vượt quá 8.200 m, dù là điểm sâu nhất của Rãnh Mariana, cũng là điểm sâu nhất đại dương, lên đến 11.000 m.

Ánh Dương

Tổng hợp

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Khu vực rãnh Mariana - Ảnh: The Daily Mail

Rãnh Mariana nằm trên phần đáy khu vực tây bắc Thái Bình Dương, về phía đông quần đảo Mariana, kéo dài tới gần Nhật Bản.

Chứa được cả ngọn Everest!

Rãnh có chiều dài trung bình 2.550km, rộng khoảng 69km, là ranh giới của hai mảng kiến tạo: mảng Thái Bình Dương bị lún xuống dưới mảng Phillipines tạo thành một vực sâu.

Khoảng cách giữa đáy rãnh Mariana đến mực nước biển lớn hơn rất nhiều so với chiều cao của đỉnh Everest - ngọn núi cao nhất thế giới.

Cụ thể, độ sâu tối đa rãnh Mariana là 10.971m dưới mực nước biển. Nếu đặt trọn ngọn Everest (8.848m) xuống đáy vực này thì đỉnh núi sẽ cách mặt biển đến hơn 2.000m.

Độ sâu của vực sắp xỉ độ cao của máy bay dân dụng bay trên bầu trời.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Vực Challenger (11.000m) và đỉnh Everest (8.848m) - Ảnh: Venngage

Người ta đã đặt tên cho nơi sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger theo tên tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh đến đo đạc khu vực này vào năm 1951.

Ở dưới đáy vực, áp suất nước khoảng 1.086 bar (1.071 atm) gấp 1.000 lần so với áp suất khí quyển tiêu chuẩn ở mặt nước biển. Nhiệt độ đáy rãnh dao động từ 1 đến 4 độ C.

Rãnh Mariana được đặt theo tên của quần đảo Mariana gần đó. Quần đảo Mariana lại được gọi theo tên của nữ hoàng Tây Ban Nha Mariana de Augustin, vợ của vua Philip IV vào thế kỷ 17, khi Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa quần đảo này.

Những sinh vật lạ lẫm

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Tàu Challenger ngoài khơi quần đảo Kerguelen - Ảnh: North Wind Picture Archives

Chuyến lặn thám hiểm đầu tiên xuống đáy rãnh Mariana được thực hiện bởi tàu ngầm thăm dò Bathyscaphe Trieste của Hải quân Mỹ.

Con tàu xuống tới đáy rãnh vào khoảng 1h trưa ngày 23-1-1960 do trung úy hải quân Don Walsh và kỹ sư Jacques Piccard thực hiện.

Ở dưới đáy, Walsh và Piccard rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy các sinh vật như cá bơn dài khoảng 30cm và một số động vật giáp xác.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Tàu Trieste hạ thủy - Ảnh: Hải quân Mỹ

"Đáy biển dường như sáng và sạch sẽ, là một vùng hoang vu chỉ có tảo cát", Piccard ngạc nhiên.

Tiếp đó, 2 chuyến thám hiểm khác đã được thực hiện vào năm 1996 bởi tàu ROVs Kaiko và tàu Nereus vào năm 2009.

Chuyến đi tiếp theo được thực hiện vào tháng 3-2012 bởi đạo diễn phim người Canada James Cameron trên chuyến tàu Deepsea Challenger.

Vào tháng 12-2014, Jeffrey Drazen nhà sinh thái học ở ĐH Hawaii (Mỹ) dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến khe vực Mariana nhằm tìm hiểu sự sống ở rãnh vực Mariana.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Đạo diễn James Cameron một mình lặn xuống đáy rãnh Mariana - Ảnh: National Geographic

Trong chuyến thám hiểm, họ ghi nhận những động vật lạ kỳ với các đặc điểm riêng biệt thích nghi với môi trường sống rất sâu dưới mực nước biển.

Theo đó, một số loài có đôi mắt khổng lồ giúp dễ dàng bắt được lượng ánh sáng hiếm hoi nơi đáy sâu.

Một số khác thậm chí không có chức năng thị giác, đổi lại xúc giác hoạt động rất mạnh để cảm nhận con mồi.

Ngoài ra, một số loài có khả năng tự phát sáng để thu hút con mồi tự tìm đến.

Trong chuyến đi này, một kỷ lục thế giới được thiết lập khi nhóm nghiên cứu phát hiện cá sinh sống ở sâu nơi nhất trên Trái đất, với độ sâu khoảng 8.145m dưới mực nước biển.

Cụ thể, loài cá ốc sống ở độ sâu hơn 8.100m, phá kỷ lục 7.700m của loài Pseudoliparis amblystomopsis (cá nòng nọc hồng) được tìm thấy ở rãnh Nhật Bản, Thái Bình Dương.

"Trốn" thật sâu vẫn bị ô nhiễm

Loài cá sống sâu nhất dưới trên Trái đất - Nguồn: YouTube

"Chúng ta thường nghĩ sâu dưới đáy đại dương là vùng đất hoang sơ và an toàn trước tác động của con người, tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điều ngược lại", tiến sĩ Alan Jamieson từ ĐH Newcastle (Anh) cho biết.

Cụ thể, trong tạp chí Nature, Ecology & Evolution, nhóm nghiên cứu do của tiến sĩ Jamieson cho biết rãnh Mariana đối mặt với ô nhiễm rất lớn.

Trong đó, các nhà khoa học cho rằng lượng chất hóa học độc hại trong những loài giáp xác sống ở rãnh Mariana - một trong những nơi xa xôi nhất Trái đất - lại cao gấp 50 lần lượng chất độc trong những loài giáp xác sống ở sông Liêu Hà, một trong những con sông ô nhiễm nhất Trung Quốc.

Các nhà khoa học lí giải, rác thải rất có thể được sản xuất ở những vùng công nghiệp vùng tây bắc Thái Bình Dương. Sau đó, các chất hóa học đi theo những rác thải hay những mảnh vụn vỡ di chuyển xuống đáy đại dương và tồn tại ở đó trong một thời gian rất dài.

Lý do các chất độc hại này không thể đi nơi khác là vì rãnh Mariana không nhận được nhiều tác động từ các dòng nước chảy qua, khiến gần các chất hóa học gần như chỉ có thể đứng yên một chỗ.

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Một hộp nhựa tồn tại ở độ sâu 4.947m ở rãnh Mariana - Ảnh: NOAA

Vì sao cá sống được sâu 8000m

Các loài giáp xác sống sâu dưới đại dương - Ảnh: SCHMIDT OCEAN INSTITUTE

TRỌNG NHÂN (Nguồn tham khảo: The Daily Mail, National Geographic, The Guardian)