Uống nhiều nước mã de có tốt không

Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “Xa tiền thảo” được sử dụng trong các bài thuốc từ lâu đời. Đây là vị thuốc nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu. Vậy cây mã đề là gì? Tác dụng của cây mã đề trong việc chăm sóc sức khỏe là gì? Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Cây mã đề là gì?

Các tên gọi khác của cây mã đề là mã đề thảo, ngưu thiệt thảo. Mã đề có tên khoa học là (Plantago major L. var. asiatica Decaisne), thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae). Theo đông y, mã đề được coi là một vị thuốc quý, có thể làm rau ăn.

Xem thêm: 5 loại cây bị coi là “Cỏ dại” nhưng thực tế lại là vị thuốc Nam cực hữu ích

2. Thành phần dược lý và đặc điểm của cây mã đề

Bạn có thể nhìn thấy cây mã đề mọc ở khắp nơi, nó là một loại cây thuộc nhóm thân thảo, sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa, có gân dọc theo sống lá từ đầu ngọn đến cuống lá. 

Hoa mã đề mọc thành bông, có cuống dài. Hoa có 4 đài, xếp chéo, đều nhau, lưỡng tính. Nhị mã đề mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả mã đề chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Những hạt này có thể phơi, sấy khô, dùng để làm thuốc trong đông y.

Mã đề cũng có thể sử dụng cả cây, bỏ rễ phơi, sấy khô, được dùng trong đông y với tên “mã đề thảo”. Lá mã đề có thể sử dụng dưới dạng tươi sấy khô, phơi khô, trong đông y có tên gọi là “mã đề”.

Lá mã đề chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K, khoáng chất, canxi,… rất tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: 8 loại thảo dược và thực phẩm giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ

3. Tác dụng của cây mã đề

Trong Đông y, mã đề là loại cây có tính hàn, vị ngọt, không độc, lợi về kinh can, thận và tiểu trường. Cả lá và hạt mã đề đều giúp lợi tiểu, lợi mật.

Cây mã đề lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, trừ đờm, giảm ho, tiêu chảy, giúp mắt sáng khỏe, có tác dụng bồi bổ cho cơ thể.

Cách dùng: Sử dụng 10-16g cây mã đề/ngày dưới dạng thuốc sắc.

Lá mã đề: giúp thanh nhiệt, giảm đờm, lợi tiểu, có lợi cho sức khỏe của mắt. Canh lá mã đề có tác dụng cải thiện chứng tiểu ra máu, niệu đạo đau buốt. Cháo mã đề là loại thức ăn rất thông dụng ở Trung Quốc.

4. Bài thuốc từ cây mã đề

Bài thuốc lợi tiểu: hạt mã đề 10g,  nước 600ml, cam thảo 2g; sau khi sắc còn 200ml, chia thành 3 phần, uống trong ngày.

Trị viêm đường tiết niệu: Sắc mã đề 20g, bồ công anh 15g, kim tiền thảo 20g, hoàng cầm 15g, ích mẫu thảo 15g, dành dành 15g, cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, rễ cỏ tranh 30g: uống liên tục trong 7- 10 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm bể thận cấp tính: Sắc 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi, chia làm 2 phần uống liên tục trong 7 ngày.

Cải thiện chứng sỏi bàng quang: Sắc 30g mã đề, 30g kim tiền thảo, 30g lá diếp cá, uống mỗi ngày liên tục trong 5 ngày (chia thành 2 phần để uống).

Cải thiện chứng tiểu ra máu: Giã lấy nước cốt 50g mã đề tươi và 50g cỏ nhọ nồi tươi, chia thành 3 phần, uống trong ngày hoặc có thể đun nước uống.

Trị ho có đờm: Xa tiền thảo (cây mã đề) 10g, cam thảo 2g, cát cánh 2g, nước 400ml, sắc còn 150ml, chia 3 phần, uống trong ngày.

Cải thiện chứng viêm phế quản: Mã đề tươi 150g, mướp non 5 quả; cắt nhỏ, sắc uống, ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống, uống liền trong 5 ngày.

Hạ huyết áp: Mã đề tươi 30g, ích mẫu thảo 12g, hạ khô thảo 20g, hạt muồng (sao đen) 12g, sắc uống trong ngày.

Ngăn rụng tóc: Mã đề, rửa sạch, phơi khô, đốt thành than trộn với dấm, ngâm trong 1 tuần, rồi bôi lên chỗ tóc rụng.

Trị chứng chảy máu cam: Mã đề 30g, rễ cỏ tranh 30g, chi tử 10g, ngó sen 15g; sắc uống, ngày 1 thang.

Trị đau mắt đỏ: Mã đề tươi 15g, lá dâu 20g, kinh giới 15g, cúc hoa 10g; sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 phần uống, uống liền trong 5 ngày.

Cải thiện lỵ cấp tính và mãn tính: Mã đề tươi 30g, rau sam tươi 30 g. sắc uống trong ngày, uống thay trà.

Cải thiện viêm gan cấp tính: Mã đề, hạ khô thảo, mỗi vị 20g, nhân trần 40g, đại phúc bì 16g, đẳng sâm 12g, sắc uống ngày một thang.

Cải thiện viêm gan mạn tính: Mã đề, phục linh, trạch tả, bạch truật, mỗi vị 12g, nhân trần 20g, đẳng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g, trư linh 8g. Sắc uống, mỗi ngày một thang.

5. Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Do một trong những tác dụng của cây mã đề là lợi tiểu rất tốt nên bạn tuyệt đối không nên sử dụng cây mã đề để dùng làm nước giải khát. Để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, bạn nên hạn chế uống nước mã để vào buổi tối.

Các chuyên gia khuyên rằng, để tránh bị sảy thai, phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nước mã đề. Nước mã đề cũng chống chỉ định với người bị thận yếu, suy thận mạn tính.

Trong thời tiết nắng nóng, người dân thường tìm tới các loại cây cỏ để giải nhiệt, trong đó có mã đề. Thậm chí, nhiều người dùng nước lá mã đề uống hàng ngày, thay nước lọc.

Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình Lương Y Bùi Hồng Minh cho hay nước lá cây mã đề rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận. Trong dân gian thường dùng mã đề để điều trị tiểu buốt.

Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau có vị ngọt tính lạnh, không độc đi vào 3 kinh (thận, bàng quang, phế) có lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, chất kháng sinh gây bệnh ngoài da chữa lỵ cấp.

Mã đề còn được dùng chữa ho có đờm do nhiệt, viêm khí quản, tiểu ra máu, sỏi thận, chảy máu cam, nôn ra máu. Loại lá này không dùng một mình mà thường kết hợp với các vị thuốc khác hãm thành nước chè.

Uống nhiều nước mã de có tốt không

Cây mã đề.

Tuy nhiên, người dân không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Theo lương y Bùi Hồng Minh, loại cây này có tác dụng lợi tiểu nhưng điều đó cũng mang lại tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chuyên gia từng gặp một trường hợp bà cho cháu uống mã đề để trị rôm sảy khiến cháu rơi vào tình trạng mất nước do đi tiểu quá nhiều.

Do đó, lương y khuyến cáo mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định.

Đặc biệt, người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này. Người khỏe mạnh hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh phải dậy đi tiểu vào ban đêm.

Theo chuyên gia này, khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, người dân chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ ngày 1-2 ly (150 ml) dùng 4-5 ngày dừng. Khi uống loại nước này, cần chú ý tránh các loại chất kích thích cà phê, rượu, bia, gia vị nóng.

Một số bài thuốc hay và đơn giản từ cây mã đề:

- Da nổi mụn do gan nóng dùng cây má đề nấu với thịt lợn băm nhỏ, nêm mắm, muối vừa đủ nấu thành canh ăn trong 6-7 ngày.

- Bí tiểu, tiểu buốt dùng lá má đề, râu ngô sắp uống nhiều lần trong ngày uống khi nào hết bí tiểu, tiểu buốt thì dừng.

- Đại tiện ra máu do nóng trong dùng lá mã đề, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) rửa sạch xay nhuyễn vắt nước uống khi bụng đói.

Ai không nên uống là mã đề?

Người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này.

Là bông mã đề có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, chỉ ho, tiêu đờm, lợi tiểu. Đồng thời, loại thảo dược này có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, viêm phế quản, viêm thận, sỏi bàng quang, bí tiểu, sỏi đường tiết niệu, tiểu đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, ứ mật, viêm loét dạ dày- tá tràng.

Uống cây mã đề như thế nào?

Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ. 20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ cây thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml. Dùng rau mã đề tươi thật tươi để phát huy tác dụng sau đó mang đi rửa sạch và giã nát thật nát.

Bông mã đề và râu ngô có tác dụng gì?

Bông mã đề và râu ngô có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người. Đây là 2 vị thuốc dân gian được dùng để chữa nhiều bệnh như viêm cầu thận, sỏi bàng quang, xuất huyết khi đi tiểu, ổn định đường huyết, giảm đau khớp,... Bạn nên chọn mua tại địa chỉ uy tín để tránh mua nhầm loại có thuốc trừ sâu.