Từ quan hệ là gì

a. Khái niệm: Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. 

- Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. 

b. Ví dụ: 

- Quan hệ từ: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

+ Dù đúng hay sai thì cậu ấy cũng phải về nhà.

+ Lan và Mai là đôi bạn cùng tiến trong học tập.

- Cặp quan hệ từ: 

+ Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả

Vì trời mưa nên chúng tôi quyết định ở nhà.

Do lười học nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra vừa rồi.

Nhờ kiên trì mà anh ấy đã đạt được cái gật đầu từ cô ấy.

+ Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả

Nếu mẹ đồng ý thì tối nay em sẽ đi xem phim với Hoa.

Hễ anh ấy nói chuyện thì lũ trẻ con trong xóm lại bắt đầu cười.

+ Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản

Tuy đường xa nhưng Hoa chưa bao giờ đi học muộn.

Mặc dù mất điện nhưng Lan vẫn kiên trì ngồi học bài.

+ Không những….mà…; không chỉ…mà….: Biểu thị quan hệ tăng tiến

Không những lười học mà Hoa còn mải chơi.

Không chỉ chăm học mà Lan còn chăm làm việc nhà.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Từ quan hệ là gì

Từ quan hệ là gì

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Quan hệ từ là gì? Quan hệ từ trong tiếng Việt được coi là từ loại quan trọng nhất. Chúng chiếm một vai trò quan trọng trong câu.

Quan hệ từ là một trong những kiến thức được đề cập đến trong chương trình tiểu học. Cùng với đó là chương trình trung học cơ sở. Bên dưới là tổng hợp các thông tin cần thiết về quan hệ từ. Các bạn đọc hãy tham khảo và tích lũy thêm kiến thức nhé!

Từ quan hệ là gì

Quan hệ từ là gì

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Khái niệm và chức năng của quan hệ từ trong tiếng Việt
    • 1.1 Khái niệm quan hệ từ là gì?
    • 1.2 Chức năng quan hệ từ
  • 2 Cách dùng, phân loại và một số ví dụ về quan hệ từ
    • 2.1 Cách dùng trong câu hoặc đoạn văn
    • 2.2 Phân loại các loại quan hệ từ và ví dụ
  • 3 Quan hệ từ nên được dùng và không nên khi nào?
  • 4 Một vài gợi ý các bài tập trong SGK

Khái niệm và chức năng của quan hệ từ trong tiếng Việt

Khái niệm quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị được một mối quan hệ bộ phận nào đó trong câu hoặc đoạn văn. Đó có thể là mối quan hệ giữa câu với câu hoặc giữa câu với câu trong đoạn văn.

Mối quan hệ này khá đa dạng:

  • Chúng biểu thị được mối quan hệ so sánh
  • Mối quan hệ sở hữu cũng được biểu thị trong đó
  • Mối quan hệ nhân quả hay còn gọi là nguyên nhân-kết quả cũng được biểu thị

Chức năng quan hệ từ

Quan hệ từ có dùng để làm rõ ý nghĩa của câu hoặc của cả một đoạn văn. Chúng có khả năng liên kết các từ hay cụm từ hoặc các câu lại với nhau. Vì vậy chúng còn có tên gọi khác là nối từ hay kết từ.

Cách dùng, phân loại và một số ví dụ về quan hệ từ

Bên dưới là một số cách dùng quan hệ từ chính xác và phân loại chúng. Nêu ra một vài ví dụ để hiểu rõ hơn.

Cách dùng trong câu hoặc đoạn văn

Nhiều trường hợp cần bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ. Bởi vì nếu không dùng nghĩa của câu sẽ bị thay đổi và hiểu sai về ý nghĩa trong câu. Vì vậy cần phải có quan hệ từ. Tuy nhiên cũng có những tình huống không cần dùng quan hệ từ bởi vì nghĩa của chúng đã rõ ràng.  Một số quan hệ từ thường gặp trong câu hay đoạn văn như: và, với, những, như,….

Phân loại các loại quan hệ từ và ví dụ

Quan hệ từ được chia làm hai loại:

  • Quan hệ từ đẳng lập có một số từ thường gặp như: rồi, và, với, hoặc,….
  • Quan hệ từ chính phụ có một số từ như: rằng, do, nên, vì,….

Ví dụ như:

  • “Chiếc ô tô của chị ruột tôi” ở đây chỉ quan hệ sở hữu
  • “Vì xe bị hết điện nên tôi không thể đi đến nhà bạn”. Quan hệ từ trong câu biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả.
  • “Nhìn ông ấy hiền từ như một ông tiên trong chuyện cổ tích”. Quan hệ từ trong ví dụ này biểu thị quan hệ so sánh.

Quan hệ từ nên được dùng và không nên khi nào?

Một vài ví dụ dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nên dùng quan hệ từ khi nào và không nên khi nào.

  • Chiếc xe máy mà bố vừa mới mua: trong câu này bạn có thể lược bỏ đi quan hệ từ “mà”. Nghĩa của chúng không thay đổi khi lược bỏ quan hệ từ.
  • Chiếc áo đó là của dì tôi: trong câu này không từ lược bỏ quan hệ từ “của”. Bởi khi đó ý nghĩa câu bị thay đổi và không được rõ ràng.

Một vài gợi ý các bài tập trong SGK

Bài 1:

Một số quan hệ từ được sử dụng trong văn bản trên là: vào, mà, và, như, của, nhưng, trong, cho, với, trên, như, của.

Bài 2:

Các từ được điền vào chỗ trống theo thứ tự là: với-với-cùng-với-nếu-thì-và

Bài 3:

Các câu đúng là:

  • “Nó rất thân với bạn bè”
  • “Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam”
  • “Bố mẹ rất lo lắng cho con”
  • “Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con”
  • Tôi tặng anh Nam quyển sách này”

Các câu còn lại trong bài là các câu sai.

Bài 4: Bài này học sinh tự làm

Bài 5:

“Nó khỏe nhưng gầy” sử dụng quan hệ từ nhằm nhấn mạnh việc nó bị gầy nhiều hơn.

“Nó gầy nhưng khỏe” sử dụng quan hệ từ để nhấn mạnh việc nó rất khỏe

Bài viết trên đây được chúng tôi cung cấp chi tiết kiến thức để bạn hiểu được quan hệ từ là gì. Bên cạnh đó là các bài tập vận dụng để bạn nắm rõ hơn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!