Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Phạm Thanh Hoa (Ninh Bình)

Cefpodoxim là kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình tại nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, từ nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới),  nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng), nhiễm khuẩn da, mô mềm…

Với người bệnh sau nhổ răng bác sĩ thường kê uống kháng sinh nhằm phòng nhiễm khuẩn (ngăn chặn nhiễm khuẩn có thể xảy ra), vì trên thực tế đã có những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng sau nhổ đe dọa đến tính mạng.

Nhiệm vụ của người bệnh là: Nếu đã từng bị dị ứng với thuốc này hoặc với các thuốc kháng sinh khác hoặc đang dùng các thuốc điều trị bệnh khác… thì cần thông báo cho bác sĩ biết để cân nhắc kê đơn hoặc có những lời khuyên cần thiết khi dùng thuốc, tránh các tương tác bất lợi khi dùng nhiều thuốc cùng lúc.

Tác dụng phụ của thuốc được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, nổi ban, ngứa, chóng mặt… Đây là những biểu hiện mà người bệnh rất dễ nhận biết. Nếu xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử trí kịp thời.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống và dùng đủ liệu trình, tránh quên uống thuốc, vì nếu quên sẽ làm giảm hiệu quả dự phòng bệnh hoặc giảm hiệu quả điều trị (nếu nhiễm khuẩn xảy ra).

BS. Nguyễn Thị Ngọc


Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Tác dụng của kháng sinh sau nhổ răng

Muốn biết nhổ răng có cần uống kháng sinh không, trước tiên ta phải hiểu về kháng sinh.Mùi thuốc kháng sinh không hề dễ chịu đối với tất cả người bệnh, đặc biệt là người mới nhổ răng. Vậy, họ có cần uống thuốc kháng sinh để mau lành vết nhổ không?. Có 2 loại thuốc kháng sinh cơ bản đó là kháng sinh dùng để kìm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn.

Kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, giúp phục hồi chức năng các bộ phận trong cơ thể, người bệnh sẽ khỏe mạnh trở lại. Trong khi đó, kháng sinh kìm khuẩn chỉ có thể làm cho vi khuẩn ngừng sinh sản, kìm hãm quá trình phát triển của nó, khi hệ thống miễn dịch của chúng ta kém, vi khuẩn sẽ kháng thuốc và có cơ hội phát triển trở lại.

Như vậy, người bệnh nên uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng để tiêu diệt vi khuẩn, không cho chúng có cơ hội gây viêm nhiễm khiến bạn đau nhức, sưng nướu, đặc biệt là uống thuốc kháng sinh sẽ tránh những tác động từ vi khuẩn lên vết nhổ, hạn chế gây tổn thương để bạn nhanh lành hơn.

Cơ chế đẩy lùi vi khuẩn khi uống thuốc kháng sinh đó là các hoạt chất chứa trong thuốc sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào vi khuẩn có hại, giữ lại lợi khuẩn, men răng để bảo vệ răng miệng.

Làm gì để vết nhổ răng mau lành

Công nghệ, kỹ thuật nhổ răng ngày càng phát triển, do vậy khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến răng thì có thể nhanh chóng khắc phục bằng cách đến các cơ sở y tế, nha khoa uy tín để được xử lý. Đặc biệt, khi bạn bị mọc răng khôn, viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng nặng thì cần phải nhổ răng mới đảm bảo quá trình sinh hoạt được bình thường.

Và muốn vết thương sau khi nhổ nhanh lành hơn, bạn hãy chườm đá lạnh quanh vùng nhổ để tình trạng sưng tấy, đau nhức không còn làm phiền bạn.

Chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng bàn chải cọ mềm đánh nhẹ quanh ổ miệng tránh gây xước, bong dẫn đến chảy máu nghiêm trọng.

Uống thuốc kháng sinh theo sự kê đơn của bác sĩ, tuân thủ liều lượng cũng như thời gian uống để đảm bảo vết thương nhanh lành.

Đặc biệt, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc giúp vết nhổ mau lành, chỉ ăn các thức ăn mềm đã được chế biến kỹ như súp, cháo, sữa. Cá, thịt phải được băm nhỏ và ninh nhuyễn. Không hút thuốc, uống bia rượu, uống nước đá gây tê răng và các loại gia vị mạnh.

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như chảy máu nhiều, thở ra có mùi hôi, nướu sưng tấy không giảm thì hãy đến ngay bác sĩ để được khám và xử lý nhanh chóng.

Thực phẩm cho người mới nhổ răng

Dâu tây

Dâu tây được xem là một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng vết nhổ, đồng thời ăn dây tây còn giúp bạn giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Bạn có thể chế biến dâu tây thành sinh tố, kết hợp làm sinh tốt dâu tây và sữa chua ăn hằng ngày để vết nhổ chóng khỏi.

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa được xem là loại thực phẩm “cứu cánh” cho những người mới nhổ răng. Người mới nhổ răng không nhai được hoặc lười nhau có thể uống sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phomai. Trong sữa còn chứa nhiều canxi giúp răng hết nhiễm trùng, làm sạch răng miệng và giúp răng chắc khỏe.

Sữa đậu nành

Cũng giống như sữa và các chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành giàu đạm, canxi giúp răng phát triển tốt hơn, làm sạch mảng bám trong răng, sữa đậu nành còn giúp cho quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn nên có thể dùng để cầm máu.

Hoa quả tươi

Các loại hoa quả tươi như đu đủ, táo, cà rốt chứa nhiều vitamin C chống oxy hóa, chống chảy máu chân răng và làm sạch răng. Bạn có thể biến chúng thành những ly sinh tốt thơm ngon với một chút sữa chua. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn trái cây chứa nhiều acit như cam, quýt bởi chúng có thể khiến cho vết nhỏ khó lành, chảy máu nhiều hơn.

Thịt, cá, tôm

Bạn có thể ăn thịt, cá, tôm để cung cấp đạm cho cơ thể, tái tạo lỗ rỗng sau khi nhổ nhưng phải đảm bảo chúng đã được cắt nhỏ, nấu kỹ thành súp, cháo hoặc đồ ninh mềm, tránh đồ ăn vẫn còn quá cứng và bạn không thể nhai được, miệng càng đau hơn.

Việc chăm sóc bản thân sau khi nhổ răng là điều không hề dễ dàng, ngoài việc phải sử dụng thuốc kháng sinh để chống viêm, kháng khuẩn thì chế độ ăn uống hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Hiện nay, em có bé 9 tháng tuổi. Em bị đau răng, răng mọc lệch và được bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ răng. Sau nhổ răng có dùng kháng sinh tránh viêm nhiễm trùng. Vậy bác sĩ cho em hỏi sử dụng kháng sinh kháng viêm sau nhổ răng có ảnh hưởng tới sữa mẹ không? Em cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Kim Ngân (1995)

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lại Đỗ Quyên - Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Liên Chuyên Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Sử dụng kháng sinh kháng viêm sau nhổ răng có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian cho con bú theo khuyến cáo có thể gây ít sữa hoặc mất sữa tạm thời trong thời gian dùng thuốc. Một số kháng sinh được phép dùng khi đang cho con bú, tuy nhiên vì thuốc có bài tiết qua sữa nên nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng cho trẻ trong thời gian mẹ dùng kháng sinh.

Con bạn đã 09 tháng tuổi nên ngoài dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, trẻ còn được bổ sung thêm dinh dưỡng từ bữa ăn dặm nên bạn không nên quá lo lắng nếu bạn phải dùng thuốc kháng sinh.

Trước khi quyết định nhổ răng, bạn nên:

  • Cân nhắc giữa lợi ích của việc nhổ răng, phải dùng thuốc kháng sinh và việc có khả năng sữa ít hoặc mất sữa.
  • Nếu việc nhổ răng là cần thiết, bạn nên trao đổi với bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tìm phương án phù hợp nhất cho bạn và đảm bảo quyền lợi được bú sữa mẹ của con.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc kháng sinh kháng viêm sau nhổ răng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nhiễm khuẩn răng miệng thường xảy ra do sâu răng và vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do các can thiệp nha khoa trước đó hoặc những chấn thương vào vùng răng hàm mặt. Cho dù là nguyên nhân gì, việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng nhờ vào vai trò của các loại kháng sinh là chủ yếu.

Nhiễm khuẩn răng miệng từ lâu đã là một căn bệnh khiến nhiều người lo lắng nếu từng mắc phải. Tình trạng nhiễm trùng thường phát sinh từ viêm tủy và tủy răng hoại tử có liên quan ban đầu từ bề mặt răng là sâu răng. Sự xâm nhập và gây bệnh của vi trùng sau đó có thể vẫn khu trú tại chỗ hay sẽ nhanh chóng lây lan qua các khu vực xung quanh, thậm chí vi khuẩn theo dòng máu gây nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não. Đây cũng là các biến chứng nặng nề của nhiễm khuẩn răng miệng, đôi khi khiến cho người bệnh nguy kịch đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời, nhất là trên các đối tượng suy giảm miễn dịch, cơ địa suy yếu từ trước hay có các bệnh lý mạn tính.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng răng miệng đi khám vì cảm giác sưng đau, phù nề vùng nướu hay cả hàm mặt, nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh hay chua cay. Ban đầu, các triệu chứng này biểu hiện với mức độ nhẹ, âm ỉ. Về sau, tình trạng này sẽ nặng dần, ổ nhiễm lan rộng, khiến người bệnh sốt cao, khó nuốt, khó thở, hạn chế mở miệng, hơi thở nặng mùi, ăn uống kém và gầy sút.

Việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cần được tiến hành sớm, ngay khi người bệnh có các triệu chứng đầu tiên. Bác sĩ sẽ chỉ định chủ yếu là các nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và kết hợp với can thiệp ngoại khoa để giải quyết ổ mủ, hạn chế lây lan sang các cơ quan lân cận.

Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Hình ảnh bệnh nhân bị sâu răng gây viêm tủy

Mặc dù kháng sinh đóng vai trò tiêu diệt vi khuẩn, giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng răng miệng, để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định khi sử dụng thuốc. Theo đó, người bệnh không được tùy tiện sử dụng thuốc mà không có sự thăm khám của bác sĩ. Loại kháng sinh được chỉ định dùng còn sẽ thay đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng như các yếu tố cơ địa người bệnh. Đồng thời, đôi khi cần có sự phối hợp các nhóm kháng sinh khác nhau, có cơ chế hoạt động theo những cách khác nhau nhằm tiêu diệt vi khuẩn một cách triệt để nhất.

Chi tiết các nhóm kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng được trình bày sau đây:

2.1. Nhóm Penicillin

Penicillin là nhóm kháng sinh phổ biến trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Amoxicillin cũng là một kháng sinh quen thuộc nằm trong nhóm Penicillin. Tuy vậy, một số nha sĩ cũng có thể khuyên dùng amoxicillin phối hợp với axit clavulanic nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn có men chống lại kháng sinh.

Tuy nhiên, do có từ lâu đời và là một nhóm kháng sinh “kinh điển”, một số vi khuẩn có thể kháng lại các kháng sinh trong nhóm Penicillin, khiến chúng trở nên kém hiệu quả hơn. Vì thế, trên thực tế, nhiều bác sĩ hiện chọn các loại kháng sinh khác là phương pháp điều trị đầu tiên thay vì nhóm Penicillin.

Trong trường hợp kháng sinh nhóm Penicillin được lựa chọn, cần lưu ý tiền căn từng bị dị ứng với các loại thuốc này.

2.2. Clindamycin

Clindamycin có hiệu quả chống lại một loạt các vi khuẩn gây nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm khuẩn răng miệng. Thậm chí, đây còn là nhóm thuốc chữa nhiễm khuẩn răng miệng được khuyên dùng đầu tiên vì vi khuẩn có thể ít kháng thuốc này hơn so với nhóm penicillin.

Liều lượng clindamycin điển hình là 300 mg hoặc 600 mg mỗi 8 giờ.

Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Thuốc Clindamycin

2.3. Azithromycin

Azithromycin có cơ chế hoạt động chống lại nhiều loại vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự phát triển của chúng. Vì thế, thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, các tình huống được nha sĩ chỉ định Azithromycin là đối với những người bị dị ứng thuốc thuộc nhóm penicillin hoặc tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với những thuốc nêu trên.

Liều azithromycin điển hình là 500 mg mỗi 24 giờ trong 3 ngày liên tiếp.

2.4. Metronidazole

Metronidazole là một loại kháng sinh rất thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng là do tác nhân kỵ khí gây ra. Chính vì thế, thuốc này không phải là lựa chọn điều trị đầu tiên hay đơn độc mà thường phối hợp với các nhóm kháng sinh khác.

Liều dùng cho metronidazole là khoảng 500 đêm 750 mg mỗi 8 giờ.

Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Thuốc kháng sinh Metronidazole

Mỗi loại kháng sinh có thời gian hiệu lực riêng biệt, khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, đặc điểm của vi sinh vật gây bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Theo đó, để việc điều trị có hiệu quả cao, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ và hoàn thành một đợt kháng sinh đầy đủ, đúng liều lượng. Dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu cộng đồng thuộc chuyên khoa nha, phần lớn các trường hợp nhiễm trùng răng miệng cấp tính sẽ hết sau từ 3 đến 7.

Trái lại, một số người có thể thấy các triệu chứng của họ biến mất sau một vài liều và tự ý ngưng thuốc; tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng sẽ có nguy cơ cao quay trở lại và với mức độ nặng nề hơn, đòi hỏi kháng sinh có hoạt độ mạnh hơn.

Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ

Thuốc kháng sinh khi uống vào sẽ hòa tan theo dòng máu đến ổ nhiễm trùng để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu ổ mủ lớn, gây viêm áp-xe chân răng hay cả một vùng hàm mặt thì cần có sự phối hợp với can thiệp ngoại khoa nhằm giúp thu gọn ổ nhiễm trùng. Các can thiệp này có thể chỉ cần thực hiện tại bàn khám của nha sĩ hay đôi khi cần đến phòng phẫu thuật trong chuyên khoa răng hàm mặt. Chính vì thế, sự thăm khám của bác sĩ luôn là cần thiết nhằm định hướng xử trí đúng cách.

Song song đó, người bệnh cũng có thể tự thực hiện các cách đơn giản sau đây nhằm hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng:

  • Chườm lạnh ngoài da trên vùng hàm mặt bị sưng đau
  • Dùng thuốc giảm đau hạ sốt bằng paracetamol với liều lượng phù hợp cân nặng
  • Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để tăng tính sát khuẩn tại chỗ
  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa đúng cách sau mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh lưu trữ mảnh thức ăn cũ
  • Dùng bàn chải có lông mềm, tránh thực phẩm quá dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để ngăn ngừa kích ứng
  • Dùng răng nhai ở phía bên miệng đối diện để hạn chế áp lực cho bên sưng viêm

Thuốc kháng sinh dùng trong nhổ răng

Khám nha khoa định kì giúp phát hiện sớm bệnh lý răng miệng

Tóm lại, nhiễm trùng răng miệng ban đầu có thể khu trú tại chỗ nhưng có thể lan rộng nếu không được điều trị kịp thời. Trong đó, kháng sinh đóng vai trò chủ lực trong các nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn răng miệng nhưng chúng chỉ là một phần của giải pháp. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm để được chỉ định kháng sinh thích hợp, phối hợp các can thiệp ngoại khoa cần thiết nhằm nhanh chóng lấy lại sức khỏe nha khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: cochrane.org, medicalnewstoday.com, scielo.isciii.es, emedicine.medscape.com, racgp.org.au

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM: