Lưu ý khi sử dụng thuốc gốc đồng

  1. CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN GHI TRÊN NHÃN THUỐC BVTV:

 Thuốc dạng sữa: EC, ND

Show

- Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN

- Thuốc bột: D

- Thuốc dạng hạt: G, H

- Thuốc dạng dung dịch: SL, DD

- Thuốc dạng bột tan trong nước: SP

- Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC

- Thuốc phun lượng cực nhỏ: ULV

2. NGUYÊN TẮC PHA THUỐC BVTV:

NGUYÊN TẮC 1: Đổ nhiều nước vào bình hoặc phuy trước khi pha thuốc (2/3 phuy, bình), hòa riêng từng loại, rồi mới đổ từng loại một vào bình hoặc phuy.

NGUYÊN TẮC 2: Thuốc dạng bột hay dạng hạt (ký hiệu WG, HHN) hòa vào nước trước, thuốc dạng nước hòa sau, phân bón lá hòa riêng rồi đổ vào cuối cùng.

NGUYÊN TẮC 3: Khi hỗn hợp các dạng thuốc nước thì thứ tự như sau: Dạng chế tác SC (huyền phù) cho trước —> dạng OD (dầu sinh học)—>EC, ND, SL.

NGUYÊN TẮC 4: Gốc Carbamate kim loại trừ bệnh không nên hỗn hợp với thuốc trừ bệnh gốc kháng sinh.

Một số Carbamate kim loại: hoạt chất Propineb (ANTRACOL), Mancozeb (DITHANE M45), Zineb (Zineb xanh), Ziram (Ziflo), Fosetyl-Aluminium (Aliette),…không nên phối với chất kháng sinh như Streptomycin, Validamycin, Kasuran, Kasumin, Avalon, Lobo,…

NGUYÊN TẮC 5: Các loại thuốc gốc Đồng (Cu) như NORSHIELD, CUPROXAT, CHAMPION, CHAMPP, KOCIDE có thể phối hợp các hoạt chất khác; Ngoại trừ hoạt chất Fosetyl-Aluminium, Chlorpyrifos, Kháng sinh, Phân bón lá. Còn CuSO4, Coc85, Bordo (Booc Đô) chỉ nên phun riêng.

NGUYÊN TẮC 6: Chỉ nên phối các thuốc trừ sâu hoặc trừ bệnh có cơ chế tác động khác nhau, đối tượng phòng trị khác nhau. Không nên phối các thuốc có cùng cơ chế tác động hoặc cùng đối tượng phòng trị.

VÍ DỤ:

a/Thuốc trừ sâu: thuốc trừ sâu (miệng nhai) + thuốc trừ nhện, rệp sáp (miệng chích hút); thuốc tiếp xúc, xông hơi, vị độc, chống lột xác, thuốc làm co cơ, thuốc làm ung trứng với thuốc gây độc thần kinh.

b/Thuốc phòng trừ bệnh: Thuốc phòng bệnh hoạt chất Carbendazim, Propineb, Mancozeb, Zineb, Thiophanate (TOPSIN-M, TOPLAZ),…) với thuốc có đặc tính lưu dẫn trị bệnh (TILT SUPER, NATIVO, RAMPART, ANVIL,SCORE, SUMI-EIGHT, AMISTAR, ENCOLECTON,….)

NGUYÊN TẮC 7: Thuốc trừ sâu rầy có thể phối với thuốc trừ bệnh, chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK-trung vi lượng, nhưng phân bón lá nên sử dụng loại có hàm lượng các chất thấp hoặc pha ở liều lượng thấp.

Thuốc phòng bệnh (tiếp xúc, nội hấp) có thể phối với phân bón lá NPK- trung vi lượng, thuốc điều hòa sinh trưởng (ATONIK, KELPAK, GA3, AUXIN, CYTOKYNIN…) nhưng phân bón lá sử dụng liều thấp hay phân bón lá có hàm lượng các chất thấp khi cây chưa biểu hiện triệu chứng bệnh (phun phòng).

Khi cây có biểu hiện bệnh (phun trị) thì không nên phối hợp phân bón lá NPK, trung vi lượng hay thuốc điều hoà sinh trưởng. Chỉ khi nào trị bệnh dứt điểm mới tiến hành dùng các loại trên để phục hồi cho cây.

NGUYÊN TẮC 8: Các loại thuốc khó phối hợp nhất khuyến cáo nên phun đơn: Như thuốc co` hoạt chất  Ziram, Fosetyl-Aluminium, Nano bạc, Coc85, Bordo và các hợp chất có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn FeSO4, CuSO4, ZnSO4.

NGUYÊN TẮC 9: Các thuốc do cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường hỗn hợp dễ dàng với nhau. Các sản phẩm thuốc của công ty khác khi sử dụng nên lưu ý các điểm ở trên.

NGUYÊN TẮC 10: Thuốc dạng hạt (ký hiệu sau tên thương mại của sản phẩm là H, GR, G) thì không nên hòa nước để phun.

NGUYÊN TẮC 11: Phối càng nhiều loại thuốc hoặc nhiều nhóm hoạt chất mà không tuân thủ 10 nguyên tắc trên càng dễ dẫn đến hư thuốc (kết tủa, đổi màu, thu - tỏa nhiệt, sủi bọt, đóng váng) làm giảm hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh.

Ngoài ra, còn số nguyên tắc khác do các Công ty nghiên cứu và sản xuất ra hoạt chất đó thì dễ dàng phối trộn với nhau. Nên tham khảo kỹ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất. 

(NHT) Phòng thị trường 

Các thuốc có chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học Copper) được gọi là thuốc nhóm gốc đồng, thuốc gốc đồng có phổ tác dụng rộng có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Cơ chế tác động của thuốc gốc đồng là chất đồng có thể xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, ức chế các phản ứng sinh học trong tế bào làm chết vi sinh vật. Các hợp chất thường dùng để sản xuất thuốc gốc đồng phòng trừ bệnh hại cây trồng là:

Copper Oxychloride (một số sản phẩm: COC 85WP, Đồng cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP,50SC,80WP…) Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Hydroxide (một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 37.5FL, 57.6DP, 77WP, Ajily 77WP, Funguran - OH 50WP … ) Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate (Tribasic) (một số sản phẩm: Đồng Hocmon 24.5% crystal, BordoCop Super 12.5WP, 25WP, Cuproxat 345SC. ..) có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, bệnh khác.

Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa). Vì vậy không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô). Nguyên liệu để pha chế nước thuốc Boóc-đô là Ca(OH)2 (vôi sống hay còn gọi là vôi tươi) và CuSO4 (sulfat đồng). Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra nước thuốc  Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Nước thuốc này tương đối ít độc đối với người, động vật, cây trồng.

Nước thuốc Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc  Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau.

Nồng độ thông dụng nhất là nước thuốc Boóc-đô 1:1:100 (nước thuốc Boóc-đô 1%). Với nồng độ này, phương pháp pha chế như sau: Giả sử muốn pha 10 lít nước thuốc thì lấy 100gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong một xô nhựa hay lu, vại sành...(không dùng đồ chứa bằng sắt, tôn). Tiếp đó lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một xô nhựa hay lu, vại sành khác (nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram). Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Lưu ý không được đổ ngược lại (tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng).

Sau khi pha xong lấy một cây đinh khoảng 5 phân còn mới hoặc đã được mài bóng (củng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi) nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Rút đinh (hoặc mũi dao) ra, nếu thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh, để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì như vậy nước thuốc còn chua dễ gây hại cho cây trồng, gặp trường hợp này cần thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại cây đinh (hoặc mũi dao) không thấy hiện tượng bị đen như trên thì đạt yêu cầu.

HN

Lưu ý khi sử dụng thuốc gốc đồng

Bài Viết Chọn Lọc

Lưu ý khi sử dụng thuốc gốc đồng

* Ưu điểm

– Thuốc thuộc nhóm này ít hoà tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi do mưa, ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không tích lũy trong đất.

– Độ độc cấp tính thấp, phổ tác dụng rộng nên phòng trừ có hiệu quả được nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ/cà phê, mốc sương/cà chua, khoai tây, thối nhũn/bắp cải, bạc lá/lúa. Ngoài tác dụng trừ nấm và vi khuẩn còn có hiệu lực cao trên rêu, tảo và là thuốc gây ngán ăn cho côn trùng.

* Nhược điểm

– Khả năng hỗn hợp thấp: Thuốc nhóm Copper Oxychloride (Super cook 85WP) không hỗn hợp được với nhóm thuốc có tính axít hoặc kiềm; thuốc nhóm Copper citrate (Heroga 6.4SL) không hỗn hợp được với các nhóm thuốc vi sinh.

– Thời gian cách ly tương đối dài: 7 ngày

3. Một số sản phẩm hoạt chất gốc đồng sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng

– Trên cây lúa:

Có 17 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam hiện hành để phòng trừ bệnh như bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Ải vân 6.4 SL, Heroga 6.4 SL, Dupont TMKocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Dosay 45 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC, Cuprimicin 500 81 WP

– Trên cây cà phê:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 9 loại thuốc thương phẩm hoạt chất hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại như nấm hồng, tảo đỏ, thán thư, rỉ sắt, thối rễ cà phê, trong đó tại Lâm Đồng có 8 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm  Super cook 85WP, Champion 57.6 DP,  Dupont TM Kocide 53.8 WG, Funguran – OH 50 WP, Map – jaho 77 WP, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Newkasuran 16.6 WP, Cuproxat 345 SC.

– Trên cây cà chua:

Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 10 loại thuốc thương phẩm hoạt chất gốc đồng đăng ký phòng trừ bệnh hại, trong đó tại Lâm Đồng có 7 sản phẩm được sử dụng phổ biến gồm Champion 57.6 DP, Dupont TM Kocide 53.8 WG, COC 85 WP, PN – Coppercide 50 WP, Supercook 85 WP, Vidoc 80 WP, Viroxyl 58 WP, Zincopper 50 WP, Cuprimicin 500 81 WP.

Ngoài các cây trồng trên, hoạt chất gốc đồng còn đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên cây khoai tây, bắp cải, hồ tiêu, cây có múi…

4. Một số lưu ý khi sử dụng hoạt chất gốc đồng để phòng trừ sâu hại trên các loại cây trồng

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm

– Không hỗn hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper citrate với các nhóm thuốc vi sinh.

– Không nên phối hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng

– Chỉ nên phối hợp thuốc gốc đồng với các nhóm thuốc có cách tác dụng khác ngoài nhóm có tác dụng tiếp xúc để nâng cao hiệu quả phòng trừ.

– Khi sử dụng thuốc có hoạt chất gốc đồng để phòng trừ dịch hại trên các loại cây trồng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo đúng khuyến cáo trên nhãn.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033