Theo bạn, tại sao ta cần phải trở thành công dân số? * hồ chí minh, thành phố hồ chí minh

1 công dân toàn cầu ở thời đại mới cần có những gì?

Công dân toàn cầu là gì? để trở thành 1 công dân toàn cầu cần có những điều kiện nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi ấy.

'Công dân toàn cầu' có lẽ không phải là một cụm từ xa lạ đối với chúng ta, nhưng trên thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Đừng lo lắng vì bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về “Công dân toàn cầu”.

Công dân toàn cầu (Nguồn: Internet)

  1. Khái niệm công dân toàn cầu.

Công dân toàn cầu (Global Citizen) là tất cả những người sinh sống và làm việc ở nhiều quốc gia. Việc xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã và đang làm thay đổi cơ bản về mọi khái niệm và cả những giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước cũng như trong ngành tư pháp quốc tế.

Tại Việt Nam khái niệm “Công dân toàn cầu” xuất hiện vào đầu những năm 2000, nhưng cho đến hiện nay thì vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào được công nhận cho cụm từ “Công dân toàn cầu”.

Nhiều người cho rằng: Công dân toàn cầu là một công dân phải trải qua quá trình lao động, học tập, tích lũy và rèn luyện kinh nghiệm. Đặc biệt một công dân toàn cầu phải biết tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng, kiến thức và thái độ sống để có thể thích ứng với sự phát triển của thế giới hiện nay.

Công dân toàn cầu xuất hiện từ những hoạt động của những công ty đa quốc gia, những chính sách thu hút chất xám của chính phủ các nước. Trong thế kỷ XXI giai đoạn toàn cầu hóa đã làm phát sinh thế hệ công dân toàn cầu mới.

Một số tổ chức giáo dục trên thế giới đã bắt đầu xây dựng các chương trình giảng dạy để thực hiện việc rèn luyện phẩm chất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu. Ví dụ như chương trình giảng dạy Oxfam UK.

Lợi ích và tác hại của công dân toàn cầu mang lại (Nguồn: Internet)

Nhờ vào lượng kiến thức dồi dào và kinh nghiệm dày dặn khi họ sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên nhiều nền văn hóa khác nhau nên có thể tận dụng chúng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngoài ra một công dân toàn cầu họ còn có thể kết hợp những hiểu biết về các nền văn hóa của mỗi nước để tạo thêm nhiều cầu nối kiến thức hơn, từ đó có thể đóng góp nhiều giá trị hơn cho xã hội.

Bên cạnh những tác động tích cực, thì công dân toàn cầu cũng sẽ mang lại một số tác hại. Việc bạn học hỏi - khám phá và tiếp thu nhiều nền văn hóa một cách đại trà có thể  dẫn đến tình trạng “hòa tan” và dần dần sẽ đánh mất đi giá trị bản sắc dân tộc của mình. Cho nên bạn cần biết cách chọn lọc trong quá trình tiếp nhận thông tin.

Điều kiện để trở thành công dân toàn cầu (Nguồn: Internet)

Để trở thành một công dân toàn cầu bạn cần có những điều sau:

  • Có đầy đủ kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mềm như tranh luận, hùng biện, kỹ năng làm việc nhóm, biết chủ động trong mọi trường hợp.
  • Biết nhận thức về vai trò và công việc mình phải làm,
  • Chịu trách nhiệm cho những hành động của mình,
  • Biết lắng nghe ý kiến của người khác,
  • Sẵn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình và của mọi người,
  • Ngoài tiếng mẹ đẻ, bạn cần biết thêm một vài ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Anh, bạn phải giao tiếp lưu loát. Kèm theo đó bạn cũng nên học thêm 1 ngôn ngữ khác.
  • Tìm hiểu nhiều nền văn hóa của nhiều nước khác nhau. Bạn nên tự mình trải nghiệm và khám phá cuộc sống tại 1 đất nước nào đó có tính ảnh hưởng đến nền văn hóa, kinh tế, chính trị toàn cầu như Pháp, Mỹ, Đức,...
  • Những công việc bạn làm mang lại giá trị cho xã hội.

Đối tượng: Không phân biệt giới tính, độ tuổi, sắc tộc và quốc tịch chỉ cần bạn là công dân thì đều có thể trở thành 1 công dân toàn cầu khi bạn đáp ứng được những điều kiện trên và đặc biệt những điều bạn làm mang lại giá trị cho xã hội.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài biết này có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn về khái niệm công dân toàn cầu và những điều kiện để có thể trở thành 1 công dân toàn cầu là gì. Chúc các bạn thành công!

Bạn đã thực sự hiểu khách quan là gì? : Khách quan vốn là một từ ngữ được sử dụng cực kỳ phổ biến để đánh giá một sự việc. Tùy vào từng trường hợp mà người ta hiểu khách quan là gì. Hãy cùng phân tích kỹ hơn để sử dụng đúng nhé.

Những kỹ năng làm việc nhóm ai cũng cần biết trong thời đại mới : Trong công việc hay cuộc sống hàng ngày, làm việc nhóm là một kỹ năng rất quan trọng và vô cùng cần thiết. “Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

Theo nghĩa chung nhất, công dân tốt là những người luôn thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong khả năng và bổn phận. Họ phải thể hiện mình không phải là người chỉ đọc sách thánh hiền, mà phải thông qua hành động cụ thể để chứng tỏ mình là người có ích cho cộng đồng, xã hội.

Có thể liệt kê ra một số đặc điểm chính của một công dân tốt như sau:

Thứ nhất, biết tôn trọng người khác. Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được tôn trọng về thể xác, nhân phẩm, danh dự và quyền sở hữu tài sản (để sinh tồn). Vì vậy, muốn được người khác, xa hơn là cả cộng đồng tôn trọng, thì trước hết họ phải biết tôn trọng các giá trị căn bản của con người. Đôi khi, hãy tự đặt vị trí của mình vào người khác để biết cách tôn trọng người khác.

Thứ hai, không làm hại tới môi trường. Môi trường riêng (có thể trong khuôn viên nhà, sân vườn) sạch sẽ, trong lành nhưng con cá không thể sống trong cái ao đó mãi được, mà biển cả, môi trường chung cũng cực kỳ quan trọng.

Không xả rác bừa bãi, nên coi đường phố, sân ga, nơi công cộng như sân vườn nhà mình bởi chính từng cá nhân trong chúng ta đang thụ hưởng không gian chung đó. Nói rộng ra, đó cũng là bộ mặt của cả quốc gia, trong đó có mình là thành viên bởi không ai có thể hãnh diện sạch sẽ nếu mặt mũi đầy bùn đất.

Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ hàng đầu của hầu hết chính phủ các quốc gia. Chính vì vậy mà trong giáo dục, những bài học về bảo vệ môi trường thường được đưa vào các cấp, lớp học. “Mỗi ngày nhặt một vật rác” là một trong mười tiêu chí đầu tiên để trở thành công dân tốt được đặt ra tại Mỹ.

Thứ ba, biết lắng nghe, học hỏi. Mỗi người sinh ra, dù học đến cấp độ cao siêu nào cũng không thể biết hết, cư xử, hành động đúng đắn đối với mọi vấn đề.

Việc tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe học hỏi để trau dồi, tu dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân là điều thiết yếu để trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội phát triển.

Cổ nhân có câu “chín người, mười ý”. Điều quan trọng là mình luôn đặt ở vị trí khiêm nhường “luôn là người học” và cần có cách nhìn nhận rằng: Người ta đưa ra ý kiến khác với mình là chuyện bình thường, đồng thời người ta đang tôn trọng mình khi đưa ra quan điểm thẳng thắn do mỗi người một hoàn cảnh, một nhận thức khác nhau nên quan điểm, ý kiến trái chiều không có gì sai.

Những ý kiến trái chiều thẳng thắn ấy mới giúp chúng ta trưởng thành và nhờ các cá thể trong xã hội trưởng thành mới giúp xã hội phát triển. Qua đó, chính chúng ta lại là người thụ hưởng trong xã hội đó.

Thứ tư, biết giúp đỡ, cảm thông, đứng về phía những người kém may mắn hơn.

Một tỉ phú dành một triệu đồng để làm từ thiện với mong muốn quảng bá hình ảnh chưa chắc đã nhân văn bằng một bữa cơm của một nông dân nghèo cho một đứa trẻ. Chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ người khác và việc làm nên xuất phát từ tâm sáng.

Ngoài ra, việc chấp hành luật pháp của quốc gia và tôn trọng nhân viên công quyền (như cảnh sát, những người làm việc trong bộ máy chính quyền) cũng rất quan trọng.

Muốn một xã hội trật tự thì mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng nó. Pháp luật phải là thước đo, khuôn mẫu để công dân tuân thủ. Nhân viên công quyền, thay vì sử dụng quyền lực được người dân giao phó để mục đích tư lợi, hãy vì sứ mệnh cao cả, vì vinh dự to lớn được nắm giữ quyền lực công để thực thi các quyền ấy một cách công tâm nhất.

Cuối cùng, phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh dân tộc bằng cách tôn trọng, đối xử bình đẳng với người nước ngoài hay người từ các dân tộc khác, người từ thành phần xã hội khác...

Tổ quốc là cha, là mẹ. Việc giữ gìn, làm đẹp hình ảnh dân tộc không thuộc trách nhiệm của riêng ai, mà là trách nhiệm chung của tất cả công dân trong toàn xã hội, bởi Hình ảnh dân tộc là hình ảnh cha mẹ, tổ tiên mình.

Trách nhiệm đó cũng thể hiện trong câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Mỹ, John F. Kennedy: “Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country” (đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc).

Để một quốc gia có những thế hệ là công dân tốt, trách nhiệm nặng nề đè trên vai ngành giáo dục. Thay vì chỉ dạy lý thuyết đơn thuần trên lớp học cho học sinh, nên kết hợp cùng với những hành động cụ thể.

Đó là những buổi dã ngoại, nhặt rác, cắt cỏ công viên hay tuyên dương, khuyến khích những việc làm tốt, ví dụ như ủng hộ từ thiện cho những người kém may mắn hơn,cho người nghèo những quần áo, đồ dùng gia đình không còn nhu cầu sử dụng…

Dạy trẻ từ thuở còn thơ. Nên tập thói quen cho những đứa trẻ cách ứng xử thân thiện, tôn trọng người khác, luôn mỉm cười với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, chính phủ cũng như các tổ chức nên có các chương trình từ thiện, không chỉ bằng cách quyên góp vật chất mà chương trình từ thiện bằng hành động.

Mọi lúc, mọi nơi, ai cũng đều có thể tham gia các chương trình từ thiện, chẳng hạn như nơi mà sinh viên tham gia giúp đỡ, chăm sóc người già, tàn tật vào một buổi sáng thứ 7. Tham gia tư vấn cho các gia đình không xả rác bừa bãi hay mở một cửa hàng đồ cũ, nơi mà mọi người có thể quyên góp các đồ đạc còn giá trị để bán làm từ thiện.

Giáo dục còn bắt nguồn từ luật pháp. Luật pháp chứa đựng những bài học, chuẩn mực hướng công dân có những hành động đúng đắn. Tuy nhiên, luật pháp không tồn tại nếu nó không được thực thi nghiêm minh, công bằng đối với tất cả các công dân trong cộng đồng.

Đối với một số vi phạm, không nên chỉ quy định phạt tiền mà cần bổ sung chế tài “lao động công ích” để làm cho người có tiền không thể dựa vào sự giàu có của mình để “chà đạp” lên luật pháp. Chẳng hạn như vứt rác bừa bãi nên có chế tài là “đi nhặt rác”, từ đó mới hình thành nên ý thức của một công dân tốt.

Tóm lại, đất nước văn minh được xây đắp bởi các thành viên có ý thức, trách nhiệm. Mỗi công dân một bổn phận, một sứ mệnh. Để trở thành công dân tốt, hãy luôn làm tốt nhất những gì là có thể trong bổn phận, sứ mệnh ấy, không làm bất kỳ việc gì làm xấu đi hình ảnh của bản thân, của cộng đồng.

>> Xem thêm:10 công dân ưu tú Hà Nội 2013 toàn người già

Trần Đức Tuấn

Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống, xã hộitại đây.