Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

Sự bay hơi là gì? Lấy ví dụ minh họa

Câu hỏi: Sự bay hơi là gì? Lấy ví dụ minh họa

Trả lời:

Quảng cáo

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (thể khí).

Ví dụ:

- Nước trong cốc cạn dần theo thời gian do sự bay hơi của nước.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

- Sự bay hơi cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi ta đun sôi nước, hơi nước bốc ra từ miệng ấm, vòi ấm.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

Không chỉ có nước mới bay hơi, mọi chất lỏng đều có thể bay hơi.

Ví dụ:

- Mở một lọ nước hoa ở góc phòng, đứng ở vị trí nào trong phòng ta cũng ngửi thấy mùi nước hoa do nước hoa bay hơi, và lọ nước hoa cạn dần.

- Để mở một bình đựng dầu, sau một thời gian, dầu cạn dần do bị bay hơi.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? Lấy ví dụ minh họa

Câu hỏi: Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

Quảng cáo

Sự bay hơi nhanh hay chậm của một chất lỏng phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo dưới trời nắng sẽ nhanh khô hơn khi phơi dưới trời râm mát.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

- Gió: Gió càng mạnh thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo khi trời có gió sẽ nhanh khô hơn khi không có gió.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

- Diện tích mặt thoáng: Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo khi căng rộng bằng móc sẽ nhanh khô hơn khi không được căng ra. Nước để trong đĩa bay hơi nhanh hơn nước để trong cốc.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

- Ngoài ra, sự bay hơi còn phụ thuộc vào độ ẩm và áp suất trên mặt chất lỏng: Độ ẩm càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh; Áp suất càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Khi trời khô hanh thì phơi quần áo nhanh khô hơn khi trời ẩm nồm.

Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Answers ( )

  1. Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

    Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng.

    VD bay hơi :Hơi nước bốc lên khi ta đun sôi nước.

    Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
    VD ngưng tụ: Hơi nước trong các đám mây được ngưng tụ và tạo thành mưa.

    Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào :

    + Gió

    + Nhiệt độ

    + Diện tích mặt thoáng chất lỏng

    Chúc bạn học tốt !!!

    Cho mik xin hay nhất nha ^^

  2. Thế nào là sự bay hơi cho ví dụ minh họa sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào

    – Bay hơi là : sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi .

    + Ví dụ : Khi sấy tóc ướt sau một thời gian thì tóc sẽ khôi .

    – Ngưng tụ là : sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng .

    + Ví dụ : Các giọt nước đọng lại trên lá sau ban đêm .

    – Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào : Nhiệt độ , gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng .

Mục lục

  • 1 Lý thuyết
    • 1.1 Sự cân bằng bay hơi
  • 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi
  • 3 Sự hấp thụ nhiệt
  • 4 Ứng dụng
    • 4.1 Quá trình đốt khi bay hơi
    • 4.2 Quá trình đốt trước khi bay hơi
    • 4.3 Sự lắng đọng thành màng mỏng
  • 5 Tham khảo
  • 6 Đọc thêm

Lý thuyếtSửa đổi

Để các phân tử của một chất lỏng bay hơi được, chúng phải ở gần bề mặt, di chuyển theo hướng thích hợp, và có đủ động năng để vượt qua được lực liên kết phân tử ở trạng thái lỏng.[1] Khi chỉ có một phần nhỏ các phân tử đáp ứng những điều trên, tốc độ bay hơi sẽ giảm xuống. Vì động năng của một phân tử tỷ lệ thuận với nhiệt độ của nó, sự bay hơi diễn ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. Khi các phân tử chuyển động nhanh hơn thoát ra, các phân tử còn lại sẽ có động năng trung bình thấp hơn, và nhiệt độ của chất lỏng giảm xuống. Hiện tượng này còn được gọi là sự bay hơi để làm mát. Đây là lý do tại sao việc làm bay hơi mồ hôi làm mát cơ thể con người. Sự bay hơi cũng có xu hướng diễn ra nhanh hơn với lưu lượng lớn hơn giữa pha khí và pha lỏng, và trong những chất lỏng có áp suất hơi cao hơn. Ví dụ khi giặt ủi, quần áo sẽ khô (do bay hơi) nhanh hơn vào ngày có gió hơn là vào ngày lặng gió. Ba yếu tố chính của sự bay hơi là nhiệt, áp suất khí quyển (xác định phần trăm độ ẩm) và sự chuyển động của không khí.

Ở mức độ phân tử, không có ranh giới chặt chẽ giữa trạng thái lỏng và trạng thái hơi. Thay vào đó, có một lớp Knudsen, nơi mà các pha là không xác định. Bởi vì lớp này chỉ có độ dày chừng vài phân tử, còn ở quy mô vĩ mô thì bề mặt chuyển pha rõ ràng có thể thấy được.

Với những chất lỏng không bay hơi ở nhiệt độ và môi trường nhất định (ví dụ, dầu ăn ở nhiệt độ phòng) là do các phân tử của chúng không có xu hướng chuyển năng lượng cho nhau theo cách bình thường. Do đó không thể thường xuyên cung cấp năng lượng nhiệt cần thiết cho một phân tử để hóa hơi. Tuy nhiên, các chất lỏng này vẫn đang bốc hơi. Chỉ là do quá trình này chậm hơn bình thường rất nhiều và do đó ta không thể quan sát rõ ràng.

Sự cân bằng bay hơiSửa đổi

Áp suất hơi của nước tương ứng với nhiệt độ. 760Torr = 1atm.

Nếu sự bay hơi xảy ra trong hệ kín, các phân tử thoát ra sẽ tích lũy thành hơi trên chất lỏng. Đa số các phân tử quay trở lai chất lỏng, và càng thường xuyên hơn vì khối lượng riêng và áp suất của hơi tăng. Khi quá trình "thoát và trở lại" đạt trạng thái cân bằng, [1] hơi được cho là "bão hòa", và sẽ không có thay đổi về khối lượng riêng và áp suất hơi hay nhiệt độ chất lỏng nữa. Đối với một hệ bao gồm hơi và lỏng của một chất tinh khiết, trạng thái cân bằng này có liên quan trực tiếp đến áp suất hơi của chất đó, như được đưa ra bởi các mối quan hệ Clausius-Clapeyron:


với P1, P2 là áp suất hơi ở nhiệt độ T1, T2 tương ứng, ΔHvap là entanpy bay hơi, và R là hằng số khí. Tốc độ bay hơi trong một hệ mở có liên quan đến áp suất hơi được tìm thấy trong một hệ kín. Nếu một chất lỏng được đun nóng, khi áp suất hơi đạt đến áp suất môi trường xung quanh thì chất lỏng sẽ sôi.

Khả năng cho một phân tử của một chất lỏng bay hơi chủ yếu dựa vào động năng mà một cấu tử có thể có được. Thậm chí ở nhiệt độ thấp, phân tử của một chất lỏng có thể bay hơi nếu chúng có nhiều hơn động năng tối thiểu cần thiết để bay hơi.