Tại sao phải giãn cách xã hội

.

Cập nhật lúc: 20:54, 16/12/2021 (GMT+7)

Sau thời gian nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội để phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, số ca F0 và tử vong do Covid-19 ở Đồng Nai vẫn ở mức cao. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về thực trạng trên, Phó giám đốc Sở Y tế LÊ QUANG TRUNG cho biết:

- Số ca mắc Covid-19 ở Đồng Nai tăng không phải là bất thường. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục tiêm phủ mũi 2 vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, triển khai tiêm mũi tăng cường với người có nguy cơ cao; đồng thời, ứng phó với những biến chủng của virus SARS-CoV-2 và tiếp tục tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch như nguyên tắc 5K.

* Thưa ông, sau thời gian nới lỏng giãn cách xã hội, số ca F0 ở Đồng Nai vẫn liên tục tăng dù tỷ lệ tiêm chủng của Đồng Nai nằm trong tốp cao nhất của cả nước. Lý do là gì, thưa ông?

- Ca F0 còn tăng nhiều trong thời gian qua là do tính chất dễ lây lan của biến chủng Delta. Trước đây, trong thời điểm Đồng Nai thực hiện giãn cách xã hội, mỗi ngày cũng có khoảng vài trăm ca F0. Khi nới lỏng giãn cách, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại chắc chắn số ca nhiễm sẽ tăng nhiều và điều này không phải là bất thường. Đồng Nai đã tiêm mũi 1 vaccine ngừa Covid-19 đạt 100%, mũi 2 đạt hơn 90% và đang triển khai tiêm mũi tăng cường, có thể nói cơ bản đã bảo vệ người dân tương đối tốt, nên đa phần các ca F0 đều ở thể nhẹ.

Tuy nhiên, do số ca mắc Covid-19 tăng nhiều nên tỷ lệ bệnh nặng và tử vong cũng tăng theo, những ca tử vong do Covid-19 tập trung vào những người mắc bệnh nền. Những người có bệnh nền khi nhiễm virus SARS-CoV-2, dù đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ bệnh nặng hơn người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh. Chưa kể, trong nhóm người già, người bệnh nền mắc Covid-19 còn nhiều người chưa được tiêm vaccine do nhiều lý do khác nhau, nên khi mắc Covid-19 nguy cơ tử vong rất cao. Có đến hơn 50% số ca tử vong có liên quan đến bệnh nhân chưa tiêm vaccine.

Hiện mô hình bệnh tật đã thay đổi. Thời gian đầu của đợt dịch, bệnh cảnh Covid-19 là chính, bệnh nền sẽ làm nặng nề hơn tình trạng nhiễm Covid-19, nhưng hiện giờ bệnh nhân vào cấp cứu chủ yếu là do bệnh nền và Covid-19 phối hợp làm nặng thêm bệnh nền. Có trên 90% số ca tử vong là người bệnh nền (bị tai biến, đột quỵ, suy kiệt, bệnh nhân lao phổi, HIV giai đoạn cuối…) tiến triển nặng khi bị nhiễm Covid-19.

* Số ca tử vong do Covid-19 tại Đồng Nai vẫn tăng. Vậy theo ông, tỷ lệ tử vong của Đồng Nai ở mức độ nào? Số ca nặng tăng cao gây ra những khó khăn gì trong công tác điều trị?

- Số ca tử vong do Covid-19 cũng tăng theo tỷ lệ ca nhiễm, nhưng so với thời điểm còn giãn cách xã hội thì không tăng nhiều. Hiện số liệu báo cáo hằng ngày khoảng 300-400 ca là số làm xét nghiệm RT-PCR, còn test nhanh dương tính cho cách ly tại nhà thì khá lớn, trung bình mỗi ngày 3-4 ngàn ca.

Nếu tính tỷ lệ số ca tử vong/tổng số ca mắc Covid-19 thì Đồng Nai là khá thấp, chỉ khoảng 0,47%. Hiện tỷ lệ tử vong của thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 2%, của Việt Nam là 2-2,3%, còn của Đồng Nai khoảng trên 1%/tổng số ca dương tính được xét nghiệm RT-PCR.

Tại sao phải giãn cách xã hội
Một gia đình ở TP.Biên Hòa có F0, F1 hoàn thành cách ly tại nhà được gỡ phong tỏa

Khi số lượng bệnh nặng tăng nhanh sẽ dẫn đến quá tải hệ thống y tế như: thiếu máy thở, thiếu những thiết bị điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Việc này cũng làm thay đổi cách cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân. Trước đây, khi bệnh nhân nhập viện thì đội ngũ y tế sẽ tập trung cấp cứu bệnh Covid-19 trước, còn bây giờ tập trung cấp cứu bệnh nền trước, xem Covid-19 chỉ là bệnh lây nhiễm cơ hội tiếp theo...

* Thưa ông, nếu tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19, có thể được coi là đã bảo vệ người dân khá tốt trước nguy cơ nhiễm Covid-19. Vậy sao phải tiêm thêm mũi vaccine tăng cường? Những đối tượng nào được tiêm và nên tiêm?

- Kháng thể có xu hướng giảm dần sau khi hoàn tất mũi tiêm thứ 2. Việc tiêm mũi tăng cường sẽ là giải pháp cần thiết trong thời điểm hiện tại khi dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan trong cộng đồng và xuất hiện những biến chủng mới phức tạp.

Những đối tượng nên tiêm mũi vaccine tăng cường là những người đang ở tuyến đầu phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính như: bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh lý hô hấp mạn tính, ung thư... Nếu có đủ vaccine cũng có thể mở rộng ra những độ tuổi khác.

* Công tác phòng, chống dịch hiện nay có khác gì so với trước đây?

- Công tác phòng, chống dịch hiện nay khác trước rất nhiều. Do tình hình mới: số ca F0 tăng, nhưng đa phần là nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà là chính nên tỉnh sẽ giải thể hầu hết các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, chỉ để lại một khu dành cho những F0 không thể cách ly tại nhà.

Đối với các ca bệnh nặng, ngành Y tế đang triển khai các khu hồi sức Covid-19 tại bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện. Theo quy định của Bộ Y tế, tối thiểu phải dành 40-50% số giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19. Hiện nay, khá nhiều bệnh viện đang triển khai đa khoa Covid-19, nghĩa là mỗi chuyên khoa đều có khu vực cấp cứu, điều trị, hồi sức riêng cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 của khoa.

Riêng đối với người dân, mở cửa nhưng vẫn phải tuân thủ 5K để bảo vệ mình, bảo vệ người già, người bệnh nền, trẻ em trong gia đình chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt, không nên chủ quan đã tiêm đủ 2 mũi vaccine mà lơ là phòng dịch. Bởi mỗi ngày, SARS-CoV-2 có những biến chủng mới khó lường. Hiện đang xuất hiện chủng Omicron được cho là dễ lây hơn, tốc độ lây nhanh hơn và chưa rõ sẽ diễn biến thế nào. Vì thế, việc luôn luôn cảnh giác với Covid-19 là không thừa.

* Xin cảm ơn ông!

Theo báo cáo từ Sở Y tế, tính đến sáng 15-12, toàn tỉnh ghi nhận 464 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, 15 ca tử vong, phần lớn là người cao tuổi, có bệnh nền. Hiện số ca bệnh nặng, nguy kịch đang có xu hướng tăng, các đơn vị hồi sức tích cực tầng 3 có nguy cơ quá tải.

Phương Liễu (thực hiện)

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bản chất của việc giãn cách xã hội, hay cách ly xã hội, phong tỏa nằm ở công tác khoanh vùng.

Tại sao phải giãn cách xã hội

Việc vì sao trước đây phải khoanh vùng rộng hơn, còn bây giờ số ca nhiều mà chưa phải giãn cách xã hội, hay cách ly xã hội, theo Phó Thủ tướng, điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng.

"Thứ nhất là năng lực và sự hiểu biết của đội ngũ nhân viên y tế về dịch COVID-19 và virus SARS-CoV-2 đã khác xa so với ngày đầu. Ngày đầu giống như anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu, còn bây giờ sau rất nhiều cuộc chinh chiến thì chúng ta hiểu về COVID-19 rất nhiều. Gần như những lần bùng phát dịch và đường lây của virus chúng ta có các công cụ bằng công nghệ thông tin để có thể dự báo được tốt hơn rất nhiều.

Điều thứ hai cực kỳ quan trọng là năng lực xét nghiệm của Việt Nam bây giờ đã xa so với ngày xưa, tức là khả năng nắm bắt và đuổi kịp của chúng ta tốt hơn trước rất nhiều. Cách đây 1 năm, ban đầu cả nước chỉ xét nghiệm được vài chục mẫu một ngày, đến năm ngoái có vài chục đơn vị xét nghiệm và xét nghiệm được vài nghìn mẫu một ngày. Hiện nay, như ở Bắc Giang, Bắc Ninh, 1 ngày bằng nhiều công nghệ, kể cả gộp mẫu, đã xét nghiệm được cả trăm nghìn mẫu.

Hai yếu tố đó cộng lại cho phép chúng ta kiểm soát tình hình sát hơn trước, tốt hơn trước. Giống như một cái cây có sâu ở bên trong, nếu chúng ta biết con sâu ấy đục đến đâu rồi thì phải cắt ít cành, còn ngày xưa không biết được nó đục đến đâu thì phải cắt nhiều để ngăn chặn.

Từ trước chúng ta vẫn nói là khoanh vùng gọn nhất có thể nhưng khi ấy có thể năng lực của chúng ta chưa tốt nên phải khoanh rộng hơn. Về chiến lược, hoàn toàn là để phục vụ mục tiêu kép nên không có gì thay đổi. Đến giờ phút này, chúng ta làm rất tốt khi khống chế được dịch và tăng trưởng kinh tế dương. Đến lúc nào chúng ta thấy rằng không thể không giãn cách, vì nếu không giãn cách thì bùng phát thành dịch lớn thì lúc ấy buộc phải giãn cách. Nhưng chúng ta phải luôn luôn cố gắng để không phải giãn cách.

Nguồn: https://www.facebook.com/410892812277692/posts/4408612785838988/?sfnsn=mo (thoisuvtv)

Tại sao phải giãn cách xã hội

Mô hình chốt tự quản " Bảo vệ vùng xanh". Ảnh minh họa
 

Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 27/4/2021, biến thể virus Delta lây lan rất nhanh và mạnh, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn có mật độ dân cư cao, là đầu mối giao thông huyết mạch của cả nước, nhiều khu công nghiệp trọng điểm.

Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta, dịch bệnh không lây theo chuỗi từ người này sang người kia mà theo lây theo chùm ca bệnh, F0 tăng theo cấp số nhân,… Để ứng phó với tình huống này thì giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Chỉ có thực hiện triệt để giãn cách giữa người với người, gia đình với gia đình mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với biến thể Delta.

Lực lượng chống dịch sẽ có khoảng thời gian quý báu, khẩn trương thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng để nhanh nhất có bức tranh toàn cảnh về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, có giải pháp ứng phó trọng tâm, trọng điểm, kịp thời.

Trong rất nhiều cuộc họp về chống dịch với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh, phòng chống dịch thì quan trọng nhất là chống lây nhiễm giữa người với người, kiểm soát được con người thì cắt được lây nhiễm. Bởi nếu dịch lây lan trên diện rộng, hệ thống y tế sẽ quá tải, nhiều người bị nặng, nhiều người tử vong và có thể đe dọa đến sự ổn định, phát triển của đất nước.

Vì vậy, không chỉ trong các phát biểu mà những văn bản truyền đạt ý kiến, Công điện của Thủ tướng, Nghị quyết của Chính phủ về công tác phòng, chống dịch, giải pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg luôn được coi là rất quan trọng.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu “ai ở đâu ở đó” như một lời hiệu triệu, kêu gọi toàn thể người dân tham gia thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội. Trong cuộc chiến chống lại “giặc COVID-19”, dù là chiến lược nào, cách đánh nào thì vai trò, vị trí của người dân cũng vô cùng quan trọng. Nếu không có sự ủng hộ, hưởng ứng, tuân thủ của người dân, chúng ta khó có thể kiểm soát dịch bệnh. Tham gia phòng, chống dịch vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của mỗi người dân. Đây còn là trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với tương lai của đất nước.

Thực hiện giãn cách xã hội chỉ có hiệu quả nếu làm thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp trên nguyên tắc “ai ở đâu ở đó”; dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác mà không khai báo…

Thực tế, tại nhiều tỉnh đã thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg “sớm một bước, cao hơn một mức”, thì tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát như 6 tỉnh Nam Sông Hậu (Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng), Bến Tre, Trà Vinh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu… Điển hình, tại TP. Hà Nội với rất nhiều biện pháp quyết liệt để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg kết hợp xét nghiệm, truy vết thần tốc đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi khoanh vùng, cô lập ngay các ổ dịch phức tạp xuất hiện trong hệ thống phân phối hàng hóa, tại cộng đồng.

Nhiều địa phương khác như Khánh Hòa, Phú Yên, TP. Đà Nẵng đã tranh thủ thời gian “vàng”, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, bóc tách hết F0, phân loại điều trị ngay, bóc tách nguồn lây, bao vây ổ dịch. Từ đó xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các “vùng xanh”; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”, “vùng cam” thành “vùng vàng” và khoanh chặt, thu hẹp “vùng đỏ”.

Ngay tại các tỉnh có dịch bệnh còn phức tạp như Bình Dương, Đồng Nai, Long An thì thực hiện giãn cách xã hội cũng là khoảng thời gian để thiết lập và củng cố vững chắc các “chiến khu xanh” làm “căn cứ” để từng bước xanh hóa “vùng vàng”, “vùng cam”, cô lập, thu hẹp “vùng đỏ”… Còn ở TPHCM, trong thời gian giãn cách xã hội, những cơ chế đặc biệt, đặc thù đã được áp dụng để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch từ chiến lược xét nghiệm, cách ly đến điều chỉnh lại hệ thống điều trị, phác đồ điều trị, hỗ trợ an sinh cho người dân…

Phát huy những kết quả đạt được trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, ngày 17/8, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1081/CĐ- yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố. Tiếp tục tranh thủ thời gian, tập trung cao độ chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương nhất việc xét nghiệm, bóc tách hết F0.

Đây cũng là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ khóa XV, ngày 12/8: Chúng ta đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình; đi theo mục tiêu, thời hạn cụ thể thì phải có giải pháp, tổ chức thực hiện thực sự nghiêm túc. Phong tỏa, giãn cách mà không thực hiện được mục tiêu, để kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các mục tiêu khác, khiến người dân bức xúc./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tại sao phải giãn cách xã hội

Tại sao phải giãn cách xã hội

Tại sao phải giãn cách xã hội

Tại sao phải giãn cách xã hội

Tại sao phải giãn cách xã hội

  • Đang truy cập484
  • Hôm nay47,902
  • Tháng hiện tại4,891,318
  • Tổng lượt truy cập110,013,580

Tại sao phải giãn cách xã hội