Anh không nói có nghĩa là gì

Trong văn hoá ứng xử của con người với con người thì có rất nhiều kiểu khác nhau. Và việc nói xấu người khác cũng rất phổ biến khi rất nhiều người có xu hướng nói mà không đặt mình vào bản thân người nghe hoặc có sở thích đặt điều nói xấu để hại người khác. Tuy nhiên đó là điều rất rất không tốt và có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Thay vì nói tốt thì hãy lựa lợi mà nói thì cuộc sống sẽ vui vẻ bình yên hơn rát nhiều.

Đoạn văn mẫu giải thích câu “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò”:


Trong cuộc sống, bên cạnh những con người luôn mang những đức tính tốt đẹp, được mọi người xung quanh yêu mến thì cũng tồn tại những kẻ vốn xấu tính, không được chào đón trong nhiều trường hợp khác nhau, một trong số đó chính là trong giao tiếp . Đó là những kẻ luôn “ăn đơn nói đặt”, bịa đặt, lừa gạt người khác, được ông cha ta gọi với một câu thành ngữ “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò”. Câu thành ngữ gồm hai vế, ở đây “ăn không nói có” tức là nói những chuyện mà không phải mình tận mắt chứng kiến hay tham gia nhưng vẫn thể hiện mình là người hiểu rõ câu chuyện nhất, bên cạnh đó “ăn ốc nói mò” là nói bịa đặt, khoác lác về những điều mà mình không hề biết, nói một cách bâng quơ không chính xác. Nhìn chung, qua câu thành ngữ trên, ông cha ta đã phê phán một thành phần những con người trong xã hội có tính hay bịa đặt, đơm đặt , ba hoa trong giao tiếp nói chung và trong lời ăn tiếng nói nói riêng. Đây là một hiện tượng, một đức tính đáng bị phê phán và loại bỏ ở mỗi người. Tại sao lại như vậy? Trước hết, lời nói là một trong những cách để thể hiện chính bản thân hay quyết định đến cách nhìn nhận của người khác đối với chính bạn. Do đó, một người thường hay nói những lời đơm đặt, đặt điều, bịa chuyện sẽ thể hiện họ là những người không có tính thật thà, không có sự tôn trọng, ý tứ đối với người khác. Có thể một, hai lần, lời nói của họ sẽ là đáng tin cậy với người xung quanh, nhận được sự giúp đỡ hay đồng tình, thế nhưng dần dần ba, bốn, nhiều lần khác nữa, liệu có ai còn đủ kiên nhẫn, sự tin tưởng để chấp nhận hay tiếp thu lời nói của họ khi trước đó chính những người ấy đã phải chịu sự tổn thương, mất mát về tinh thần, đôi khi là cả vật chất đối với họ ? Sự tin tưởng thường được xây dựng dựa trên sự cảm thông, thấu hiểu bằng cả trái tim giữa con người với con người, một khi đã xuất hiện vết nhơ nào đó, thật không dễ mà có thể xóa nhòa đi được. “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò” sẽ khiến bạn bị mọi người xung quanh xa lánh, ghét bỏ, không được chào đón, không được tin tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kết cục mà bạn nhận được cũng sẽ không mấy tốt đẹp. Vậy nên, mỗi người cần tự ý thức được rõ tầm quan trọng của từng lời ăn tiếng nói của mình có sức ảnh hưởng thế nào đối với người khác, không nên bịa chuyện, lừa gạt người khác, cần rèn luyện sự thật thà, nói những lời hay ý đẹp. Câu thành ngữ không chỉ mang nghĩa phê phán mà còn giúp định hướng mỗi con người đến với những cách sống tốt đẹp hơn để hoàn thiện bản thân mình trong cuộc sống hôm nay . Tami vfo.vn

  • Chủ đề ăn không nói có ăn ốc nói mò
  • Anh không nói có nghĩa là gì
    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 6)

    Anh không nói có nghĩa là gì

    1 trả lời

    Cảm nhận của em về khổ thơ sau (Ngữ văn - Lớp 9)

    1 trả lời

    Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 9)

    1 trả lời

    Nhiều người thắc mắc bài viết hôm nay sẽ giải đáp điều này

    Thành ngữ liên quan:

    Ăn – Nói: Hoạt động của miệng trên cơ thể con người

    Không – Có: Bịa đặt dựng chuyện, nói những điều không có thật và biến nó thành sự thật để vu khống hãm hãi người khác

    Ý nghĩa thành ngữ ăn không nói có có nghĩa là những lời nói bịa đặt, vu khống nhằm nói xấu, hãm hại người khác. Khác với ăn không nói có thì câu lại nói về việc không biết chuyện gì nhưng lại tỏ ra hiểu biết và nói tùy tiện và không có căn cứ vào đâu

    Những từ đồng nghĩa với ăn không nói có:

    – Ăn đơm nói đặt
    – Lời nói bịa đặt không có căn cứ
    – Bịa chuyện vu khống

    Ăn ốc nói mò

    Chuyển thành ngữ sang tiếng nước ngoài:

    Tiếng Anh: To be dishonest
    Tiếng Trung: 不诚实
    Tiếng Hàn: 부정직하기
    Tiếng Nhật: 不誠実であるために

    Qua bài viết có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết

    ,

    Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

    Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

    Định nghĩa - Khái niệm

    ăn không, nói có có ý nghĩa là gì?

    Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu ăn không, nói có trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ ăn không, nói có trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ ăn không, nói có nghĩa là gì.

    ăn ở điêu ngoa, đặt điều, vu khống cho người khác.Người đặt điều, đưa điều vu oan là người xấu.
    • ù cạc như vịt nghe sấm là gì?
    • sư nói phải, vãi nói hay là gì?
    • nuôi tằm không lá, nhổ mạ đứt trối là gì?
    • nhất sự thiện, vạn sự lành là gì?
    • ai biết uốn câu cho vừa miệng cá là gì?
    • con kiến kiện củ khoai là gì?
    • làm quan muốn sang, bán hàng muốn đắt là gì?
    • quan có cần nhưng dân chưa vội; quan có vội, quan lội quan sang là gì?
    • nhớn đầu, to cái dại là gì?
    • mua thì thêm, chêm thì chặt là gì?
    • đổ mồ hôi, sôi nước mắt là gì?
    • yêu thầm, dấu vụng là gì?

    Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "ăn không, nói có" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

    ăn không, nói có có nghĩa là: ăn ở điêu ngoa, đặt điều, vu khống cho người khác.. Người đặt điều, đưa điều vu oan là người xấu.

    Đây là cách dùng câu ăn không, nói có. Thực chất, "ăn không, nói có" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Kết luận

    Hôm nay bạn đã học được thành ngữ ăn không, nói có là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Câu hỏi: Giải thích thành ngữ Ăn không nói có

    Trả lời:

    Ăn không nói có: bịa đặt, vu khống, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người.

    Ngoài ra, các em cùng tham khảo thêm ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ hay nhé!

    1. Thành ngữ.

    · Ăn đơm nói đặt: bịa đặt ra những điều không có thực nhằm vu khống cho người khác.

    · Ăn ốc nói mò: nói những điều không đúng sự thật, lời nói chỉ mang tính nửa vời, bâng quơ, không có căn cứ, không chắc chắn.

    · Ăn không nói có: bịa đặt, vu khống, dựng nên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người.

    · Cãi chày cãi cối: lời nói lớn tiếng lấn át đối phương, phản đối đến cùng một điều gì đó không cần biết điều mình nói đúng hay sai, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và chỉ chăm chăm giữ lấy ý kiến của bản thân mình.

    · Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác.

    · Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, ba hoa nhưng không rõ những điều mình nói có đúng hay không.

    · Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện

    2. Giải thích tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong lũy tre xanh, tầm mắt hạn hẹp, khó mà có thể hiểu hết được mọi điều trong cuộc sống. Vì thế mà trong dân gian mọi người vẫn thường nói với nhau câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" để khẳng định rằng để có thể vững vàng bước trên đường đời, chúng ta cần học hỏi thêm nhiều điều từ mọi người, từ cuộc sống xung quanh.

    Câu tục ngữ ngắn gọn được chia làm hai vế đã đúc kết một kinh nghiệm vô cùng quý báu của ông cha ta. Vế thứ nhất "đi một ngày đàng" nghĩa là đi xa, đi ra ngoài xã hội, đến những nơi ta có thể chưa tới hoặc đã tới ngang qua. Còn vế thứ hai "học một sàng khôn" chỉ kết quả thu được sau những ngày đi xa như thế, là thành quả mà con người có được ở nơi mới. Như vậy, qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn nhấn mạnh rằng con người có học hỏi, có tìm tòi, hiểu biết thì mới hiểu được đời, hiểu được cuộc sống, bởi cuộc sống này là bao la, còn nhiều điều chờ ta khám phá.

    Quả thực rằng "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Câu tục ngữ đã nêu lên một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn. Vì sao vậy? Bởi một trong những cách con người ta mở rộng vốn hiểu biết là đi ra khỏi, thay đổi môi trường sống của mình để học hỏi, tăng thêm vốn hiểu biết ở những nơi khác, những người khác. Điều này có thể được chứng minh qua việc hàng ngày là bước ra đường, có thể là ngay trên con đường đi học, ta bắt gặp hình ảnh một cụ già đáng thương đến tội nghiệp đang xòe bàn tay run lẩy bẩy ra cầu xin sự giúp đỡ của người qua đường và chợt nhìn thấy một em bé nhỏ, nắm lấy bàn tay cụ đưa cho cụ những đồng tiền lẻ mà em lục tìm hết trong các túi áo. Nhìn cảnh ấy, trái tim ta chẳng lẽ lại không thông cảm hay sao? Chúng ta sẽ thấy thương biết bao và bỗng nhiên trách những người con vô tâm đã để bà cụ khổ đến thế này.

    Bước chân và cuộc sống hay bước trên con đường học tập, chúng ta đều có thể học hỏi được rất nhiều điều. Ta biết yêu, biết hờn, biết khóc cho những số phận khổ đau. Hay cùng một nội dung với câu tục ngữ trên, người xưa cũng có câu ca dao đầy chí lí chí tình để khẳng định và chứng minh điều trên: "Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn". Ở nhà với mẹ thì sướng đấy bởi ta được mẹ chăm sóc, chở che nhưng con người nếu cứ suốt ngày, suốt năm chỉ biết chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Vì thế mỗi người cần phải biết tự học hỏi từ xung quanh để mở mang tầm hiểu biết về cuộc sống, để tự đắp bồi những kiến thức mình chưa có hoặc có mà chưa sâu sắc, đủ đầy.

    Cùng với quá trình mở rộng vốn hiểu biết thì câu tục ngữ còn là một kinh nghiệm đúng đắn. Bởi việc đi xa con người mới có thể tự hoàn thiện được mình trên bước đường đời, ta sẽ khó có thể đứng vững được nếu suốt ngày giam mình trong căn nhà nhỏ bé. Hãy nhìn vào tấm gương tiêu biểu vị Cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hơn ba mươi năm, Bác đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, học hỏi từ nhiều nước, nhiều nơi để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Đó là kết quả cho ngày đàng học hỏi không ngừng ấy của Bác, là độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. "Sàng khôn" mà Bác có được, Bác đã dành tặng cho Tổ quốc thân yêu, cho người dân đất Việt thương mến. Thành quả ấy, kết quả ấy làm người sáng lên nhân cách của Người - một vị lãnh tụ tài ba trọn lòng vì nước, hết sức vì dân. Như thế, giữa cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn, có đầy rẫy sự bon chen đi nữa thì đó cũng là nơi ta học được nhiều hơn hết thảy, để đúc rút những kinh nghiệm, để hoàn thiện nhân cách bản thân.

    Câu tục ngữ không chỉ đúc rút những kinh nghiệm của cha ông mà còn chính là ước vọng thầm kín được gửi gắm về ước mơ chinh phục thiên nhiên, chinh phục những gì còn là mới mẻ, xa lạ để mở rộng tầm hiểu biết cho mình. Khi đi ra ngoài xã hội, chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay và cho đến một lúc nào đó dù ta không có ý định học thì vẫn cứ "học" và được "khôn" ra. Những gì đã thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này, ta sẽ có niềm tin để theo đuổi ước mơ, chinh phục thiên nhiên, chinh phục những điều mới lạ. Cuộc sống sẽ mở ra trước mắt ta những thế giới đa sắc màu, nhiều cảm xúc để ta đặt chân tới và khám phá.

    Lời khích lệ, ước mong của cha ông ta thật cao đẹp một phần nào đã cho ta tự tin bước vào cuộc sống học hỏi và khám phá. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy sàng khôn mà cuộc sống dạy chúng ta là rất rộng và có ý nghĩa sâu sắc. Tuy nhiên một điều quan trọng hơn thế đó là khi được tiếp xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế, ta phải biết phân biệt được việc làm, hành động nào là sai trái để mà tránh. Đi xa không có nghĩa là đi học thói xấu về khiến quê hương đất nước trở thành nơi người người ai cũng sợ, cũng muốn xa lánh. Hãy biết học hỏi, biết sống sao cho tốt với xã hội, đất nước yêu dấu này. Ngày nay khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập thế giới thì "đi" để "khôn" càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Đối với học sinh - mầm non của đất nước, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi. Vì thế hãy biết tận dụng thời gian, sức lực, điều kiện để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Nếu chỉ biết sống khép mình, tự thỏa mãn với những gì mình đã có, đó chính là việc mà bạn đang tự tách mình ra khỏi nhịp sống của xã hội sôi nổi.

    Ngày nay câu tục ngữ trên vẫn là một chân lý đúng đắn, một lời khuyên chân tình, bổ ích cho những ai muốn mở rộng tầm hiểu biết. Có thể ngày nay cuộc sống hiện đại hơn, nhịp sống phát triển nhanh hơn, nhiều người tự mở rộng hiểu biết của mình thông qua các trang mạng xã hội mà không cần phải đi đâu xa nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ trên vẫn không hề thay đổi bởi câu trên chính là một chân lý vững chắc tạc vào thế kỷ, đi sâu vào lòng người.

    3. Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

    Từ xưa, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, ẩn chứa các bài học tinh thần quan trọng và ý nghĩa. Những bài học ấy được truyền đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tiêu biểu như câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

    “Uống nước” là hành động nhận lấy, hưởng thụ những thành quả, hiện vật do người khác tạo nên. Còn “nhớ nguồn” chính là suy nghĩ, hành động luôn nhớ đến, ghi nhớ và biết ơn những người, những tập thể đã tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng. Như vậy, qua câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, ông cha đã dạy chúng ta bài học về sự biết ơn trong cuộc sống này.

    Trong xã hội hiện nay, gần như tất cả mọi thứ đều trải qua bàn tay lao động của con người. Từ nước uống, đồ ăn, bàn ghế, sách vở, chương trình tivi, áo quần, nhà cửa, đường đi… Tất cả đều là thành quả từ sức lao động của con người, chẳng có gì là tự nhiên mà có cả. Mà những thứ đó, ai trong chúng ta mà không sử dụng chứ. Ai cũng phải đi đường, cũng phải ăn uống, cũng phải mặc áo quần, cũng phải giải trí… Vì vậy, khi hưởng thụ những sản phẩm ấy, chúng ta cũng cần ghi nhớ, biết ơn công lao những người đã làm ra nó. Không chỉ thế, quan trọng hơn, chúng ta còn cần biết ơn, cảm tạ những người đã ra tay nâng đỡ, giúp đỡ chúng ta, dù là những điều nhỏ nhặt nhất.

    Lòng biết ơn được thể hiện từ trong những suy nghĩ của chúng ta, rồi mới đến những hành động cụ thể. Đôi khi, chúng ta quên thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác. Hai từ cảm ơn chính là một cách thể hiện lòng biết ơn dễ dàng nhất. Như khi nhận được một chiếc bánh thơm ngon từ người bán hàng, ta nói cảm ơn. Khi bước vào một căn phòng được cô lao công quét dọn sạch sẽ, ta nói cảm ơn. Rộng lớn hơn nữa, là chúng ta có những hành động thực tế để thể hiện lòng biết ơn của mình. Khi biết ơn người nông dân cực khổ trồng lúa, ta nâng niu từng hạt gạo chứ không bỏ phí. Khi biết ơn những người lính đã hi sinh vì độc lập tự do của đất nước, thì ta cố gắng rèn luyện, học tập thật tốt để giúp đất nước phát triển vững mạnh. Khi tất cả mọi người sống với trái tim biết cảm ơn những gì mình đã nhận được, biết hành động để thể hiện sự biết ơn đó, thì xã hội này sẽ trở nên bình yên và hạnh phúc biết mấy.

    Dù vậy, hiện nay, vẫn tồn tại một nhóm người sống mà không hề có một sự biết ơn nào với những thứ mình nhận được. Họ mặc nhiên hưởng thụ, tiêu xài một cách phung phí. Không hề nghĩ đến công sức mà người khác đã bỏ ra, đồng thời cũng chẳng nghĩ ngợi gì đến việc cảm ơn những người ấy. Thật là đáng chê trách.

    Là một học sinh, em đã được lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của ông bà, cha mẹ. Mỗi món ăn, chiếc áo, quyển sách được sử dụng, em đều nâng niu và quý trọng. Bởi em thấu hiểu được những vất vả, công sức mà người lao động đã bỏ ra.

    Biết ơn là một đức tính đáng quý của con người. Hiểu được điều đó, ông cha ta đã gói ghém bài học quý giá vào trong câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.