Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024

là khâu quan trọng trong bất kỳ quá trình xây dựng công trình nào. Để công trình khi hoàn thiện đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chúng ta phải nắm rõ những kiến thức về quy trình và các lưu ý khi thi công dầm sàn. Hãy theo dõi bài viết để biết thêm những thông tin hữu ích này nhé.

Công tác chuẩn bị thi công dầm sàn

Để quá trình thi công dầm sàn được tiến hành thuận lợi, an toàn. Khi bắt đầu thi công, nhà thầu cần quan tâm lưu ý công tác chuẩn bị, đảm bảo được tiến độ thi công. Một số lưu ý trong công tác chuẩn bị thi công dầm sàn:

– Chuẩn bị bản vẽ thi công. Thực hiện bản vẽ shopdrawing ván khuôn cho hệ thống dầm sàn (cần thực hiện sớm để có kế hoạch cung ứng vật tư). Bản vẽ phải thể hiện được phương án bố trí xà gồ chính phụ, hướng bắc giàn giáo. Đối với các công trình của công ty hiện tại (chiều dày sàn <150cm) dùng hệ giáo xây để làm giáo chịu lực. Phương án bố trí số lượng xà gồ cần được tính toán theo hướng đảm bảo chịu lực và tiết kiệm vật tư nhất (nếu không tính toán ít nhất áp dụng theo công trình tương tự đã làm).

– Từ phương án thi công tính toán số lượng vật tư thiết bị cần thiết tập kết về công trình. Vật tư sử dụng cần lưu ý. Xà gồ loại bỏ các mối hàn, vẩy sắt để đảm bảo độ thẳng, phẳng. Giàn giáo kiểm tra kỹ không bị han rỉ, mối mọt (loại bỏ các tay giáo đã bị han rỉ, mối mọt lớn, rất nguy hiểm trong quá trình thi công). Kiểm tra hệ thống chống tăng, đầu U chân kích xem còn hoạt động không (đầu U, chân kích cần được bảo dưỡng bằng nhớt và bảo quản trong kho, hạn chế để ngoài trời).

– Sau khi tháo ván khuôn cột, cho trắc đạc bật mực tim trục và cao độ lên thân cột. Kiểm tra sai số của đầu cột (cao độ, độ lệch). Vận chuyển tập kết vật tư thiết bị thi công ra vị trí thi công. Nên tập kết ở mặt bằng ngoài khu vực thi công tránh vướng khi thi công. Kiểm tra nguồn điện, nước phục vụ thi công。

Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024
Quy trình thi công dầm sàn chuẩn và các lưu ý khác

Quá trình thi công dầm sàn đúng chuẩn

Quá trình thi công ván khuôn dầm sàn (Hệ giáo H) đúng chuẩn được thực hiện theo các bước. Đầu tiên, căn cứ theo bản vẽ shopdrawing tiến hành bắc giàn giáo đỡ. Thi công giàn giáo đỡ đáy dầm trước rồi tới giàn giáo đỡ sàn. Giàn giáo có các loại H (chiều cao) = 1,7m; 1,5m; 1,2m; 0,9m. Tùy theo chiều cao cấu kiện mà có tính toán tổ hợp giàn giáo hợp lý (Hiện tại công ty có 3 loại 1,7; 1,5 và 1,2m). Khi tổ hợp chiều cao cần lưu ý chiều cao của đầu U, chân kích phải <=300mm. Tổ hợp số lượng giàn ít nhất có thể. Giàn giáo được giằng thêm bằng hệ tuýp 49 kết hợp cùm.

Xem thêm: Biện Pháp Thi Công Một Số Loại Sàn Đặc Trưng

Thi công ván khuôn đỡ đáy dầm:

– Đóng xung quanh đỉnh cột các miếng bổ dùng để đỡ và định vị ván khuôn đáy. Cao độ đỉnh của miếng bổ là cao độ đáy dầm – chiều dày ván đáy. Đóng vừa đủ bao chu vi cột. Lắp dựng hệ ván khuôn đáy dầm . Thường sử dụng 2 phương án được minh họa dưới đây.

Phương án 1: Tiết kiệm thiết bị thi công. Khó căn chỉnh hơn (vì căn chỉnh bằng chân dưới khó hơn căn chỉnh kích u trên đầu), giàn giáo thi công cần kiểm tra kỹ, vai đỡ không bị han rỉ mối mọt, không cong vênh. Chú ý cao độ đáy đà (khi lên ván khuôn sàn + thép, gia tải nặng khó điều chỉnh).

Phương án 2: Tốn nhiều thiết bị thi công hơn, nhưng có độ chính xác cao hơn, áp dụng đối với hệ dầm lớn (H dầm>700), nguy hiểm. Cây ngang sử dụng cây 50×100 và để phương đứng 100.

– Đáy dầm <250, chiều cao dầm <500: sử dụng 2 cây xà gồ dọc theo ván khuôn đáy, bệ đỡ đáy dầm cách nhau 1600 (vừa bằng khoảng cách 2 chân giáo)

– Đáy dầm >250, <400, chiều cao dầm < 500: sử dụng 3 cây xà gồ dọc theo ván khuôn đáy.

– Đáy dầm >400: sử dụng 4 cây hoặc chuyển xà gồ 50×50 thành 50×100. (theo tính toán, kỹ thuật tính toán số lượng xà gồ)

– Với dầm có chiều cao >=700, cần sử dụng giàn giáo lồng hoặc sử dụng bổ sung hệ thống chống tăng có gia cố bằng tuýp + cùm (khoảng cách giữa các điểm đỡ là 800). Chống tăng sử dụng đối với sàn có chiều cao tầng <4m.

– Thêm chi tiết phương án ván đáy & thành đà (2 phương án, ván đáy vừa đủ và ván đáy rộng hơn).

Thi công ván khuôn thành dầm:

– Sau khi hoàn thiện ván khuôn đáy tiến hành đưa ván khuôn thành lên lắp dựng. Ván khuôn thành được liên kết với ván đáy bằng đinh. Sau đó gia cố bằng hệ thống xà gồ hộp 50×50. Ván khuôn thành được gia công trước, khi lắp dựng cần kiểm tra cao độ đỉnh ván (máy thủy bình, dây căng).

– Đỉnh ván khuôn thành sẽ được căn chỉnh độ thẳng khi lắp ván khuôn sàn. Thi công hệ xà gồ nẹp thành dầm sau khi lắp dựng cốt thép dầm. Chiều cao dầm <500 1 cây xà gồ 50×50 nẹp thành, 500 < chiều cao dầm < 700 2 cây xà gồ nẹp thành, xuyên ty 1 cây, cây xà gồ chân hàn chống. Chiều cao dầm>700 cần tính toán kỹ đi kèm hệ ty xuyên D8 @700. Thêm hình vẽ minh họa xuyên ty (so le 2 bên). Thành ngoài của dầm biên chừa lại sau khi lắp dựng cốt thép dầm biên mới thi công. Thi công cốp pha thành dầm, sàn ngoài (bổ sung hình ảnh + biện pháp)

Thi công ván khuôn sàn:

– Bắc giàn giáo theo vị trí trên bản vẽ shopdrawing đã có. Giàn giáo phải được bắc liên tục, hạn chế giàn độc lập. Các vị trí đỡ xà gồ 50×100 không thể bắc giàn giáo dùng hệ chống tăng thay thế. Lắp dựng hệ xà gồ 50×100, lắp dựng hệ xà gồ 50×50. Khi lắp hệ xà gồ 50×50 căng dây kiểm tra cao độ. Căn chỉnh đầu U, chân kích cho tới khi đạt được cao độ chuẩn mới chuyển qua lắp dựng ván khuôn sàn.

– Đối với sàn <=150. Hệ xà gồ 50×100 khoảng cách 1200 (theo bước giáo). Hệ xà gồ 50×50 @=500-600. Đối với các vị trí nối xà gồ, trong phạm vi chiều dài nối phải có 1 điểm đỡ.

– Đối với sàn >150 tính toán kiểm tra (file hướng dẫn tính toán ván khuôn sàn kèm theo).

– Sau khi hoàn thiện hệ xà gồ đỡ 50×50, tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn. Căng dây tất cả vị trí mép dầm, căn chỉnh thành dầm thẳng bằng chính ván khuôn sàn, rồi cố định ván khuôn sàn. Sau khi hoàn thiện ván khuôn sàn, dùng bạt sọc khổ ngang 100 che tất cả vị trí tiếp giáp ván, dùng súng bắn ghim gá vào ván (tránh mất nước khi đổ bê tông). Kiểm tra cao độ mặt sàn ván khuôn, kiểm tra các khe hở, nếu có cho vá kín.

Một số điều cần lưu ý khi thi công ván khuôn dầm sàn:

– Chân đỡ giáo phải là chân bằng, trong trường hợp thiếu chân bằng phải dùng chân kích U, thì dùng xà gồ 50×50 lót dưới rồi cho kích U trùm lên (không được kê bằng gạch). Điểm đặt chân giáo phải là nền cứng (nên đổ bê tông sàn trệt trước). Khi đặt trực tiếp lên nền đất cần có biện pháp gia cố nền đất tại vị trí đặt chân giáo (điều này rất nguy hiểm, khi sụt chân trong quá trình đổ bê tông sàn sẽ gây hư hại). Trước lịch đổ bê tông có mưa cần kiểm tra kỹ lại các vị trí đặt chân.

– Khi chồng các hàng giáo lên nhau cần đảm bảo giàn giáo trên chồng đủ lên chiều dài của đầu nối giáo. Khi lắp giàn giáo theo sát kiểm tra, trong trường hợp giàn bị cong vênh cục bộ không lắp được cho thay thế bộ giàn khác. Nếu trường hợp đã lên hết ván khuôn và thép, khi kiểm tra phát hiện thì bổ sung cây chống thêm vào vị trí đó. Không được xoay ngược giàn giáo, không dùng nách giàn giáo đỡ chịu lực. (thêm hình vẽ)

– Giàn giáo đỡ đà cần được giằng (bằng tuýp 49 + cùm). Với sàn bắc 3 tầng giàn trở lên, bổ sung mỗi ô sàn 2 đường giằng (theo 2 phương). Khi sử dụng hệ chống tăng để chống sàn, cần thi công hệ giằng cho hệ chống tăng này (Dùng thép hoặc ống tuýp giằng lại)

– Kỹ thuật kiểm tra kỹ phần thi công thành dầm trước khi đổ bê tông (đã gia cố chống, mối xuyên ty đã đủ chưa, kiểm tra mối hàn). Vệ sinh bằng máy xịt áp lực trước khi thi công cốt thép. Mở tại vị trí cột mở 1 miếng ván nhỏ đầu cột. Xịt nước vệ sinh phoi mùn cưa, rác về các vị trí đó. Kiểm tra nghiệm thu cốp pha toàn bộ sàn (giàn giáo, cây chống, tuy xuyên, xà gồ, hệ tuýp giằng) trước khi đổ bê tông. Nếu thấy không an toàn có biện pháp gia cố thêm.

– Đối với cốp pha ban công, seno đưa ra từ 1,2 đến 1,5m chỉnh cao độ ván khuôn của đầu ngoài cao hơn thiết kế 2cm. Ván khuôn ô trống, không chống từ thành này sang thành kia. Chú ý về an toàn lao động: Có hành lang an toàn tại mép biên sàn, lỗ mở (bổ sung hình ảnh).

– Bố trí người trực ván khuôn khi thi công đổ bê tông sàn, đứng cách vị trí đang đổ bê tông 3m. Làm hệ thống dây cứu sinh dọc theo các tuyến cột (thi công đáy dầm nguy hiểm). Làm lối lên xuống thi công tạm (thang mâm).

Xem thêm: Quy Trình Thi Công Nền Hạ Cho Nhà Xưởng Đúng Kỹ Thuật

Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024
Quy trình thi công dầm sàn chuẩn và các lưu ý khác

Lưu ý khi thi công ván khuôn cầu thang

Để thi công ván khuôn cầu thang, cần lưu ý: Một là, chuẩn bị bản vẽ shopdrawing cho phần thô. Hai là, sau khi đã xác định được vị trí của bản thang. Tiến hành đánh dấu vị trí, cao độ tại vị trí thi công (căng dây, đánh dấu lên cột). Cuối cùng, khi tiến hành thi công tương tự như thi công ván khuôn sàn. Nhưng hệ đỡ thường dùng bằng chống tăng.

Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024
Quy trình thi công dầm sàn chuẩn và các lưu ý khác

Lưu ý khi thi công ván khuôn bằng giáo nêm

Sơ bộ về hệ giáo nêm:

– Giáo nêm: Trên thị trường giáo nêm kẽm có 2 loại Φ48.3 dày 2mm và Φ60 dày 3mm.

  • Trong các công trình xây dựng nhà máy thường dùng giáo nêm Φ48.3 dày 2mm. Tùy vào chiều cao tầng, ta tổ hợp 2 đoạn giáo nêm lại. Chú ý trong công trình cần tính toán sao cho càng ít quy cách càng tốt (tối đa 3 ->4 quy cách.)

– Thanh giằng nêm: Thanh giằng nêm gồm nhiều quy cách.

  • Trong công trình xây dựng thường dùng thanh giằng Φ42 dày 2mm. Cần tính toán để chọn thanh giằng hợp lý.

– Thanh chống đà: Chống đà gồm các loại sau: ( dùng để đỡ các đà giữa ).

  • Trong công trình xây dựng hầu như ít sử dụng. Thường sử dụng hệ chống
  • Chống sàn và chống đà riêng biệt.

– Thanh chống consol: Chống consol dùng để đỡ các dầm biên, cũng ít được sử dụng.

Công tác chuẩn bị:

– Bảng vẽ shop lắp đặt giáo nêm, cần tính toán để bố trí cho hợp lý. Đối với nhà cao tầng phải có bảng thuyết minh tính toán và bản vẽ được thẩm định trước khi thi công. File excel tính toán gửi kèm bộ tài liệu.

– Giáo nêm về công trình tập kết gần vận thăng hoặc vị trí cẩu tháp vận chuyển được.

– Thường bó thành từng kiện, mỗi kiện là 50 thanh.

– Giáo nêm về công trình tập kết gần vận thăng hoặc vị trí cẩu tháp vận chuyển được.

– Thường bó thành từng kiện, mỗi kiện là 50 thanh.

Công tác lắp đặt giáo nêm:

– Định vị kích chân và điều chỉnh độ cao lắp hệ giáo. Căng dây, kiểm tra tuyến, cố gắng chỉnh cao độ kích chính xác nhất.

– Lắp đầy đủ các cây chống và thanh giằng

– Lắp kích U và điều chỉnh cao độ để đặt hệ đỡ coffa (tương tự như thi công dàn giáo H )

– Khi tháo dỡ hạ kích chân -> tháo hệ đỡ -> tháo thanh giằng -> tháo giáo nêm. Tháo từ trên xuống dưới (tương tự như giáo H)

– Khi tháo dỡ cũng bó thành bó vận chuyển đến vận thăng chuyển lên tầng trên hoặc vị trí sàn thao tác cẩu tháp chuyển lên tầng trên

Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024
Quy trình thi công dầm sàn chuẩn và các lưu ý khác

Lưu ý khi thi công cốt thép dầm sàn

Thi công thép dầm, sàn:

– Trình tự thi công: Thi công thép dầm chính, thi công thép dầm phụ, Thi công lớp thép dưới, thi công lớp thép trên

– Công tác chuẩn bị: Cốt thép được gia công trước theo bản vẽ shopdrawing đã được duyệt. Thép được phân loại và đánh số theo ký hiệu của các ck (đối với thép chủ). Thép đai được gia công buộc thành từng bó 20 đai và đánh số ký hiệu theo đường kính thép và kích thước đai (vd: 8x450x150). Sau đó vận chuyển lên vị trí thi công. Vận chuyển sử dụng tời hoặc thủ công, nếu vận chuyển thủ công cần chuẩn bị mặt bằng và ô chờ để vận chuyển.

– Thép cột: Khi thi công ván khuôn đã gửi tim định vị lên đầu cột. Bên cạnh đó, kiểm tra lại vị trí thép ở đầu cột. Nếu cột thay đổi tiết diện cũng cho nhấn thép luôn.

– Thi công thép dầm chính, phụ: Chuẩn bị hệ gối kê thép, đưa thép chủ vào, luồn thép đai (theo bản vẽ thiết kế), hạ thép.

Buộc con kê đầy đủ theo thiết kế (đặc biệt con kê đáy dầm)

  • Tại vị trí giao dầm lưu ý chiều cao lớp bê tông bảo vệ. Nếu cần thiết 1 phương dầm phải bố trí nhấn thép. Đồng thời, kiểm tra số lượng và quy cách các thanh thép cấu tạo và gia cường.

– Thi công thép sàn: Sau khi thi công Thép dầm tiến hành thi công thép sàn. Thi công lớp dưới rồi tới lớp trên (lưu ý thứ tự của từng lớp thép theo đúng thiết kế).

Khi thi công thép sàn lưu ý tại các vị trí giao dầm, vị trí bổ sung cây tăng cường, dùng máy thủy bình kiểm tra cao độ lớp thép trên. Nếu có vấn đề cho chỉnh sửa trước khi đổ bê tông. Mối buộc sàn (50%), buộc 1 bỏ 1.

  • Lúc gia công kiểm tra các kích thước neo, kích thước của các thanh cấu tạo có đúng bản vẽ thiết kế đúng tiêu chuẩn hay không.
  • Lúc thi công thép sàn tại vị trí biên, căng dây kiểm tra không được để cháy cốt thép.
  • Các vị trí lỗ mở, lỗ chờ cầu thang bố trí thép chờ theo đúng kỹ thuật (bố trí sole, chiều dài neo thép…)
  • Sau khi kiểm tra, dùng máy xịt áp lực vệ sinh lại toàn bộ sàn. Báo giám sát nghiệm thu sàn (công tác này bắt buộc trước khi quyết định đổ bê tông).
  • Đối với dầm lớn (>=700×300), thay thế cục kê bê tông bằng đá granite dày 2cm, hoặc bằng thép >d20.
  • Sàn để lâu chưa đổ được bê tông, sắt bị rỉ sét, xịt dung dịch BO5. Khi xịt không được có nước trên thép, không được trộn nước + thép. Đợi dung dịch khô, bong các lớp rỉ sét thì vệ sinh lại sàn rồi tiến hành đổ bê tông。

Thi công cốt thép cầu thang:

  • Thi công đúng cấu tạo tại vị trí tiếp giáp bản thang & chiếu nghỉ (thi công sai có thể gây hư hại kết cấu về sau).
  • Vị trí thang tiếp giáp tường. Nếu xây tường trước thì đục tường để neo thép cầu thang vào 100. Nếu xây tường sau thì bản thang đổ thêm ra bằng vị trí tường.
    Một số lỗi thường gặp khi thi công dầm năm 2024
    Quy trình thi công dầm sàn chuẩn và các lưu ý khác

Lưu ý khi thi công bê tông dầm sàn

Lựa chọn phương án bơm (bơm ngang hay bơm cần) qua đó chuẩn bị đường vào thi công. Khi chọn bơm phải chú ý bán kính và chiều cao hữu dụng của bơm để lựa chọn chính xác. Thống nhất với thầu phụ bơm bê tông, yêu cầu có nhân viên lên khảo sát thực tế. Có phương án dự phòng bơm (khối lớn). Khi nào xe bơm tới công trình vào vị trí đổ mới kêu cấp bê tông.

– Trước khi đổ bê tông. Tưới ẩm toàn bộ ván khuôn (dùng vòi nước), trộn sical latex + xi măng rót tất cả vị trí đầu cột.

– Quy cách bơm: Bơm lần lượt các vị trí dầm (từ ½ tới 2/3 chiều cao dầm), sau đó bơm sàn. Bơm khu vực sàn nào hoàn thiện ô sàn đó (bơm cần). Nếu sử dụng bơm ngang không được để bê tông dồn đống 1 chỗ, bơm vị trí đà (có thể bơm đầy) rồi di chuyển vị trí khác. Tuyệt đối cấm không vào nước bê tông khi chưa có ý kiến của chỉ huy trưởng.

– Sau khi đổ bê tông khi bắt đầu se mặt tạo nứt bố trí công nhân chà mặt xử lý vết nứt, bơm nước bảo dưỡng bê tông.

– Bảo dưỡng đậy bao bố hoặc ngâm nước 3 ngày. Với sàn mái ngâm nước + rải xi măng (1kg/2 m2) 3 ngày.

– Trong quá trình đổ bê tông bắn cao độ kiểm tra liên tục cho tới khi hoàn thành sàn.

– Công tác đầm dùi: Mỗi cần bơm yêu cầu 2 máy đầm dùi + 1 chiếc dự phòng. Dùi dầm, chỉnh mũi dùi vào giữa, tránh đẩy ra sát thành cốp pha, dùi tới khi hết nổi bọt khí thì ngưng chuyển vị trí khác.

– Vị trí có sàn âm, có làm dầm treo: Đổ bê tông sàn âm trước quay lại đổ hoàn thiện dầm. Sau đó, dùi nhẹ kết hợp đổ thủ công, tránh rỗ dầm treo.

Nếu quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề gì. Hãy liên hệ ngay với xây dựng Bảo Tâm – BTACO tìm hiểu các quy trình thi công dầm sàn chuẩn, đảm bảo chất lượng dự án đạt chuẩn.

—————-

Công ty TNHH Xây Dựng Bảo Tâm

Bảo Đảm Chữ Tín – An Tâm Chất Lượng

Địa chỉ: Số 94, Đường số 14, Khu dân cư Long Thới- Nhơn Đức, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.