Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Khi bị rơi xuống nước tâm lý của chúng ta thường rất hoảng loạn. Ngay cả những người biết bơi cũng có nguy cơ chết đuối nếu bị rơi xuống nước bất ngờ. với 4 kỹ năng nhỏ sau đây bạn có thể tự cứu mình thoát khỏi chết đuối ngay cả khi bạn không biết bơi. Các nhà khoa học đặt tên cho kiểu bơi này là “ bơi tự cứu” hay “ bơi sống sót” vì nó sẽ giúp bạn thoát chết trong gang tấc.

Bước 1: khi bị rơi xuống nước tâm lý chúng ta thường mất bình tĩnh, hoảng loạn và khó kiểm soát được cơ thể, đặc biệt là đối với người không biết bơi. Lúc này, điều đầu tiên là bạn phải tự sốc lại tinh thần, lấy lại bình tĩnh bắt đầu nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, biến cơ thể thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

Bước 3: Khi cơ thể đã đẩy lên mặt nước bạn dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, chuyển động về phía trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm. Khi nhô được lên mặt nước cố gắng ra tín hiệu cầu cứu để có người hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể.

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Trong cuộc sống có nhiều điều không thể lường trước được, vậy nên mỗi người cần trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ được bản thân và sau đó là bảo vệ được gia đình, những người thân yêu! Tôi hi vọng với chút kỹ năng nhỏ trên sẽ giúp được các bạn trong những lúc cần thiết. Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống!

Nguồn: Kynangtuve.com

Chủ đề chính: #không_biết_bơi

Người bơi giỏi vẫn có thể bị đuối nước, trong khi người không biết bơi có thể thoát khỏi cửa tử của thủy thần? Đó là nhờ học bơi và ứng xử bằng trí khôn.

Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 3.500 trẻ em tử vong vì tai nạn đuối nước, phần lớn ở độ tuổi 7-15. Trong khi đó, việc dạy bơi cho trẻ cũng như việc trông chừng trẻ tránh khỏi tai nạn này còn chưa được coi trọng thực sự.

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho thấy tỷ suất đuối nước ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. Trong đó, hơn một nửa số trường hợp bị đuối nước xảy ra trong các hoạt động ngoài trời khi trẻ chơi gần nhà. Trẻ em ở nông thôn chết đuối nhiều hơn thành thị.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội cho biết, khi một người bị chất dịch (thường là nước) tràn vào mũi miệng làm cho không thở được thì sẽ bị đuối nước. Đuối nước lâu, não thiếu oxy, người sẽ bị chết ngạt. Như vậy, chết đuối là do nước sặc vào đường hô hấp gây phản ứng co thắt dẫn tới ngạt thở, gây tử vong.

Theo ông Tuấn, người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Nếu không muốn chết đuối, phải xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa… Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó vẫn có thể bị đuối nước; và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.

Hơn nữa, khi dân số ngày càng tăng, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho việc học bơi còn thiếu, khi an toàn giao thông đường thuỷ chưa đảm bảo, hàng năm vẫn sẽ có nhiều người chết đuối, nhất là trẻ em. Vì vậy, theo ông Tuấn, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước – một cách giúp mọi người có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù họ chưa hề biết bơi. Và đó là kỹ thuật“Bơi tự cứu”hay“Bơi sống sót”.

Ông Tuấn cho biết, kỹ thuật “Bơi tự cứu” rất đơn giản, không tốn kém, ai cũng có thể tập dượt trước cả trong tư duy lẫn thực hành để sử dụng khi chẳng may bị rơi xuống nước.

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết
Việc thực hành việc hít thở và thả nổi rất quan trọng trong kỹ thuật này. (Ảnh: tinhhoa.net)

Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:

Bước 1: Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bềnh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.

Theo ông Tuấn, với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu, hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể giáo dục cho trẻ từ khi còn ở trường mầm non.

Yến Dương

Theo EVN

Tại sao khi người không biết bơi rơi xuống nước sâu sẽ chết

Ảnh minh họa: Vũ Minh Chinh, E-Bơi.

Bình tĩnh thì nổi, hoảng loạn thì chìm

Tạo hóa đã ban cho con người “trí khôn” để khi rơi xuống nước biết việc cần phải làm và điều không nên làm. Còn cho 2 lá phổi chứa 3-6 lít không khí như “phao nổi” dưới nước, và kết hợp với ở trong nước cơ thể người nhẹ đi nhiều, chân tay có thể làm mái chèo quạt nước đẩy đầu lên thở, bơi đi.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc TT E.boi cho rằng, nguyên tắc vàng trong phòng chống chết đuối là “bình tĩnh thì nổi - hoảng loạn thì chìm”. Khi rơi xuống nước càng vùng vẫy ngoi lên bao nhiêu sẽ càng nhanh chìm xuống bấy nhiêu, bởi vùng vẫy sẽ càng phải thở nhiều và nhanh sặc, nhanh chìm.

Nhưng nếu bình tĩnh nín thở, thả lỏng cơ bắp, nước và “phao phổi” sẽ đẩy cơ thể nổi lên sát mặt nước, tới gần sự sống hơn nhờ có ôxy do tác dụng của lực đẩy Archimedes (khối lượng riêng trung bình của cơ thể và khối lượng riêng của nước xấp xỉ nhau).

Bản chất bơi lội là quạt tay, đạp chân, để thả nổi và bơi được xa, được lâu và không tốn sức. Nếu không nắm được nhịp điệu, cường độ (cương - nhu) của bản chất bơi lội, nếu không tập luyện trên cạn cho thành thạo, thì khi rơi xuống nước sẽ mất bình tĩnh - điều ngay cả người bơi giỏi cũng khó giữ được. Vì vậy, mọi người cần học cách giữ bình tĩnh và rèn kiến thức, tâm trí, kỹ năng thoát hiểm của “bơi tự cứu” để sống sót lỡ chẳng may rơi xuống nước.

Học bốn bước “bơi tự cứu” trên cạn

Theo Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, "bơi tự cứu" giúp mọi người, kể cả người chưa biết bơi gặp họa sông nước có thể sống sót, hoặc kéo dài thời gian sống chờ người cứu.

“Bơi tự cứu” có tác dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, người chưa từng bơi, chưa biết bơi. Kỹ thuật này không tốn kém, dễ tập rượt để ứng phó nếu chẳng may rơi xuống nước và học được ngay cả trên cạn. Để học kỹ thuật bơi cần vào cơ sở học bơi chuyên nghiệp, nhưng “bơi tự cứu” có thể học trên cạn, học ở nhà, có thể tập kỹ thuật chay không có nước, hoặc úp mặt vào chậu nước để tập (lưu ý là trẻ dưới 15 tuổi chỉ được tập thở với chậu nước khi có người lớn giám sát).

Với một chậu nước nhỏ có thể học cách nín thở dưới nước. Hoặc tập thở khi tắm sen, khi dội nước lên đầu, cảm nhận sự mất trọng lượng trong nước khi nằm trong bồn tắm đầy nước, hay cảm nhận lực cản của nước khi lội trong nước ngập để di chuyển nhẹ nhàng, ít mất sức hơn trong nước.

Trên mặt nước há to miệng thở vào, còn dưới mặt nước thở ra từ từ bằng mũi, hoặc miệng.

Để học quạt tay chân và làm chủ kỹ thuật “bơi tự cứu” ngay trên cạn, có thể kéo và thả dây chun, lò xo... để biết cương - nhu (khi ở dưới nước). Hoặc tìm ra cách quạt nước hiệu quả để giúp nhô đầu lên thở khi rơi xuống nước (bằng cách nhúng và chuyển động bàn tay trong chậu nước) với hướng, tốc độ chuyển động, tiết diện bàn tay khác nhau…

Tập thành thạo thở, quạt tay, đập chân, rồi ghép thở với tay, thở với chân, rồi thở với cả tay và chân trên cạn. Việc phát hiện, chỉnh sửa các động tác sai khi tập trên cạn cũng dễ hơn dưới nước rất nhiều. Trên cạn làm đúng thì dưới nước sẽ làm đúng.

Bốn bước thoát chết đuối dù không biết bơi (cần khởi động trước khi thực hiện)

1. Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để không bị sặc và phổi trở thành “phao cứu sinh” đẩy người nổi dần lên. Học bình tĩnh bằng cách hàng ngày tập nín trước ở trên cạn và tập thở ra khi úp mặt vào chậu nước.

2. Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu – là thả nổi nhờ lực đẩy nổi Archimedes của nước. Luôn nhớ “bình tĩnh thì nổi - hoảng loạn thì chìm”.

3. Dùng tay, hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước. Hoặc quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng (vì trong nước người nhẹ hơn so trên cạn). Quạt tay, đạp nước phải có lực và có nhịp như khiêu vũ bởi đạp và quạt không có lực thì không bơi được, mà nhịp loạn xạ thì lực và phản lực triệt tiêu nhau cũng không bơi được.

4. Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc miệng.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn khuyên, mùa nghỉ hè, mùa đi biển đã đến, chỉ cần học “bơi tự cứu” chỉ 1-2 buổi là các bố mẹ thành thạo và hướng dẫn lại cho trẻ thực hành. Nếu muốn trẻ trực tiếp học được cách “bơi tự cứu” thì trong quá trình trẻ học cần luôn có bố mẹ giám sát để an toàn.

Để phòng, chống đuối nước cần:

- Nhận biết và tránh xa các mặt nước hở (hồ, ao, sông ngòi, chậu, xô, chum vại, giếng, bể cá… chứa nước).

- Biết cách nín thở, giữ hơi thở, thở ra khi rơi xuống nước.

- Thường xuyên luyện tập bơi tự cứu thành thạo trên cạn để rơi xuống nước áp dụng ngay.

- Học cách cứu người đuối nước (xem xét các khả năng cứu người mà không cần xuống nước, nếu xuống nước thì phải cứu như thế nào…).

- Học cách sơ cấp cứu người đuối nước (xóc nước, hà hơi thổi ngạt, nhấn tim ngoài lồng ngực).

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn

Uyển Hương