Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo

Sự khác biệt giữa Đạo giáo và Đạo giáo: Đạo giáo và Đạo giáo So với

Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo

ĐạO đức vs Đạo giáo, sự khác biệt là gì? Về cơ bản không có sự khác biệt giữa các từ Đạo và Đạo giáo và cả hai đều đại diện cho độ tuổi tương tự của Trung Quốc

Sự khác biệt giữa đạo đức và đạo đức Khác biệt giữa đạo đức và đạo đức

Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo

Sự khác biệt giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo Sự khác biệt giữa Phật giáo

Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo

Dựa trên lời dạy của thái tử Siddhartha Gautama, cũng như Đức Phật trong khi Kitô giáo dựa trên lời dạy của Chúa Jêsus. Những người theo đạo Phật nhận ra Chúa Phật ...

Sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác

Nguyen An
06:23 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Mười, 2019
Xem thêm:
  • 7 sự hiểu lầm phổ biến về đạo Phật ở Việt Nam
  • Ngày xuân đi lễ chùa
  • Đi lễ chùa, nhiều người chưa hiểu gì về đạo Phật
  • Đi lễ hội để cầu may và cầu lợi?
Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng Đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra.
.
1. Phật giáo và các tôn giáo khác giống nhau ở điểm nào?
Phật giáo và các tôn giáo khác đều khuyến khích con người làm các việc lành, tránh xa những điều xấu ác, xây dựng đời sống đạo đức, biết yêu thương và phát triển các giá trị nhân phẩm cho chính tự thân và tha nhân, cho gia đình và xã hội.
.
2. Phật giáo khác các tôn giáo khác ở điểm nào?
Phật giáo khác các tôn giáo khác ở chỗ: Phật giáo không thừa nhận có một Thượng Đế sáng tạo, ngự trị và chi phối đời sống của con người. Khổ đau hay hạnh phúc là do mỗi con người tự tác thành cộng với sự chi phối của dòng nghiệp lực cũng do chính mỗi con người tạo ra. Đức Phật dạy: “Con người trở nên cao qúi hay đê hèn không phải do nguồn gốc sinh thành từ gia đình hay đẳng cấp xã hội mà trái lại do chính hành động của tự thân làm cho con người trở nên cao qúi hay đê hèn.” Thêm vào đó, điểm khác biệt căn bản trong hệ thống triết lý của Phật giáo và các tôn giáo khác là: Phật giáo cho rằng tất cả pháp (những gì có mặt trên cuộc đời, bao gồm cả tâm và vật) trên thế gian này đều là duyên sinh, có điều kiện; và do đó, tất cả pháp là vô ngã, không hề có một thực thể nào bất biến, vĩnh hằng, cũng không có ai làm chủ đời sống của con người, ngoài trừ con người cá thể. Điều quan trọng nổi bật trong giáo lý của đạo Phật là tất cả chúng sinh đều có Phật tính, và đều có khả năng thành Phật. Sự giác ngộ, giải thoát tối thượng là chân lý bình đẳng đối với tất cả chúng hữu tình mà không phải là một ân sủng đặc biệt dành cho riêng ai. Đây là quan điểm bình đẳng vĩ đại, khó có thể tìm thấy ở những tôn giáo Thần quyền khác.
.
3. Xin cho biết tóm tắt lịch sử của Đức Phật?
Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) sáng lập tại Ấn Độ cách nay hơn 2600 năm. Các nhà sử học hiện đại cho rằng Đức Phật đản sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak vào khoảng năm 625 B.C.E., tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni). Ngài vốn là một hoàng tử, tên Siddhartha (Tất Đạt Đa), con trai duy nhất của vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Sirimahamaya (Ma Da). Khi lớn lên, Ngài đã đính hôn với công chúa Yasodhara (Da Du Đà La) và sinh hạ một nam tử tên là Rahula (La Hầu La). Sau khi nhận thấy rõ chân tướng khổ đau của kiếp người sinh lão bệnh tử, Ngài đã quyết tâm vượt cung thành để tìm chân lý. Trải qua năm năm tìm thầy học đạo, sáu năm khổ hạnh trong rừng già, sau cùng Ngài đã thành đạo dưới cội Bồ đề (bodhi tree) sau bốn mươi chín ngày thiền định. Kể từ đó, Ngài được gọi là Phật (Buddha)—con người đã giác ngộ, đã giải thoát vòng sinh tử luân hồi (samsāra). Sau khi giác ngộ, Ngài đã khởi sự truyền bá Chánh Pháp (Dharma)—giáo lý đưa đến sự giác ngộ, giải thoát— và xây dựng giáo đoàn Tăng già (Sangha) trong suốt bốn mươi chín năm. Ngài đã nhập Niết Bàn (Nirvāna) vào năm tám mươi tuổi dưới tàng cây Sala, tại Kusinara, vào khoảng năm 543 B.C.E.
.
Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo
Ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
.
4. Yếu tính của đạo Phật là gì?
Theo truyền thống, đạo Phật được định nghĩa như sau: đạo là con đường; Phật là sự giác ngộ, giải thoát tối hậu. Do vậy, yếu tính của đạo Phật, như chính tên gọi bày tỏ, là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
.
5. Vậy phải chăng đạo Phật chủ trương lìa bỏ thế gian?
Sự khác nhau giữa Đạo giáo và Phật giáo
Bạn hãy thận trọng với câu hỏi này. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã đạt được giác ngộ, giải thoát tối thượng, tức là Ngài đã thực thụ giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi ở độ tuổi trung niên. Thế nhưng Ngài vẫn ở lại thế gian thêm hơn bốn mươi năm nữa để truyền bá Chánh Pháp nhằm đem lại lợi ích cho thế gian. Ở đây có hai điểm bạn cần hiểu rõ:
.
a/ Khái niệm giác ngộ (bodhi)trong đạo Phật được hiểu là sự tỉnh thức toàn diện về dòng vận hành của Duyên khởi (pratītyasamutpāda) trong đời sống con người, bao gồm cả tâm lý và vật lý. Do năng lực tỉnh thức toàn diện này mà bạn có thể vượt qua các phiền não, nhiễm ô và kiến lập đời sống an lạc, hạnh phúc cho chính mình. Vả lại, năng lực tỉnh thức được chia thành nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao. Nên nhớ rằng, một đời tu tập chưa hẳn đã tạo được cho mình một năng lực tỉnh thức toàn diện (giác ngộ chân lý tuyệt đối), vì nó còn tùy thuộc vào dòng nghiệp lực trong nhiều đời của mỗi cá thể.
.
b/ Khái niệm giải thoát (moksha-vượt lên trên hay vượt ra khỏi)trong đạo Phật cũng vậy, nó bao hàm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn. Khi nào bạn vượt ra khỏi những ràng buộc của các phiền não như tham lam, sân hận, si mê, chấp thủ…trong đời sống của chính mình thì khi đó bạn được giải thoát. Cho đến khi nào tâm thức của bạn hoàn toàn không còn bị chi phối bởi các phiền não đó thì bạn sẽ thực sự hưởng thụ hương vị giải thoát. Thế nhưng, để đạt được sự giải thoát tối hậu đòi hỏi bạn phải bứng tận gốc rễ của các phiền não trong tâm thức của chính bạn một cách toàn triệt, vì chính các phiền não nhiễm ô là cái nhân của sinh tử luân hồi. Do vậy, nói khác đi, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi chính là giải thoát khỏi các phiền não nhiễm ô trong đời sống của chính bạn, và đấy là khái niệm “xuất thế” của đạo Phật. Nên nhớ rằng, để đạt được giải thoát, bạn không cần phải đi đâu hết mà trái lại bạn cần phải tu tập ngay bây giờ và ở đây, ngay nơi con người này và tại thế giới này.
.
6. Vậy, Phật giáo là tôn giáo hay triết học?
Câu hỏi rất bao quát. Vì lẽ, trên thế giới có nhiều tôn giáo và nhiều quan niệm về Thượng Đế, và mỗi tôn giáo đều có chủ trương và học thuyết khác nhau.Tuy nhiên, có thể khái quát hóa các nhóm tôn giáo thế giới theo hai đặc tính căn bản đó là:
.
a/ Theistic religions– tôn giáo tin rằng có sự hiện hữu của một (độc thần giáo) hoặc nhiều (đa thần giáo) vị thần linh như Đấng Sáng Thế, Thượng Đế, hay Phạm Thiên .v.v. sáng tạo và làm chủ đời sống của con người và vạn vật;
.
b/ Non-theistic religions – tôn giáo không tin rằng các vị Thần linh sáng tạo, làm chủ và ngự trị cuộc sống của con người và vạn vật. Trong giới hạn của phân định này, thì Phật giáo là một tôn giáo không có mặt của một Thượng Đế hữu ngã và độc tôn, nhưng có đầy đủ các chức năng của một tôn giáo–theo cách hiểu của ngành tôn giáo học hiện đại–, bao gồm: các lĩnh vực khái niệm như ngôn ngữ, kinh điển, biểu tượng; các hình thức như nghi lễ, hành trì, tu tập; và các mối liên hệ chặt chẽ với xã hội. Mặc dù vậy, không ít người, xưa và nay, vẫn xem Phật giáo như một “triết lý sống”, hay một “triết lý của sự giác ngộ”; và tất nhiên điều đó là hoàn toàn hợp lý cho mỗi cá nhân.
.
7. Vậy, triết lý căn bản của Phật giáo là gì?
Triết lý căn bản của Phật giáo được Đức Phật giảng dạy trong pháp thoại đầu tiên của Ngài, tại vườn Nai (Lộc Uyển) đó là bài Pháp về Bốn Chân lý (Catvāri āryasatyāni-Tứ Thánh Đế): khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau. Pháp thoại tiếp theo bài giảng đầu tiên này, Đức Phật dạy về Vô Ngã, tức là không có một ngã tính thường hằng bất biến trong sự hiện hữu của hợp thể năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức); hay nói khác đi, cả thế giới của tâm lý và vật lý đều không có ngã tính thường tại, vĩnh hằng. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng trên con đường đi đến giác ngộ, Đức Phật đã thiền quán sâu xa về chân lý Duyên Khởi; và chính trong dòng thiền quán này, Ngài đã giác ngộ toàn triệt và trở thành một vị Phật. Do đó, có thể nói triết lý căn bản của Phật giáo được gói trọn trong các giáo lý: Bốn Chân Lý, Duyên Khởi, và Vô Ngã.
.
8. Nếu Phật giáo không phải là một tôn giáo thần quyền, vậy có thể xem Phật giáo là một tôn giáo khoa học hay một triết lý khoa học?
Gọi như thế nào là tùy sở thích của bạn. Nhưng nên nhớ rằng, Phật giáo từ khởi thủy không có mục đích lý giải hay chứng minh các vấn đề thuộc khoa học như các ngành khoa học hiện đại.
.
Phật giáo không đặt vấn đề nghiên cứu khoa học lên hàng đầu, cũng không xu thế theo các lý giải của khoa học, dù rằng những điều do Đức Phật giảng dạy bao giờ cũng rất khoa học. Và sự thật là, khi khoa học càng phát triển, thì những tiến bộ của khoa học đã giúp ích rất nhiều trong việc giải minh các chủ đề tinh tế trong giáo lý của đạo Phật, nhất là trong các lĩnh vực thuộc tâm-vật lý học (psychophysical). Có lẽ, đây là lý do mà ngày nay Phật giáo được phát triển nhanh chóng trong các nước tiên tiến, đặc biệt là trong các trường đại học tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Vấn đề cốt tủy của Phật giáo, như được trình bày trong Bốn Chân lý, là nhận diện nguyên nhân của khổ đau để chuyển hóa khổ đau thành an lạc, giải thoát. Trên thực tế, Phật giáo thường được gọi là tôn giáo của trí tuệ, như phương châm “Duy tuệ thị nghiệp” (Lấy trí tuệ làm sự nghiệp). Mặc dù vậy, Phật giáo chủ trương trí tuệ và tâm đại bi phải luôn đi đôi với nhau. Do đó, nói cho đầy đủ, sự nghiệp của một vị Phật hay một vị Bồ Tát bao giờ cũng là trí tuệ và tâm đại bi.
.
9. Nếu ngay từ đầu đạo Phật đã thiết lập một con đường cho sự giác ngộ và giải thoát, vậy tại sao lại có khái niệm Tiểu thừa và Đại thừa?
Có ba giai đoạn trong lịch sử Phật giáo: Nguyên Thủy (Theravāda), Tiểu thừa (Hīnāyana) và Đại thừa (Mahāyāna). Nguyên Thủy được tính từ khi Đức Phật còn tại thế đến sau khi Ngài diệt độ khoảng 100 năm. Và tiếp theo đó là sự phát triển các hệ thống tư tưởng của Tiểu thừa và Đại thừa. Nói chung, khái niệm Tiểu Thừa (chiếc xe nhỏ) và Đại thừa (chiếc xe lớn) được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử tư tưởng và triết học Phật giáo. Sự phát triển của hai truyền thống chính này được mở rộng thành 18 bộ phái theo lịch sử Phật giáo, tuy nhiên cả hai truyền thống này đều dựa trên các giáo lý căn bản như Bốn Chân Lý, Duyên Khởi và Vô Ngã. Mặc dù vậy, cả hai truyền thống này đều có những quan niệm và giải thích khác nhau về phương diện tu tập bản thân và các mối liên hệ xã hội. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, thì ngôn ngữ, tư tưởng và cuộc sống thực tế cũng phát triển; đấy là lý do căn bản của sự phát sinh những kiến giải và quan niệm khác nhau của những người đệ tử Phật. Nhất là, khi Đức Phật đã diệt độ hàng trăm năm và những lời dạy chân chất của Ngài, theo thời gian, đã bị bao phủ lên một lớp áo luận lý theo những cách tân của xã hội. Ngày nay, người học Phật thường dùng khái niệm Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo phát triển để nói đến những khác biệt trong các hình thức Phật giáo.
.
10. Vậy Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo phát triển khác nhau như thế nào?
Có thể tóm tắt một số khác biệt căn bản như sau:
a/ Về ngôn ngữ, Phật giáo nguyên thủy dùng kinh tạng Pali (Nam Phạn) gồm các kinh Nikāya làm nền tảng tu tập; trong khi đó, Phật giáo phát triển sử dụng các kinh Đại thừa thuộc ngữ hệ Sanskrit (Bắc Phạn), Hán ngữ, và Tây Tạng ngữ (Luận tạng) làm nền tảng.
b/ Về tư tưởng, Phật giáo nguyên thủy lấy giáo lý Duyên Khởi (Paticcamūpāda) làm trọng tâm; trong khi Phật giáo phát triển hình thành thêm hệ tưởng Trung Quán (Mādhyamika) và Duy Thức (Yogācāra) trên nền tảng của Duyên Khởi; và, sau cùng là sự ra đời của Kim Cang thừa (Vajrayāna), còn gọi là Mật tông. Mặc dù vậy, tất cả hệ tư tưởng trên không hề mâu thuẫn nhau.
c/ Về pháp môn tu tập, Phật giáo nguyên thủy chuyên chú hành trì thiền định với các đề mục căn bản là Bốn Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp); trong khi Phật giáo phát triển mở rộng các hình thức tu tập theo nhiều tông phái bao gồm Thiền, Tịnh độ, và Mật thừa. Mỗi tông phái lại có nhiều pháp môn ứng dụng khác nhau.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:02:46 CH @ 29/10/2019
con ngườitâm lýđức tintín ngưỡngtôn giáoPhật giáođạo Phậttu tậplàm ngườigiải thoát

Mục lục

  • 1 Sự hình thành Đạo giáo
    • 1.1 Lão Tử và Đạo Đức kinh
    • 1.2 Trang Tử và Nam Hoa chân kinh
  • 2 Đạo giáo như một hệ thống triết học
    • 2.1 Khái niệm Đạo
    • 2.2 Quan niệm về vũ trụ và vạn vật
    • 2.3 Quan niệm về nhân sinh
    • 2.4 Lý Vô Vi
  • 3 Đạo giáo như một tôn giáo
    • 3.1 Thiên sư đạo
    • 3.2 Các tông phái chính
    • 3.3 Đạo gia khí công
  • 4 Đạo giáo trên thế giới
    • 4.1 Đạo giáo tại Trung Quốc
    • 4.2 Đạo giáo tại Việt Nam
    • 4.3 Đạo giáo tại Nhật Bản
    • 4.4 Đạo giáo tại Triều Tiên
    • 4.5 Đạo giáo tại phương Tây
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo
  • 8 Đọc thêm
  • 9 Liên kết ngoài

Sự hình thành Đạo giáoSửa đổi

Đạo Giáo Tam Thánh

Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhập nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời Nhà Chu (1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, bát quái, tứ tượng, thuyết về năng lượng, chân khí), thuyết âm dương và Kinh Dịch. Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử. Việc tu luyện đạt trường sinh có bắt nguồn có lẽ từ những khái niệm rất cổ xưa, bởi vì trong Nam Hoa chân kinh của Trang Tử, một tác phẩm trứ danh của Đạo giáo thế kỉ thứ 4 trước CN thì các vị tiên trường sinh bất tử đã được nhắc đến, và đại diện tiêu biểu cho họ chính là Hoàng Đế và Tây Vương Mẫu, những hình tượng đã có trong thời nhà Thương, thiên niên kỉ 2 trước CN.

Đạo trong sự trình bày của Lão Tử (609 trước CN) là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên: "Người thuận Đất, Đất thuận Trời, Trời thuận Đạo, Đạo thuận Tự nhiên". Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ

Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về Đạo ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách rất hợp lý, công bằng, chu đáo, và do vậy mà mầu nhiệm. Hợp lý, vì theo Lão Tử, lẽ tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống, thấp thì nâng lên. Công bằng, vì nó luôn bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như cái lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi vậy mà nó mầu nhiệm tới mức không cần tranh mà chiến thẳng, không cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái quá đều trái với lẽ tự nhiên, và do vậy sẽ tự điều chỉnh theo luật âm dương chuyển hóa: "vật hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bớt".

Từ đây, Lão Tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không làm). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hòa nhập với tự nhiên, đừng làm gì thái quá. Vì làm thái quá thì theo luật âm dương "vật cực tắc phản", kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì. Triết lý vô vi áp dụng vào đời sống cá nhân là "chỉ vì không tranh nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình". Áp dụng vào đời sống xã hội, Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương thời, ông nói muốn dân yên ổn thì cai trị một nước phải "giống như kho một nồi cá nhỏ": cá nhỏ nên để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột, khi kho không quấy đảo – cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho cá nát. Đạo chẳng phải cái gì khác ngoài sự phạm trù hóa triết lý tôn trọng tự nhiên; còn Đức chính là sự phạm trù hóa luật âm dương biến đổi. Khổng thì "nhập thế", "hữu vi", còn Lão thì "xuất thế", "vô vi". Hegel từng nhận xét rằng tư tưởng của đạo Khổng thì nghèo nàn, còn Lão Tử mới xứng đáng là người đại diện cho tinh thần phương Đông cổ đại.[2]

Trong khi đạo của Khổng Tử hết sức thực tế vẫn không được dùng thì dễ hiểu là triết lý của Lão Tử càng không thể được sử dụng. Lão Tử phàn nàn: "Lời nói của ta rất dễ hiểu, rất dễ làm, thế mà thiên hạ không ai hiểu, không ai làm".

Mãi đến Trang Tử (khoảng 369 – 286 tr.CN), học thuyết của Lão Tử mới lại được người đời chú ý.

Trong lĩnh vực nhận thức, phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử, Trang Tử đã tuyệt đối hóa sự vận động, xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với thiên nhiên, giữa phải và trái, giữa tồn tại và hư vô, đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tương đối luận.

Trong lĩnh vực xã hội, nếu như Lão Tử chỉ dừng ở mức không tán thành cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ thống trị đến cực độ; ông không chỉ bất hợp tác với họ mà còn nguyền rủa, châm biếm họ là bọn đại đạo (kẻ trộm lớn).

Nhưng Trang Tử đẩy phép vô vi với chủ trương sống hòa mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếm thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thủy: "Núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật sống chung, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú".

Trong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ thứ 2), tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành Đạo giáo. Chủ trương vô vi cùng với thái độ phản ứng của Lão – Trang đối với chính sách áp bức bóc lột của tầng lớp thống trị khiến cho Đạo giáo rất thích hợp để dùng vũ khí tinh thần tập hợp nông dân khởi nghĩa.

Đạo giáo thờ "Đạo" và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái Thượng Lão Quân", coi ông là hóa thân của "Đạo" giáng sinh xuống cõi trần. Nếu mục đích của việc tu theo Phật giáo là thoát khổ thì mục đích của việc tu theo Đạo giáo là sống lâu. Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh; Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo tạng kinh; ngoài sách về nghi lễ, giáo lý, Đạo tạng còn bao gồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, coi đất, thơ văn, bút ký… tổng cộng lên đến trên 50 vạn quyển.

Đạo giáo thần tiên hướng tới việc tu luyện thành thần tiên trường sinh bất tử. Tu tiên có hai cách: nội tu và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh, gọi là kim đan (hay linh đan, thu được trong lò bằng cách luyện từ một số khoáng chất như thần sa, hùng hoàng, từ thạch, vàng). Nội tu là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng sinh, khí công… lấy thân mình làm lò luyện, luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, luyện thần trở về hư vô (Đạo). Con người cũng như vạn vật là từ "Đạo" mà sinh ra; cho nên tu luyện là trở về với "Đạo".

Lão Tử và Đạo Đức kinhSửa đổi

Lão Tử cưỡi trâu rời Trung Hoa

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được là đã thật có một triết gia tên Lão Tử hay không. Các Đạo gia cho rằng, chính ông là tác giả của bộ Đạo Đức kinh. Tiểu sử của ông bị huyền thoại vây phủ và vì vậy gây nhiều tranh luận trong giới học thuật. Tương truyền ông sống thời Chiến Quốc, thế kỉ thứ 6 trước CN, một thời kì được đánh dấu bằng chiến tranh và loạn li. Nhưng thời này cũng được xem là thời vàng son của triết học Trung Quốc vì nhiều nhà tư tưởng đã tìm cách giải hoá vấn đề làm sao để an dân lập quốc. Do đó mà người sau cũng gọi thời kì này là thời của Bách gia chư tử—"hàng trăm trường phái". Đạo Đức kinh hàm dung những tư tưởng này, hướng đến những nhà cầm quyền và cách tạo hoà bình.

Đạo Đức kinh cũng được gọi dưới tên của tác giả, là Lão Tử. Trong dạng được truyền ngày nay thì nó bao gồm hai quyển với tổng cộng 81 chương. Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức. Tuy nhiên, Đạo Đức kinh không là một bộ kinh có một kết cấu lôgic của một thế giới quan, mà chỉ là một tập hợp của những ngạn ngữ huyền bí, tối nghĩa, dường như nó muốn người đọc phải tự lý giải một cách chủ quan. Chính vì vậy mà người ta tìm thấy hàng trăm bản chú giải, hàng trăm bản dịch của bộ Đạo Đức kinh này.

Trang Tử và Nam Hoa chân kinhSửa đổi

Bộ Nam Hoa chân kinh thì được viết với một phong cách hoàn toàn khác. Tác phẩm này được biên soạn ở thế kỉ thứ 4 trước CN và tương truyền tác giả là Trang Tử (vì vậy mà tên ngắn của tác phẩm này cũng là Trang Tử, tên tác giả). Trong Nam Hoa kinh, thể tính của Đạo được miêu hoạ qua những ngụ ngôn, những mẩu chuyện hàm dung những cuộc đàm thoại triết học. Trang Tử lấy nhiều điểm được nhắc đến trong Đạo Đức kinh làm chủ đề, nhưng lại bài bác những điểm khác một cách rõ ràng. Ví dụ như Trang Tử không hề nhắc đến việc nhắc nhở những nhà cầm quyền an quốc trị dân. Một chân nhân vô sự, lìa thế gian là người lý tưởng trong tác phẩm này. Như trường hợp Đạo Đức kinh, việc xác nhận tác giả của tác phẩm này cũng là một điểm tranh luận lớn. Mặc dù Trang Tử được xem là một nhân vật lịch sử nhưng theo những nhà nghiên cứu sau này thì tác phẩm Nam Hoa chân kinh phần lớn có lẽ được các đệ tử sau này biên tập.

Trong thời Lão Trang, người ta không thấy dấu tích của một tổ chức hay cơ cấu triết học hoặc tôn giáo nào có thể được gọi là Đạo giáo. Chỉ còn một vài tác phẩm hàm dung tư tưởng Đạo giáo được lưu lại, tôn vinh là Thánh điển khi Đạo giáo dần dần hình thành. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau là những tác phẩm này đã được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với những phương pháp tu tập tôn giáo và tín ngưỡng.

Nho giáo vs Đạo giáo

Sự khác biệt chính giữa Nho giáo và Đạo giáo là trong trọng tâm của mỗi triết học vì Nho giáo tập trung vào xã hội trong khi Đạo giáo tập trung vào tự nhiên. Mặc dù Phật giáo tiếp tục là tôn giáo chính của Trung Quốc, Nho giáo và Đạo giáo là hai triết lý thống trị ở Trung Quốc đã rất lâu đời và tiếp tục tồn tại từ khoảng năm 550 trước Công nguyên. Đối với một người quan sát bình thường, những triết lý này có thể nhìn đối diện nhau, nhưng từ một góc độ khác, chúng cũng bổ sung cho nhau. Chúng được coi là những cách khôn ngoan để tiếp cận cuộc sống và giải quyết vô số vấn đề và thách thức cuộc sống ném vào cá nhân. Có nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai triết lý này gần như có địa vị của các tôn giáo. Bài viết này cố gắng xóa tan những nghi ngờ này bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa Đạo giáo và Nho giáo.

Người ta thấy rằng những người theo một trong hai triết lý cũng thực hành các nguyên tắc của triết học kia. Một điều rõ ràng là cả hai vẫn duy trì triết lý chứ không phải là tôn giáo chính thống. Hai triết lý nảy sinh trong cùng thời kỳ được gọi là Trăm trường phái tư tưởng, đó là thời kỳ được đặc trưng bởi các khuynh hướng xung đột nội bộ và phong kiến. Sự bất hòa này được phản ánh trong cả Nho giáo cũng như Đạo giáo khi cả hai tìm cách cung cấp sự an ủi và ánh sáng dẫn đường cho mọi người trong cuộc sống của họ. Một điều vận hành như một chủ đề chung trong cả hai triết lý là, mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, cả hai đều có một thế giới quan và có bản chất phổ quát.

Sự khác biệt giữa Phật giáo và những tôn giáo khác

Đạo Phật chỉ muốn những tín đồ hiểu đạo, hiểu giáo lý rồi suy ngẫm, thực hành, khi đã đạt được kết quả hãy đặt lòng tin vào. Đó chính là niềm tin có cơ sở rõ ràng, không có sự ràng buộc từ một thế lực hay lời lẽ hoa mỹ nào cả.

Hiện nay trên thế giới có hàng chục tôn giáo khác nhau, trong đó gồm 5 tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng cao là: Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Mỗi tôn giáo đều có một vị giáo chủ riêng với những học thuyết khác nhau. Đa số, các tôn giáo ngoài Phật Giáo đều có chủ trương bắt đạo trong hôn nhân, nghĩa là người chồng hay người vợ khác đạo khi kết hôn với người trong đạo của họ phải cải đạo của mình.