Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là

2021-10-07

Nhãn hiệu và thương hiệu là những thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong thương mại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, hai đối tượng này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Bài viết dưới đây HDS law sẽ cung cấp các thông tin khái quát về nhãn hiệu là gì, thương hiệu là gì và cách phân biệt giữa nhãn hiệu, thương hiệu.

Khái quát về nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là gì? Khái niệm nhãn hiệu được giải thích tại khoản 16 điều 4 theo Luật sở hữu trí tuệ như sau: nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là

Khái quát về nhãn hiệu và thương hiệu

Khái niệm nhãn hiệu cũng được định nghĩa theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới như sau: nhãn hiệu (hay trademark) là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.

Khái niệm thương hiệu được định nghĩa theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới như sau: là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Vậy, thương hiệu được tạo nên qua quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp, khẳng định tính cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp trên thị trường.

>>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về trường hợp giới hạn quyền sở hữu đối với sáng chế

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng và nhầm tưởng là một. Dưới đây là các căn cứ giúp phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu chính xác nhất:

Về khía cạnh pháp lý

Thuật ngữ nhãn hiệu và thương hiệu được sử dụng trong các bối cảnh khác nhau. Nhãn hiệu được sử dụng dưới góc độ pháp lý và là một đối tượng của sở hữu trí tuệ, còn thương hiệu được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu về pháp lý

Xét về phương diện pháp lý, nhãn hiệu là khái niệm được luật hóa quốc tế và được quy định trong pháp luật Việt Nam. Theo đó, nhãn hiệu là đối tượng được công nhận quyền sở hữu về nhãn hiệu và được bảo hộ bằng văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thương hiệu là khái niệm không được luật hóa quốc tế.

>>>Đừng bỏ qua: Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Về khía cạnh vật chất

Nhãn hiệu là cái hữu hình, có thể là hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ hoặc là sự kết hợp của các yếu tố đó nhằm mục đích giúp khách hàng dễ dàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Nhắc đến thương hiệu là nhắc đến hình tượng về hàng hóa tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng, là những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm như kiểu dáng, chất lượng hay giá cả. Thương hiệu là cái vô hình không thể nhìn thấy được như nhãn hiệu.

Ví dụ về nhãn hiệu: một nhãn hiệu rất nổi tiếng là xe máy Vision của thương hiệu Honda.

Ví dụ về thương hiệu: Khi nhắc đến thương hiệu Honda, người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại xe như SH, Winner hay Vision.

>>>Bạn nên đọc: Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

Về thời gian tồn tại

Thông thường, nhãn hiệu có thời gian tồn tại ngắn hơn so với thương hiệu. Bởi nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu về nhãn hiệu thông qua văn bằng bảo hộ của pháp luật và được quy định về thời hạn bảo. Thời gian tồn tại của nhãn hiệu có thể thay đổi theo những yếu tố nhất định tác động từ bên ngoài như thị hiếu người tiêu dùng.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu về thời gian tồn tại

Thương hiệu có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa hay dịch vụ mang thương hiệu không tồn tại. Bởi thương hiệu được hình thành do sự đánh giá và định vị của người tiêu dùng trong một thời gian dài. Có thể nói sản phẩm nào còn được người tiêu dùng tin dùng và cảm nhận tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu.

>>>Tìm hiểu thêm: Các đối tượng nào không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

HDS - Chuyên gia tư vấn giải quyết các vướng mắc về đăng ký nhãn hiệu

Công ty Luật HDS là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật uy tín hàng đầu tại Việt Nam, luôn được khách hàng tín nhiệm trong thời gian qua. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn có trên 15 năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật kịp thời và chính xác nhất đến Quý khách hàng trong đa dạng lĩnh vực.

Nếu bạn đang có những thắc mắc về nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hoặc các vấn đề liên quan cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với HDS Law để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

Tham khảo các dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của HDS Laws tại đây!

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là

Trên thực tế, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu vì chưa hiểu rõ được ý nghĩa của nó. Vậy thực sự thương hiệu là gì? nhãn hiệu là gì? Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu chi tiết hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand. Đây là một thuật ngữ nói về những điều tạo nên sự liên tưởng về mặt cảm xúc với khách hàng. Cụ thể thương hiệu chính là điều nói đến sự tin cậy, dấu ấn của sự uy tín, chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho đến những hiệu quả mà một doanh nghiệp xây dựng được và mang đến cho khách hàng.

Đồng thời, thương hiệu chính là sợi dây ràng buộc giữa doanh nghiệp và người dùng. Như Stephen King từng chia sẻ: “Thương hiệu chính là những thứ mà người dùng mua, là điều độc nhất và trường tồn.”

Để có thể xây dựng được một thương hiệu hoạt động mạnh mẽ trên thị trường cần phải có nhiều yếu tố như: Chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo, cách thức tiếp cận được với khách hàng hiệu quả, sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường, các hoạt động truyền thông…

Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức đều đang thực hiện việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, màu sắc, catalog, menu, đồng phục, thiết kế cửa hàng… Việc xây dựng một thương hiệu mạnh sẽ góp phần rất lớn trơn việc phát triển giá trị của sản phẩm và doanh nghiệp, giúp họ có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường tốt hơn.

Mặc dù thuật ngữ thương hiệu được sử dụng khá phổ biến trong kinh doanh. Nhưng đây không phải là thuật ngữ pháp lý, thay vào đó pháp luật công nhận và bảo hộ “nhãn hiệu” thay vì thương hiệu. Vậy khái niệm nhãn hiệu hãng hóa là gì?

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là
Giữa thương hiệu và nhãn hiệu là 2 khái niệm khác nhau

Nhãn hiệu là gì?

Trong tiếng Anh, nhãn hiệu được gọi là Trademark, đây là một trong những dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu chính là những đặc điểm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường theo đúng quy định của Việt Nam như màu sắc, chữ cái, hình ảnh,… Còn những dấu hiệu như âm thanh, mùi vị sẽ không được bảo hộ.

Một dấu hiệu được đăng ký nhãn hiệu chính là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do cơ quan chức năng đưa ra và các tiêu chuẩn quốc tế như:

– Nhãn hiệu phải độc đáo và có thể phân biệt được với các sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu khác.

– Nhãn hiệu không mô tả hàng hóa có thể gây nhầm lẫn, vi phạm các đạo đức và trật tự xã hội.

Lấy ví dụ về thương hiệu và nhãn hiệu để bạn hiểu rõ hơn. Khi nói tới điện thoại iPhone thì người dùng sẽ hình dung ra đây là 1 sản phẩm chất lượng, chụp hình đẹp, giá thành cao, bền bỉ.  Lúc này thương hiệu chính là Apple và nhãn hiệu là những logo, từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh,… để người dùng nhận diện ra đó là điện thoại của Apple.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Để giúp bạn phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm đơn giản thì dưới đây là những tiêu chí so sánh.

Tính hữu hình của thương hiệu và nhãn hiệu

Tính hữu hình là tiêu chí đầu tiên khi nói về so sánh thương hiệu và nhãn hiệu. Cụ thể ở đây nhãn hiệu là những đặc điểm dùng để nhận biết sản phẩm bằng cảm quan đó có thể là hình ảnh, màu sắc, từ ngữ, kể cả hình 3 chiều. Luật một số nước như Mỹ còn công nhận mùi hương là đặc điểm để công nhận nhãn hiệu sản phẩm.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là
Giữa thương hiệu và nhãn hiệu về mặt hữu hình hoàn toàn khác nhau

Trong khi đó, thương hiệu sản phẩm lại khác, nó là những điều mà bạn không thể nhận biết hay không có tính hữu hình. Khi nói thương hiệu của sản phẩm thì mọi người thường biết đến yếu tố tạo ra danh tiếng, uy tín của sản phẩm đó bao gồm cả yếu tố vô hình lẫn hữu hình như chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, nhãn hiệu, mức giá, dịch vụ chuyên nghiệp, cảm nhận khách hàng…

Cách tiếp cận và bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau như thế nào?

Trong quy định của pháp luật thì nhãn hiệu là thuật ngữ được dùng để doanh nghiệp có thể đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, quyền sở hữu bảo hộ nhãn hiệu sẽ được xác lập thông qua việc đăng ký trực tiếp với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

Còn về thương hiệu lại không thuộc đối tượng được bảo hộ của luật Việt Nam. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho sản phẩm không phải là người tạo ra chúng, cũng không phải cơ quan nhà nước mà chính là người dùng, khách hàng trong quá trình sử dụng và đánh giá. Thái độ, cảm nhận tích cực của một lượng lớn người dùng cho 1 sản phẩm sẽ tạo nên thương hiệu cho hàng hóa đó.

So sánh thương hiệu và nhãn hiệu về giá trị

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu còn đến từ giá trị. Cụ thể nhãn hiệu sau khi được đăng ký bảo hộ sẽ trở thành tài sản vô hình và được định giá rõ ràng. Trong khi đó với thương hiệu lại không được định giá dễ dàng bởi nó chính là kết quả của một quá trình.

Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng cho sản phẩm của mình nhưng thương hiệu lại không thể. Bởi vì nó bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành, đặc biệt chính là cảm nhận của khách hàng sử dụng.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là
Giá trị của nhãn hiệu dễ thay đổi, còn thương hiệu thì không

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu về sự hình thành

Trong nhiều tình huống, chỉ cần đăng ký thì một sản phẩm nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Nhưng để tạo dựng được tên tuổi của một thương hiệu thì doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức và tài chính. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp hoạt động trên thị trường rất lâu nhưng không thể tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình vì không tạo được sự tích cực trong khách hàng.

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau về tính lâu bền

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu còn đến từ giá trị lâu bền. Cụ thể nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do doanh nghiệp không còn hoạt động. Lúc này sản phẩm mang nhãn hiệu đó sẽ chấm dứt và hoàn toàn có thể đăng ký lại nếu có nhu cầu.

Sự khác biệt cơ bản giữa một thương hiệu so với một nhãn hiệu là
Nhãn hiệu được bảo hộ theo đúng quy định pháp luật

Nhưng với thương hiệu lại khác. Chúng mang giá trị sử dụng lâu dài nếu đã có được thương hiệu thì chúng sẽ tồn tại mãi mãi, ngay cả khi doanh nghiệp dừng hoạt động, nhãn hiệu không còn tồn tại nhưng người tiêu dùng vẫn còn nhớ đến sản phẩm của họ thì thương hiệu đó vẫn còn được nhớ đến, ít nhất như với người tiêu dùng đó.

Ví dụ như Yahoo, một trong những thương hiệu mạng xã hội vô cùng nổi tiếng. Mặc dù nhãn hiệu là ứng dụng chat Yahoo không còn, nhưng tên tuổi thương hiệu vẫn còn tồn tại cho đến thời điểm hiện nay, với những ai đã sử dụng ứng dụng này.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được rõ hơn khái niệm và sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Hy vọng dựa vào những chia sẻ trên thì bạn hoàn toàn có thể phân biệt được hai khái niệm này để có thể sử dụng chúng đúng trường hợp nhé.