Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Bạn nghĩ marketing truyền thống  và marketing hiện đại cái nào tối ưu hơn, cái nào là hiệu quả hơn. Marketing hiện đại, bởi nó phổ biến dễ tiếp cận trong thời đại phủ sóng internet mọi lúc mọi nơi như hiện nay? Hay marketing truyền thống, cái mà đã tồn tại từ rất lâu trước đây, tạo nên tên tuổi cho hàng trăm thương hiệu trên thế giới và vẫn chưa hề bị lu mờ. Cùng tìm hiểu hai loại hình marketing này để thấy sự khác biệt và lợi ích mà chúng mang lại.

Khái niệm marketing hiện đại

Marketing hiện đại( Digital Marketing) là cách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến khách hàng chủ yếu thông qua internet. Các công cụ chính được sử dụng là website, trang mạng xã hội (facebook, instagram, youtube…), sàn thương mại điện tử( shopee, lazada, tiki,…). Ưu điểm nhanh chóng, tiện lợi, không bị giới hạn về không gian, thời gian, khách hàng có thể mua hàng ở mọi nơi khi có nhu cầu chỉ bằng một cái click chuột hoặc cái chạm trên điện thoại. 

Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Khái niệm marketing truyền thống 

Marketing truyền thống(Traditional Marketing) là nguồn cội của hoạt động marketing hiện đại ngày nay. Hình thức này có từ lâu, cách quảng bá sản phẩm đơn giản, tốn ít chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả nhất định. Marketing truyền thống quảng cáo theo cách trao đổi trực tiếp với khách hàng, không sử dụng internet và các phương tiện kỹ thuật số. Nổi bật nhất phải kể đến quảng cáo qua tivi, sách báo, băng rôn, bảng biển ngoài trời. 

So sánh marketing hiện đại và marketing truyền thống

Giống nhau

Marketing hiện đại và marketing truyền thống có một sự giống nhau và gắn bó nhất định về chức năng. Marketing truyền thống là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời của marketing hiện đại, hay nói cách khác marketing hiện tại là hình thức cải tiến mới của cái cũ.

Điểm giống nhau giữa marketing hiện đại và marketing truyền thống chính là những chiến lược, chủ trương trong kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những hoạt động truyền thông sáng tạo như quảng cáo, PR đều được thực hiện đầy đủ ở cả hai hình thức.

Tuy nhiên, những hình thức được thực hiện ở marketing truyền thống chỉ dừng lại ở một quy trình nhỏ trong một chiến lược lớn của marketing hiện đại. Nếu như marketing truyền thống góp phần thỏa mãn những nhu cầu đang tồn tại, thì marketing hiện đại sẽ bao quát hơn trong việc hình thành cho khách hàng những nhu cầu mới, thay đổi cơ cấu nhu cầu và làm phát triển chuỗi tiêu thụ cung ứng ngày một lớn mạnh.

Khác nhau

Nếu theo lối mòn xưa, marketing truyền thống phục vụ cho phân khúc thị trường người bán: nhà sản xuất bán theo khả năng của mình, người tiêu dùng không được đa dạng hóa trong sự lựa chọn. Thì ngày nay, marketing hiện đại phù hợp cho phân khúc thị trường người mua: là người có quyền đánh giá, lựa chọn sản phẩm theo ý của riêng mình.

Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Marketing hiện đại

Để giúp khách hàng có được trải nghiệm về thương hiệu tốt hơn, hình thức marketing hiện đại đang ngày càng trở nên phát triển song song với sự phát triển của các công nghệ hiện đại. Theo một báo cáo thống kê, Việt Nam hiện có 65 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 67% dân số cả nước). Và Facebook đang là trang mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất.

Tuy có nhiều điểm tương đồng với marketing truyền thống, điểm khác biệt chính của marketing hiện đại là sử dụng các công nghệ kỹ thuật số. Hiện nay, marketing hiện đại được xem như một hình thức của inbound marketing. Hoạt động nổi trội của inbound là sáng tạo và chia sẻ những nội dung hữu ích cho cộng đồng.

Từ năm 2006, hình thức inbound marketing đã được đánh giá là hình thức tiếp thị hiệu quả nhất cho việc kinh doanh trực tuyến. Một chiến lược inbound marketing hiệu quả sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và khiến họ thường xuyên quay lại để cập nhật những thông tin bổ ích cho bản thân. Điều này giúp các doanh nghiệp cải thiện được độ nhận diện thương hiệu.

Mục tiêu chính của marketing hiện đại là để khách hàng có thể tìm thấy doanh nghiệp một cách tự nhiên thông qua những mẫu quảng cáo trả phí hay vô tình tìm thấy những thông tin trên mạng xã hội. Càng tiếp xúc nhiều, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc hơn với thương hiệu của doanh nghiệp, và từ đó nuôi dưỡng niềm tin và mối quan hệ thông qua sự giao tiếp trực tuyến.

Marketing truyền thống

Marketing truyền thống (traditional marketing) bao gồm các hoạt động sáng tạo, truyền đạt, phân phối, khuyến mãi và trao đổi sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng, khách hàng, đối tác và xã hội nói chung, mà không sử dụng đến kỹ thuật số hay Internet.

Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Marketing truyền thống là hình thức marketing có nhiều khía cạnh với các sản phẩm bao gồm:Danh thiếp, Các mẫu quảng cáo trên báo in và tạp chí, Các áp phích quảng cáo, tờ rơi và poster, Các mẫu quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh. Ngoài ra, marketing truyền thống còn bao gồm một số hoạt động phổ biến như: Tài trợ cho các chương trình và sự kiện, Tham dự các hội chợ và các triển lãm thương mại, In ấn các cuốn Catalogue…

Các hoạt động marketing truyền thống đơn giản là quảng cáo cho sản phẩm và thương hiệu trực tiếp bên ngoài không thông qua bất kỳ trang mạng xã hội nào. Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng khi họ tìm đến doanh nghiệp (thông qua các mẫu quảng cáo) cũng là một cách thức thể hiện khác của marketing truyền thống. 

Chỗ đứng cho Marketing truyền thống?

Nhiều ý kiến cho rằng Marketing theo kiểu truyền thống ở thời điểm hiện nay đã quá lỗi thời và thất thế so với các loại hình hiện đại khác. Nghĩ lại một chút xem, ông bà hay bố mẹ của bạn là đối tượng màu mỡ của các doanh nghiệp lựa chọn loại hình tiếp thị, quảng cáo truyền thống đấy. Người lớn tuổi thường không dễ dàng đón nhận những gì quá hiện đại điển hình như bố mẹ tôi họ vẫn thích xem tivi mỗi ngày dù ai cũng biết sử dụng internet.

Vậy nên chỉ có thể nói Marketing truyền thống đã thu hẹp số lượng công chúng mục tiêu, chứ không thể nói nó lỗi thời hay không còn hữu dụng trong việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Không những thế, đối tượng công chúng của loại hình Marketing truyền thống ngoài những người lớn tuổi, ít dùng các phương tiện kỹ thuật số. Một số bạn trẻ hiện nay dường như cũng dành sự quan tâm cho loại hình tiếp thị này.

Theo bạn, sự khác biệt giữa 2 loại marketing là gì? Thực chất, tùy vào mỗi giai đoạn và sự thay đổi của thị trường mà các chiến lược marketing mang lại những giá trị khác nhau.

Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Với marketing truyền thống, các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm rồi mới tìm thị trường. Vì thế, với phương pháp này họ chú trọng trong việc sản xuất và bán những sản phẩm đã có.

Ngoài ra thì phương pháp marketing truyền thống còn thiếu tính hệ thống. Nó chưa có những tiên đoán, dự định cho những tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

Phương pháp này có nhược điểm là chưa xác định rõ thị trường mục tiêu và chiến lược thu hút khách hàng.

Phương pháp marketing hiện đại chú trọng khâu nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành sản xuất.

Bên cạnh đó, tính hệ thống trong ngành marketing hiện đại được thể hiện qua việc:

  • Nghiên cứu phân tích tất cả các khâu, các lĩnh vực
  • Đưa ra cả những dự đoán về những sự kiện, tình huống hay rủi ro có thể diễn ra trong tương lai.

Marketing hiện đại khá tốt khi nó có thể giúp các doanh nghiệp thương mại liên kết với nhau. Đó cũng là lý do Affiliate Marketing(tiếp thị liên kết) ra đời. Và điều này không xuất hiện trong ngành marketing truyền thống.

Mặc dù mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng nhưng …. Chúng cũng tồn tại một số điểm chung và có một sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Marketing truyền thống chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của marketing hiện đại.

Trong khi đó, marketing hiện đại mang tính bao quát hơn marketing truyền thống. Vì nó không chỉ đưa ra các phương pháp để bán sản phẩm tốt hơn mà nó còn có khả năng phát hiện ra nhu cầu của khách hàng. Từ đó có những cải tiến về sản phẩm hay thiết kế ra các sản phẩm mới.

Marketing vs Xây dựng thương hiệu (branding)

Marketing tác động đến thương hiệu theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Đồng thời, marketing có thể giúp tạo ra những trải nghiệm về thương hiệu một cách tích cực. Bằng cách tạo ra những cuộc trò chuyện thân mật, hữu ích, đồng cảm cùng khách hàng.

Tuy nhiên các marketers thậm chí sẽ làm ảnh hưởng thương hiệu khi họ làm gián đoạn các chương trình, trải nghiệm web của người dùng. Vì hiển thị quảng cáo với những người đàn ông hay các cô gái xinh đẹp một tay cầm sản phẩm.

Nhiều công ty cho rằng họ chỉ cần bỏ ra một triệu đô sau đó chạy quảng cáo liên tục, logo được dán khắp nơi,… thì họ sẽ thu được nhiều khách hàng.

Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm. Các marketers cần lên chiến lược hợp lí theo từng thời điểm để có được giá trị tốt nhất.

Marketing giúp xây dựng thương hiệu thông qua những trải nghiệm tuyệt vời.

Nếu chiến lược marketing tốt nó sẽ đóng góp rất lớn cho thương hiệu của một doanh nghiệp.

Các thương hiệu lớn làm marketing rất tốt khi đóng vai trò như giáo viên với khách hàng. Họ mang lại sản phẩm tuyệt vời cho khách hàng và còn đối xử tốt với nhân viên.

Các thương hiệu lớn cho ta thấy rằng họ là ai trong những trải nghiệm mà họ cung cấp. Mặc dù đôi lúc quảng cáo khiến gián đoạn trải nghiệm người dùng. Nhưng nếu đủ tốt nó vẫn sẽ mang lại kết quả tuyệt vời.

Marketing vs. Quảng cáo (Advertising)

Điểm giống nhau giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại là gì?

Như tôi đã nói ở trên. Nếu quảng cáo thật sự tuyệt vời thì dù nó có làm gián đoạn trải nghiệm người dùng thì nó vẫn có khả năng mang lại kết quả tốt.

Tôi đánh giá cao những quảng cáo kể về một câu chuyện hay, lan tỏa cảm xúc và hài hước. Có những quảng cáo khá vui làm tôi cười nhiều nhưng tôi lại không nhớ tên thương hiệu đằng sau đó.

Thật thú vị khi những thương hiệu lớn như Starbucks, Apple làm rất ít quảng cáo. Quảng cáo tốt nhất của Apple là vào năm 1984 khi đưa ra một câu chuyện khá hấp dẫn. Tuy nhiên nhờ vào lợi thế về mặt sản phẩm mà những ông lớn này có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Khi một website phát quảng cáo tự động, phần nào đó tôi cảm thấy bực vì những quảng cáo này. Và thậm chí tôi còn ghét cả thương hiệu đã bỏ tiền để chạy những quảng cáo ấy.

Và cái mà họ thu về đó chính là sự thất vọng của người dùng mà thôi!

Marketing vs. Bán hàng (Sales)

Sales và marketing được liên kết chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại diễn ra các hoạt động rất khác biệt trong một doanh nghiệp.

Đội ngũ sales không đưa ra ý kiến gì về sản phẩm hay thắc mắc ai là người sẽ mua nó. Việc của đội ngũ này là tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Nhân viên sales phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và kết hợp với marketing.

Nhóm marketers thu hút khách hàng tiềm năng bằng việc đưa thông tin giá trị về thương hiệu cũng như sản phẩm. Đồng thời họ sẽ thu thập những phản hồi từ phía khách hàng về sản phẩm. Để từ đó đưa ra quyết định sản phẩm nào sẽ được sản xuất trong tương lai. Hoặc cách cải tiến sản phẩm hiện có giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

Bạn sẽ thất bại nếu không mang lại nhận thức về thương hiệu và sản phẩm cho khách hàng. Đây là những gì mà marketing có thể mang lại.

Để có được chiến lược thành công thì đội ngũ sales và marketing cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Điều này đảm bảo rằng những khách hàng tiềm năng nhất sẽ được chuyển đến nhóm bán hàng.

Kết Luận:

  • Bộ phận marketing nào cũng phải lập ra dự định mỗi ngày cho riêng mình. Bởi làm marketing không đơn giản chút nào. Nhưng đừng quá lo lắng! Tôi cam đoan là chỉ cần làm những thói quen kể trên, bạn sẽ sớm chuyên nghiệp thôi! Chúc bạn thành công. Cám ơn!

Nguồn ảnh: Internet

Cám ơn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm thông tin dự án: TRUONGTHANHREAL.VN

Thông tin liên hệ

Fapage Facebook: https://www.facebook.com/truongthanhreal.vn

Zalo: 090.614.9978 – Trường Thành

Hotline: 0906149978

Liên hệ ngay: nếu bạn cần Thiết Kế Website, Marketing tổng thể. 

Vui lòng truy cập: Nguyentruongthanh.com để xem các dịch vụ và bảng giá.