So sánh nhân vật ông hai và lão hạc năm 2024

– Hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm đều mang những nét chung, mang vẻ đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam :

*Chăm chỉ, cần cù lao động:

Bài viết hiện tại: Tìm ra sự giống và khác nhau giữ lão Hạc và ông Hai

+ Lão Hạc: già mà vẫn đi làm thuê, làm mướn để kiếm ăn.

+ Ông Hai: ở nơi tản cư “hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ”…

Bài viết liên quan: Nên mua iPhone 7 Plus hay iPhone 8 thì sẽ được “hời” hơn

*Giàu lòng tự trọng, sống trong sạch, lương thiện:

+ Lão Hạc: gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, đỡ phiền hàng xóm, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư…

+ Ông Hai: khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và cảm thấy đó là điều nhục nhã. Ông nhận thức đó là việc làm trái với lương tâm, trái đạo lý… nên ông cmả thấy xấu hổ, nhục nhã vì mình cũng là người của làng, chịu tiếng nhơ nhuốc ấy.

– Tuy vậy, hình ảnh người nông dân trong hai tác phẩm vẫn mang những nét riêng, vẻ đẹp riêng của mỗi giai đoạn lịch sử:

*Nét riêng về cảnh ngộ, cuộc sống:

+Lão Hạc: là hình ảnh người nông dân sống trước thời kỳ Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống bất hạnh, đau khổ, không có lối thoát.

Bài viết liên quan: So sánh hơn (Comparatives)

+ Ông Hai: là người nông dân sống trong thời kỳ KCCP, cuộc sống gần với không khí khẩn trương, dồn dập, náo nức của dân làng tham gia kháng chiến.

*Nét riêng về phẩm chất, tính cách:

– Lão Hạc nổi bật với phẩm chất giàu tình thương yêu con: Lão xót xa khi con phải đi mộ phu, lão nhớ con da diết; Đỉnh điểm của lòng yêu thương con chính là lão sẵn sàng hi sinh tất cả vì con….

– Hình ảnh Ông Hai thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc: Ông đau khổ, day dứt, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc…Ông hạnh phúc sung sướng khi tin đó được cải chính…Tình yêu làng gắn với lòng trung thành với Đảng,với cách mạng.

Ví dụ: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Làng của Kim Lân.

Gv: Cho học sinh tìm hiểu đề So sánh để thấy được :

Cuộc đời và số phận của các nhân vật :

Trước hết là Lão Hạc của Nam Cao được viết năm 1943 , nhà văn đã xây dựng lên bức tranh chân thực về người nông dân Việt Nam nghèo đói, xác xơ trên con đường phá sản, bần cùng, thê thảm qua số phận của Lão Hạc. Đây là người nông dân tiêu biểu cho những người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm bị xã hội thực dân nửa phong kiến bị đẩy đến bước đường cùng.

Thứ nhất, vợ lão Hạc chết sớm. Lão không đủ tiền cưới vợ cho con. Con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cai su, chỉ còn lão và con chó côi cút ở nhà. Lão bị ốm một trận hai tháng mười tám ngày đã tiêu diệt gần hết số tiền dành dụm được cho con trai.Làng lại mất vé sợi, cơn bão đi qua bỏ lại phía sau vườn tược, hoa màu tan tác…tuổi già sức yếu lão không thể làm thuê để kiếm sống được nữa. Lão lâm vào cảnh khốn cùng. phải bán con chó yêu quý của mình và chuẩn bị cho cái chết. Lão gửi lại ông giáo ba sào vườn cho con trai, gửi lại ba mươi đồng bạc để làm ma cho mình rồi ăn bả chó chết một cách đau đớn thê thảm.

Thứ hai, số phận lão Hạc tiêu biểu cho bao người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. Cuộc đời đói nghèo, bị đẩy tới bi kịch thê thảm là do xã hội phong kiến dã man, tàn bạo, bị áp bức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Cái chết bi thương của lão là lời lên án , tố cáo cái xã hội bất công phi nhân đạo ấy.

Cùng viết về đề tài nông dân nhưng Làng của Kim Lân lại được viết vào thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945, khi đất nước đã giành được độc lập. Số phận của người nông dân như ông Hai đã được cách mạng giải phóng, không còn bị áp bức của phong kiến và thực dân. Nhưng dân tộc lại phải tiếp tục đương đầu với cuộc kháng chiến tái xâm lược của thực dân Pháp. Ông Hai lúc đó đã làm chủ được bản thân , làm chủ cuộc đời và đang cùng với Đảng, Bác Hồ đứng lên làm cuộc trường chinh.

Ông Hai đi tản cư cùng đồng bào là đi kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu giàu đẹp và giàu tinh thần kháng chiến của mình. Song đột nhiên ông lại nghe được cái tin thất thiệt: làng chợ Dầu theo giặc lập đề. Ông xấu hổ đau đớn nhục nhã, ê chề. Lương tâm ông bị cắn dứt, giằng xé. Nếu làng chợ Dầu theo giặc thật thì ông phải thù làng. Lòng dặn lòng quyết đi theo cụ Hồ, đi theo kháng chiến. Suốt mấy ngày ông chỉ quanh quẩn trong nhà, chẳng dám ra ngoài gặp ai. Bỗng lại có tin cải chính, lòng ông vui phơi phới. Ông lại khoe với mọi người: Làng chợ Dầu bị tây đốt sạch phá sạch, cả ngôi nhà của ông cũng vậy. Với ông dó là một minh chứng xác đáng để rửa tiếng nhơ làng theo giặc.

Sự tương đồng và nét khác biệt của hai nhân vật:

Nét tương đồng: Lão Hạc và ông Hai đều là những người nông dân hiền lành

chất phác, lao động cần cù, có phẩm chất trong sáng.

Sự khác biệt ở hai nhân vật này là họ sống ở hai giai đoạn khác nhau của đất nước:

Lão Hạc sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến, người nông dân lúc đó chưa tiếp cận được với ánh sáng của Đảng, nên đời sống vẫn ngập chìm trong đêm trường tăm tối, không có người chỉ đường dẫn lối, lão phải tìm đến cái chết thê thảm . Còn ông Hai hơn hẳn lão Hạc là được hưởng cuộc sống độc lập , không còn bị áp bức một cổ hai tròng, nhưng lại phải cùng đất nước đương đầu với cuộc tái xâm lược của thực dân Pháp. Ông Hai quý những giây phút của con người tự do nên rất yêu Đảng, yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, nguyện đi theo cách mạng để gìn giữ nền độc lập tự do. Hình tượng ông Hai là dấu ấn trên con đường đi lên và được đổi đời của người nông dân dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ . Ông Hai đã có nhiều tiến bộ trong nhận thức tư tưởng: người nông dân không chỉ dừng lại ở tình yêu thương con, lòng nhân hậu, một người cha mẫu mực như lão Hạc mà tiến lên một bước vượt bậc đó là tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến; đồng thời đây cũng là điểm khác trong cách xây dựng nhân vật và tầm nhìn của hai nhà văn viết về người nông dân trước và sau cách mạng.

7.3.5.4. So sánh hai đoạn thơ cùng đề tài.

Ví dụ: Vẻ đẹp của mùa xuân trong hai khổ thơ sau:

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(“ Truyện Kiều”- Nguyễn Du) “ Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.”

( “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)

GV Cho học sinh tìm hiểu đề và xây dựng dàn ý theo định hướng sau: Mở bài: - Giới thiệu đề tài mùa xuân trong văn học.

- Giới thiệu Nguyễn Du và Thanh Hải. - Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích.

Thân bài: * Khái quát

* Cảm nhận về hai đoạn trích. * So sánh:

- Giống nhau: Cùng là bức tranh mùa xuân tươi trẻ, khoáng đạt, tươi thắm sắc màu, tràn đầy sức sống với bầu trời cao rộng, cỏ hoa, chim chóc. Tất cả đều được hòa phối tuyệt diệu bởi những thi sĩ – họa sĩ tài ba.

- Khác:

+ Cảnh xuân: “ Truyện Kiều” bên cạnh màu sắc, giống vẻ là ánh sáng, ánh sáng tươi đẹp của ngày xuân “ thiều quang, cỏ non, cành lê”. Những cảnh vật chọn để miêu tả là cảnh vật cao quý, trang trọng mang tính chất ước lệ: chim én, hoa lê.

+ “ Mùa xuân nho nhỏ”: bên cạnh màu sắc, dáng vẻ là âm thanh: xuất hiện chim chiền chiện nhưng tác giả không miêu tả dáng bay mà đặc tả tiếng hót, tiếng hót vang trời làm cho bức tranh xuân thêm sống động, tươi vui-> Thiên nhiên thiên về vẻ đẹp động, trọng tâm miêu tả không rơi vào sự vật chủ thể như: bông hoa tím, chim chiền chiện mà rơi vào hoạt động của sự vật. Đó là động thái “mọc” của bông hoa và hành động “hót” của chú chim chiền chiện. Những sự vật được chọn là những sự vật bình dị, dân dã: chim chiền chiện- loài chim nhỏ sống ở đồng ruộng.

* Lý giải:

- Hai bài thơ của hai tác phẩm ở hai thời đại khác nhau: “Truyện Kiều” thuộc văn học trung đại thiên về cái đẹp cao quý, trang nhã. “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc văn học hiện đại thiên về cái đẹp bình dị, đời thường- chịu sự chi phối của quan điểm thẩm mĩ thơ ca hiện đại

- Tình xuân trong “Truyện Kiều” là tình yêu niềm vui trước vẻ đẹp của mùa xuân được biểu hiện một cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng, kín đáo. Đoạn thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân được biểu hiện một cách sôi nổi, hào hứng, say mê.

- Chủ thể của “ Truyện Kiều” là một trí thức Nho học. Chủ thể của “ Mùa xuân nho nhỏ” là một nghệ sĩ- chiến sĩ, người đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến để giành mùa xuân cho đất nước, bài thơ được sáng tác trong những ngày cuối đời khi tác giả đang nằm trên giường bệnh nên tình yêu đời càng trở nên sâu sắc, thiết tha.

Nói tóm lại, các dạng đề so sánh dưới góc độ là một bài văn nghị luận có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân tích và cảm thụ văn học.Nhờ có nó học sinh vừa nắm chắc phương pháp làm vừa nắm chắc, khắc sâu nội dung tác phẩm. Từ chỗ nắm được các nội dung cơ bản liên quan đến tác phẩm, các em hiểu tác phẩm, trên cơ sở đó yêu thích tác phẩm, thấy được cái hay trong tác phẩm. Và sâu xa hơn các em sẽ yêu thích môn văn. Từ việc yêu thích bộ môn các em sẽ có kết quả cao về môn học.