So sánh năng lực chủ thể của cá nhân và pháp nhân

Pháp nhân là một chủ thể pháp luật có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội…Vậy năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân được quy định thế nào?

Năng lực chủ thể của pháp nhân

Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác, cho nên pháp nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và đình chỉ pháp nhân. Đối với các pháp nhân theo quy định phải đăng kí hoạt động thì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm đăng kí.

Mỗi một pháp nhân được thành lập đều có mục đích và nhiệm vụ nhất định (sản xuất kinh doanh hay một nhiệm vụ xã hội khác). Bởi vậy, năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích hoạt động của pháp nhân đó. Mục đích của pháp nhân được xác định bởi quyết định thành lập pháp nhân hoặc điều lệ của pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền đã thành lập pháp nhân đó chuẩn y. Việc thay đổi mục đích hoạt động dẫn đến thay đổi năng lực chủ thể của pháp nhân.

Năng lực chủ thể của pháp nhân là chuyên biệt, phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của nó. Bởi vậy, các pháp nhân khác nhau có năng lực chủ thể khác nhau.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Hoạt động của pháp nhân

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật, pháp nhân phải thông qua hoạt động của mình (hoạt động ở đây không đề cập những hoạt động bên trong của pháp nhân như tổ chức sản xuất kinh doanh, điều hành cán bộ).. là các hoạt động bên ngoài như những chủ thể khác độc lập tham gia các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng.

Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi những cá nhân – người đại diện của pháp nhân. Hành vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân đó. Đại diện của pháp nhân được thực hiện dưới hai hình thức:

Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên)

Người đại diện theo luật của pháp nhân được xác định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân trong phạm vi và thời hạn quy định.

Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định (kí kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác).

Đại diện theo uỷ quyền

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác thay mình, nhân danh pháp nhân xác lập, thực hiện các giao dịch; có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác; có thể uỷ quyền cho một pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch. Người được uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được xác lập theo văn bản uỷ quyền và chỉ được uỷ quyền lại nếu người uỷ quyền đồng ý. Văn bản uỷ quyền phải xác định rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền, nội dung và thời hạn uỷ quyền.

Trong hoạt động của pháp nhân hiện nay, tồn tại một thực tế là uỷ quyền chuyên biệt trong cơ quan của pháp nhân. Người đứng đầu pháp phân cấp cho cấp phó của mình mảng công việc nhất định và có thể được thông báo cho các bên đối tác biết. Có thể xem đây là uỷ quyền thường xuyên cho những người này.

Lưu ý:

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hành vi của thành viên pháp nhân

Hoạt động của pháp nhân còn thông qua hành vi của thành viên pháp nhân.

Thành viên của pháp nhân khi thực hiện nghĩa vụ lao động của họ đối với pháp nhân theo hợp đồng lao động được xem là hành vi của pháp nhân mà không phải là hành vi của cá nhân. Những hành vi đó tạo ra quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân nếu hành vi này thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao. Họ là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của pháp nhân (giao hàng, nhận hàng, thực hiện các công việc…). Bởi vậy, nếu họ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc hành vi của họ gây thiệt hại cho người khác được xem là hành vi của pháp nhân; lỗi của những người này là lỗi của pháp nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm do những hành vi gây thiệt hại của họ gây ra.

Trên đây là nội dung Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định ?

Chấm dứt pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện nay

Mục lục bài viết

  • 1. Năng lực chủ thể của cá nhân
  • 2. Điều kiện có hiệu lực của năng lực chủ thể
  • 3. Căn cứ vào nguyên nhân giao dịch dân sự vô hiệu
  • 4. Năng lực chủ thể của pháp nhân
  • 5. Hình thức đại diện của pháp nhân

Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là cách gọi chung năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật.

Để trở thành chủ thể pháp luật, con người chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để tham gia trực tiếp vào các quan hệ pháp luật, nói cách khác, để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật, con người cần phải có cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật (Xf. Năng lực pháp luật; Năng lực hành vi pháp luật).

1. Năng lực chủ thể của cá nhân

Chủ thể đầu tiên và quan trọng nhất trong các quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân. Tính đến hiện nay, định nghĩa về cá nhân vẫn chưa thực sự thống nhất, về cơ bản, các quan niệm về cá nhân khẳng định là cơ thể sống với các năng lực, thuộc tính tạo nên “nhân vị tính” để nhận diện cá nhân này với cá nhân khác. Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội và tạo nên một chỉnh thể xã hội hiện nay. Chính các cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp thiết lập, thực hiện các quan hệ và cũng tạo nên mạng lưới quan hệ xã hội vô cùng đa dạng. Khi xem xét cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự thì yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là xem xét năng lực chủ thể của cá nhân.

Năng lực chủ thể của cá nhân thường được quan niệm là khả năng cá nhân có và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự mà pháp luật quy định cho mình. Theo lý thuyết chung về năng lực chủ thể, năng lực chủ thể của cá nhân được hợp thành bởi hai bộ phận: năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

2. Điều kiện có hiệu lực của năng lực chủ thể

Quyền tự do giao kết, xác lập giao dịch dân sự được Nhà nước và pháp luật thừa nhận cũng như bảo hộ cho các chủ thể trong xã hội. Tuy vậy, khi các chủ thể xác lập giao dịch cần tuân theo các quy định của pháp luật, một trong những yêu cầu đó là về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là những yêu cầu pháp lý mà các bên chủ thể phải tuân thủ khi xác lập giao dịch dân sự. Hay nói theo cách khác điều kiện là những yếu tố pháp luật quy định có thể tác động đến hiệu lực, sự tồn tại của giao dịch dân sự. Chỉ những giao dịch thỏa mãn những tiêu chí pháp luật quy định (hợp pháp) mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao dịch. Mọi sự thể hiện ý chí, cam kết, thoả thuận hợp pháp đều có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và được pháp luật bảo hộ. Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bao gồm: Điều kiện về năng lực chủ thể tham gia giao dịch. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Điều kiện về ý chí và sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện; Điều kiện về nội dung, mục đích của giao dịch dân sự. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

Chủ thể là cá nhân: Cá nhân là thực thể tự nhiên trong xã hội và là chủ thể phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nêu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Năng lực pháp luật của cá nhân. Cá nhân là thực thế tự nhiên, là chủ thể phổ biến nhất của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, không phải mọi giao dịch dân sự cá nhân đều có thể tham gia. Trong một số trường hợp nhất định pháp luật dân sự Việt Nam quy định, cá nhân chỉ trở thành chủ thể của giao dịch dân sự khi pháp luật trao quyền cho cá nhân đó. Do đó, điều kiện cần để trở thành chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với nội dung của giao dịch. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Điều này được hiểu, cá nhân được thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi năng lực pháp luật dân sự mà pháp luật quy định cho cá nhân. Các cá nhân được tự mình đặt ra các quyền cho mình ngoài phạm vi do luật định. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét tương đồng và khác biệt trong cách quy định về năng lực pháp luật dân sự là khác nhau, phù họp với chế độ chính trị của quốc gia đó. Và trong cùng một phạm vi lãnh thổ, năng lực pháp luật dân sự về nguyên tắc là bình đẳng giữa các cá nhân, nhưng trong một số lĩnh vực chuyên biệt, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người Việt Nam sẽ khác năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người không có quốc tịch Việt Nam. Ví dụ: A có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng A không thuộc diện được thuê nhà công vụ theo quy định tại Điều 32 Luật Nhà ở năm 2014 thì A không thể ký kết hợp đồng thuê nhà công vụ.

Tóm lại, khi xác lập giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật phù hợp với giao dịch mà minh xác lập. Nếu năng lực pháp luật của cá nhân không bao gồm việc xác lập những giao dịch nhất định mà cá nhân xác lập thì giao dịch không có hiệu lực pháp luật.

Năng lực hành vi của cá nhân: Bên cạnh việc cá nhân phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, cá nhân đó còn phải có năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có năng lực hành vi dân sự cá nhân đó mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về những ý chí mà cá nhân đó đã bày tỏ khi xác lập thực hiện giao dịch. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, một giao dịch dân sự do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực pháp luật dân sự và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tùy theo từng độ tuổi và mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà phạm vi giao dịch dân sự được xác lập của mỗi cá nhân là khác nhau:

Thứ nhất, trường hợp cá nhân là người thành niên. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được xác lập mọi giao dịch. Nếu người thành niên rơi vào các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì phạm vi các giao dịch được xác lập như sau: Một là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự: Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do đó, trong phạm vi nhất định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được xác lập những giao dịch dân sự mà không nằm trong phần quyền của người giám hộ do Tòa án xác định; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của người hạn chế năng lực hành vi dân sự: Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác (khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Thứ hai, trường hợp cá nhân là người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Phạm vi giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập được xác định theo từng các trường hợp sau đây: Một là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá nhân chưa đủ 6 tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện; Hai là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá nhân từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù họp với lứa tuổi; Ba là, phạm vi xác lập giao dịch dân sự của cá nhân từ đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Nhóm cá nhân này được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đãng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Do đó, dựa vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Việc xác lập giao dịch dân sự có thể được khái quát bởi các trường hợp như sau:

1. Cá nhân tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự;

2. Cá nhân chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khi được người đại diện theo pháp luật đồng ý;

3. Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của cá nhân thực hiện.

3. Căn cứ vào nguyên nhân giao dịch dân sự vô hiệu

Căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới sự vô hiệu của giao dịch dân sự mà giao dịch dân sự được phân thành các nhóm sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể không có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Đây là những giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể xác lập giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015) thuộc nhóm giao dịch dân sự do chủ thể không có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

4. Năng lực chủ thể của pháp nhân

Tương tự như cá nhân, các pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác nên cũng có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Cũng như con người, khi một tổ chức có quyết định thành lập theo quy định của pháp luật hay có sự thừa nhận của Nhà nước, nói cách khác, tổ chức đó được "khai sinh" thì năng lực pháp luật của tổ chức được xuất hiện và sẽ bị chấm dứt khi tổ chức đó bị "khai tử" bằng cách giải thể, tuyên bố phá sản hay sáp nhập thành một bộ phận của tổ chức khác.

Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật. Pháp nhân không thể có năng lực hành vi pháp luật nếu không có năng lực pháp luật. Năng lực hành vi của pháp nhân được thể hiện qua các hoạt động nội tại và qua hoạt động giao tiếp bên ngoài; qua hành vi đại diện hợp pháp, ngoài ra còn thể hiện hành vi của nhân viên, của những người được giao nhiệm vụ cụ thể khi giao dịch với người bên ngoài pháp nhân.

5. Hình thức đại diện của pháp nhân

Về bản chất, pháp nhân không phải một con người thực sự mà vẫn là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội... theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc thể hiện năng lực chủ thể của pháp nhân khó có thể nhìn thấy ở chính pháp nhân đó mà phải thông qua hành vi của những cá nhân đại diện cho pháp nhân đó. Hành vi của những cá nhân này nhân danh chính pháp nhân mà họ đại diện nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ tương ứng với năng lực chủ thể quan hệ pháp luật của pháp nhân đó. Đại diện của pháp nhân có thể được thực hiện dưới hai hình thức như sau:

+ Đại diện theo pháp luật: Người đại diện theo luật của pháp nhân được xác định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân trong phạm vi và thời hạn quy định. Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ quy định.

+ Đại diện theo ủy quyền: Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác thay mình, nhân danh pháp nhân xác lập, thực hiện các giao dịch; có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác; có thể uỷ quyền cho một pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch. Người được uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được xác lập theo văn bản uỷ quyền và chỉ được uỷ quyền lại nếu người uỷ quyền đồng ý. Văn bản uỷ quyền phải xác định rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền, nội dung và thời hạn uỷ quyền.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)