So sánh thép và gang

Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

Đề bài

Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

Lời giải chi tiết

Gang: cứng giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.

+ Thép có ít  các-bon hơn so với gang và thêm vào đó một số chất khác. Thép có tính chất cứng, bền, dẻo,... Có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại thép không bị gỉ.

Loigiaihay.com

  • Gang và Thép là hợp kim giữa Sắt và Cacbon cơ bản giống nhau về cấu tạo, khác nhau về tỉ lệ thành phần Cacbon có trong chúng.

    GANG theo định nghĩa là hợp kim Fe-C với hàm lượng Các bon lớn hơn 2,14%. Thực tế trong gang luôn có Các nguyên tố khác như: Si, Mn, P và S Gang thông dụng thường chứa: 2,0÷4,0% Các bon - 0,2÷1,5% Mn - 0,04÷0,65% P - 0,02÷0,05% S Thành phần hóa học của gang bao gồm chủ yếu là sắt (hơn 95% theo trọng lượng) và các nguyên tố hợp kim chính là carbon và silic. Hàm lượng của carbon trong gang nằm trong miền từ 2,1% đến 4,3% trọng lượng, với miền có hàm lương carbon thấp hơn 2,1% của họ hợp kim của sắt sẽ là thép carbon. Một phần đáng kể silic (1-3%) trong gang tạo thành tổ hợp hợp kim Fe-C-Si. Tuy nhiên, gang được xem tương tự như hợp kim chứa hai nguyên tố là sắt và carbon ở trang thái đông đặc, trên biểu đồ trạng thái sắt - carbon tại điểm austectic (1154°C và 4,3%C).

    Gang với thành phần hóa học gần điểm austectic có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng từ 1150 đến 1200°C, thấp hơn 300°C so với sắt nguyên chất. Nhìn chung người ta xem gang như là một loại hợp kim có tính dòn. Màu xám ở mặt gãy thường là đặc điểm nhận dạng của gang: chính là sự phân bổ ở dạng tự do của khối carbon, với hình thù dạng tấm khi hợp kim đông đặc. Với đặc tính: điểm nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ gia công, có khả năng chịu mài mòn, nên giá thành gia công rất thấp, do đó gang được sử dụng trong rất nhiều chi tiết, lĩnh vực khác nhau như sản xuất nắp ga gang, song thoát nước ....

    So sánh thép và gang

    THÉP là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0.02% đến 1.7% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. . Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ carbon cao có thể tăng cường độ cứng và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dể gãy hơn.

    Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt là 2.14% theo trọng lượng xảy ra ở 1130 độ C; nếu lượng carbon cao hơn hay nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là cementite (xê-men-tít) có cường lực kém hơn. Pha trộn với carbon cao hơn 1.7% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít hay không có carbon, thường là ít hơn 0.035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có một vài loại thép mà trong đó carbon được thay thế bằng các hổn hợp vật liệu khác, và carbon nếu có, chỉ là không được ưa chuộng.


     

    So sánh thép và gang


    Trước thời kì Phục Hưng người ta đã chế tạo thép với nhiều phương pháp kém hiệu quả, nhưng đến thế kỉ 17 sau tìm ra các phương pháp có hiệu quả hơn thì việc sử dụng thép trở nên phổ biến hơn. Với việc phát minh ra quy trình Bessemer vào giữ thế kỉ 19 CN, thép đã trở thành một loại hàng hoá được sản xuất hàng loạt ít tốn kém. Trong quá trình sản xuất càng tinh luyện tốt hơn như phương pháp thổi Oxy, thì giá thành sản xuất càng thấp đồng thời tăng chất lượng của kim loại. Ngày nay thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính trong xây dựng, đồ dùng, công nghiệp cơ khí. Thông thường thép được phân thành nhiều cấp bậc và được các tổ chức đánh giá xác nhận theo chuẩn riêng.

    ĐẶC TÍNH :

    Cũng như hầu hết các kim loại, về cơ bản, sắt không tồn tại ở vỏ trái đất, nó chỉ tồn tại khi kết hợp với oxy hoặc lưu huỳnh. Sắt chứa các khoáng bao gồm Fe2O3-một dạng của oxid sắt có trong khoáng Hematite, và FeS2 - quặng sunphit sắt. Sắt được lấy từ quặng bằng cách khử oxy hoặc kết hợp sắt với một nguyên tố hoá học như cacbon. Quá trình này được gọi là luyện kim, được áp dụng lần đầu tiên cho kim loại với điểm nóng chảy thấp hơn. Đồng nóng chảy ở nhiệt độ hơn 10800 °C, trong khi thiếc nóng chảy ở 250 °C. Pha trộn với carbon trong sắt cao hơn 2.14% sẽ được gang, nóng chảy ở 1390 °C. Tất cả nhiệt độ này có thể đạt được với các phương pháp cũ đã được sử dụng ít nhất 6000 năm trước. Khi tỉ lệ oxy hoá tăng nhanh khoảng 800 °C thì việc luyện kim phải diễn ra trong môi trường có oxy thấp. Trong quá trình luyện thép việc trộn lẫn cacbon và sắt có thể hình thành nên rất nhiều cấu trúc khác nhau với những đặc tính khác nhau. Hiểu được điều này là rất quan trọng để luyện thép có chất lượng. Ở nhiệt độ bình thường, dạng ổn định nhất của sắt là sắt ferrite có cấu trúc body-centered cubic (BCC) hay sắt, một chất liệu kim loại mềm, có thể phân huỷ một lượng nhỏ cacbon (không quá 0.021% ở nhiệt độ 910 °C). Nếu trên 910 °C thì ferrite sẽ chuyển từ BCC sang FCC, được gọi là Austenit, loại này cũng là một chất liệu kim loại mềm nhưng nó có thể phân huỷ nhiều cacbon hơn (khoảng 2.03% cacbon nhiệt độ 1154 °C). Một cách để loại bỏ cacbon ra khỏi astenite là loại xementit ra khỏi hỗn hợp đó, đồng thời để sắt nguyên chất ở dạng ferite và tạo ra hỗn hợp cementit-ferrit. Cementit là một hợp chất hoá học có công thức là Fe3C.

    THÉP HIỆN ĐẠI :

    Thép hiện đại được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù hợp với công dụng riêng rẽ của chúng. Thép carbon bao gồm hai nguyên tố chính là sắt và cacbon, chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp có độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác (luôn <2%), tiêu biểu 1,5% mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm. Thép hợp kim thấp được pha trộn với các nguyên tố khác, thông thường mô lip đen, mangan, crom, hoặc niken, trong khoảng tổng cộng không quá 10% trên tổng trọng lượng. Các loại thép không gỉ và thép không gỉ chuyên dùng có ít nhất 10% crom, trong nhiều trường hợp có kết hợp với niken, nhằm mục đích chống lại sự ăn mòn. Một vài loại thép không gỉ có đặc tính không từ tính. Thép hiện đại còn có những loại như thép dụng cụ được hợp kim hóa với số lượng đáng kể bằng các nguyên tố như volfram hay coban cũng như một vài nguyên tố khác đạt đến khả năng bão hoà.

    Những cái này là tác nhân kết tủa giúp cải thiện các đặc tính nhiệt luyện của thép. Thép dụng cụ được ứng dung nhiều vào các dụng cụ cắt gọt kim loại, như mũi khoan, dao tiện, dao phay, dao bào và nhiều ứng dụng cho các vật liệu cần độ cứng cao.


  • So sánh gang và thép có gì giống nhau và khác nhau là một trong những thắc mắc mà nhiều người đang trăn trở. Được nghiên cứu và tạo thành từ kết cấu sắt và các loại hợp chất khác, gang và thép xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực đời sống như cơ khí, công nghiệp, nông nghiệp,… với nhiều ứng dụng cần thiết và quan trọng. Để phân biệt gang và thép rõ ràng nhất, quý khách vui lòng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

    Thu mua phế liệu Thịnh Phát là một trong những cơ sở thu mua phế liệu uy tín nhất trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh việc nhận mua tất cả các loại phế liệu, mức giá thu mua của chúng tôi cũng luôn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Để nhận được báo giá thu mua các loại phế liệu mới nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 0988 922 622 – 0907 824 888 – A. Ngọc nhé. 

    So sánh thép và gang
    Có rất nhiều người đang thắc mắc về cách so sánh gang và thép mới nhất hiện nay

    So sánh gang và thép về đặc điểm, tính chất vật lý

    Gang và thép là hai kim loại được sử dụng nhiều nhất trong đời sống con người. Với những đặc tính cơ bản như độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, gang và thép được rất nhiều khách hàng yêu thích. Các bạn hãy cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau của gang và thép trong phần dưới đây nhé. 

    Điểm giống nhau giữa gang và thép

    Gang và thép đều là hợp kim của thép với carbon, trong đó tỷ lệ carbon ảnh hưởng trực tiếp đến độ cứng của hai kim loại này. Vì lẽ đó, gang và thép đều cứng hơn sắt và có khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao, không bị biến dạng khi thay đổi nhiệt hoặc có lực tác động. Bên cạnh đó, với hàm lượng sắt cao, hai kim loại này đều có khả năng tái chế thành nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất. 

    Tham khảo ngay: Bảng giá thu mua hợp kim phế liệu mới nhất

    Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

    Có rất nhiều phương thức so sánh gang và thép để tìm ra những điểm khác biệt. Bên cạnh những nét tương đồng, hai hợp kim này sở hữu những đặc điểm, tính chất vô cùng độc đáo, dễ dàng phân biệt như sau:

    Hàm lượng carbon trong gang thường lớn hơn 2.14%. Với tỷ lệ thành phần chính là 95% sắt, 2.14 – 4% carbon, 0.2 – 1.5% mangan,… và tỷ lệ nhỏ silic, photpho, lưu huỳnh, gang có tính giòn và có màu xám ở phần mặt gãy. Nguyên nhân của tính chất này là do các khối carbon phân bố tự do ở dạng tấm khi nhiệt độ hạ xuống trong quá trình sản xuất và chế tạo gang.

    Trong khi đó, thép có tỷ lệ carbon thấp hơn nhiều, chỉ dao động từ 0.02% đến 1.7%. Vì lẽ đó, thép có tính dẻo hơn, ít giòn hơn so với gang và thường được sử dụng để uốn, kéo và tạo hình thành các dụng cụ, vật liệu khác. 

    So sánh thép và gang
    Khi so sánh gang và thép, quý khách có thể dễ dàng phân biệt hai loại hợp kim này nhờ vào hàm lượng carbon

    Gang giòn hơn so với thép, có độ giảm xóc cao, giảm ồn và nhiệt độ nóng chảy trong tầm 1150 – 1200 độ C. Khi nung chảy, hỗn hợp gang lỏng dễ dàng định hinh nền để sản xuất các vật dụng có hình dáng khác nhau. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ giảm xuống thì gang không bị co lại như một số loại hợp kim khác.

    Ngược lại với tính chất dễ đúc của gang, thép là một loại hợp kim khó đúc, độ nhớt cao. Khi nung chảy ở nhiệt độ cao thì có thể uốn tạo hình nhưng rất khó duy trì tình trạng nóng chảy. Thông thường, thép được uốn ở nhiệt độ thường vì tính dẻo cao, cường lực kéo đứt lớn. Ngoài ra, khi nhiệt độ hạ xuống, thép thường co lại nên cần rất nhiều kinh nghiệm và thời gian để định hình đúng kiểu sản phẩm khi đúc. 

    So sánh thép và gang
    Gang có tính giòn, dễ đúc trong khi thép có tính dẻo, độ nhớt cao và không phù hợp để nung chảy tạo hình

    Với hàm lượng thành phần, chi phí nhân công và yêu cầu năng lượng cung cấp thấp hơn, gang thành phẩm có báo giá thấp hơn so với thép. Tuy nhiên, vì những đặc điểm đặc thù của hai hợp kim này nên quý khách có thể lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp với yêu cầu công trình của mình chứ không nên chọn theo giá cả. 

    So sánh thép và gang
    Mức giá thép trên thị trường cao hơn so với gang vật liệu

    Vài nét về hai loại vật liệu gang và thép

    Trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống hiện đại ngày nay như xây dựng, sản xuất máy móc, vật dụng gia đình,… gang và thép là hai loại nguyên liệu cơ bản và được sử dụng nhiều nhất. Sau khi đã so sánh gang và thép để hiểu rõ cách phân biệt hai hợp kim này, quý khách hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu về định nghĩa gang và thép mới nhất hiện nay nhé.

    Gang là hợp kim được tạo ra từ hỗn hợp sắt, carbon và một số nguyên tố khác như photpho, silic, mangan,… Hiện nay, có hai dòng gang chính đang được sử dụng trên thị trường là gang trắng và gang xám. Gang xám có tính giòn, chống uốn kém nên không có khả năng rèn, thường được sử dụng trong sản xuất. Trong khi đó, gang trắng thường có độ dày cao, khả năng chống mài mòn lớn hơn gang xám.

    Thép là hợp kim của sắt với carbon và các nguyên tố hóa học tương tự như gang. Tuy nhiên, với hàm lượng carbon thấp hơn nhiều, các nguyên tử sắt trong kết cấu thép không di chuyển nhiều, tạo nên độ dẻo và khả năng bền kéo, cho phép gia công thép trong các ngành xây dựng và cơ khí công nghiệp. 

    So sánh thép và gang
    Gang và thép đều là hợp kim của sắt, carbon và một số nguyên tố hóa học khác

    Ứng dụng của gang và thép 

    Sau khi so sánh gang và thép về đặc điểm và tính chất, quý khách có thể dễ dàng nhận thấy với những đặc tính và tỷ lệ thành phần khác nhau như vậy thì ứng dụng của gang và thép trong cuộc sống con người cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng Thu mua phế liệu Thịnh Phát tìm hiểu về ứng dụng của hai hợp kim này trong đời sống và xây dựng công nghiệp nhé. 

    • So sánh gang và thép trong ứng dụng đời sống: Với khả năng giãn nở khi nhiệt độ thay đổi, độ đàn hồi tốt, thép thường được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất cho các vật dụng có hình dạng không quá phức tạp hoặc các thiết bị chịu nhiệt, chịu lực. Trong khi đó, với tính cứng và chống ăn mòn tốt, gang thường được dùng để làm thiết bị gia dụng nhà bếp, nội thất hoặc các chi tiết máy cố định. 
    So sánh thép và gang
    Gang thường được sử dụng làm thiết bị gia dụng trong nhà bếp
    • So sánh gang và thép trong xây dựng: Thép thường được sử dụng để làm hệ khung nhà vì khả năng chịu nhiệt, chịu lực và tải trọng tốt. Bên cạnh đó, gang xám thường được dùng để làm máng dẫn hoặc ống dẫn nước trong các công trình yêu cầu trình độ kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, trong xây dựng thì gang thường ít phổ biến hơn thép. 
    So sánh thép và gang
    Thép là một vật liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp xây dựng

    5+ lý do nên thanh lý phế liệu tại Thu mua phế liệu Thịnh Phát

    Với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp sản xuất, nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu cũng gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, lượng dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất lại có hạn. Vì thế, việc tái sử dụng các loại phế liệu để tạo nên nguồn nguyên liệu tái chế cung cấp cho các nhà máy sản xuất là vô cùng quan trọng. Do đó, các cơ sở thu mua phế liệu đã nhanh chóng phát triển và mở rộng trên khắp thị trường Việt Nam. 

    Tuy nhiên, không phải cơ sở thu mua phế liệu nào cũng uy tín và đáng tin cậy. Để tránh trường hợp bị ép giá và lừa đảo khi thanh lý phế liệu, quý khách nên lựa chọn những cơ sở thu mua lớn, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và được khách hàng trong nước tin tưởng lựa chọn. Thu mua phế liệu Thịnh Phát tự hào là một trong những đại lý chuyên thu mua phế liệu chất lượng cao, được nhiều khách hàng đề cử trên thị trường. Một số lý do mà quý khách nên chọn chúng tôi như sau:

    • Chúng tôi nhận thu mua tất cả các loại phế liệu trên thị trường
    • Bảng giá thu mua phế liệu cao hơn mặt bằng chung của thị trường tới 30%, luôn có mức giá ưu đãi cho các khách hàng thanh lý số lượng lớn và khách hàng quen
    • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
    • Chính sách thu mua tận nơi, hỗ trợ bốc xếp và dọn dẹp kho bãi cho khách hàng
    • Thanh toán nhanh chóng, trả ngay sau khi bốc xếp phế liệu xong, có thể thanh toán linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng
    • Hệ thống kho bãi trải rộng khắp cả nước, có thể tiến hành thu mua ở bất cứ đâu ngay trong ngày.

    Qua bài viết về hai hợp kim gang thép kể trên, quý khách hàng đã có những nhận định riêng của mình trong quá trình so sánh gang và thép. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào hoặc vấn đề chưa rõ về cách phân biệt hai loại hợp kim này, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 0988 922 622 – 0907 824 888 – A. Ngọc hoặc theo thông tin dưới đây.

    Thông tin liên hệ

    Công ty Thu mua phế liệu Thịnh Phát

    • Địa chỉ: 347 Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
    • Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Quốc lộ 1A, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
    • Chi nhánh Đồng Nai: 40 Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
    • Chi nhánh Đà Nẵng: 12 Nguyễn Hữu Thọ, Hải Châu, Đà Nẵng
    • Chi nhánh Hà Nội: 68 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Điện thoại liên hệ: 0988 922 622 – 0907 824 888
    • Email:

    Thịnh Phát luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng trong thời điểm dịch COVID-19. Hàng tuần, các cán bộ, công nhân viên của công ty đều được xét nghiệm covid định kỳ. Trước khi vào công ty quý khách để thu mua phế liệu. Chúng tôi sẽ cung cấp trước giấy xét nghiệm âm tính để quý khách hàng yên tâm.