So sánh khổ 1 và khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất

  • Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
  • Phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1
  • Phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2
  • Phân tích 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 4
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 5
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 6
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 7
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 8
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 9
  • Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 10

Bức tranh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ

  • Dàn ý so sánh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1
  • Thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ và Vội vàng - Mẫu 2

Dàn ý so sánh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

Tình yêu thiên nhiên không phải là mới mẻ trong thi ca, song ở mỗi nhà thơ bức tranh thiên nhiên lại hiện lên chứa đầy cảm xúc và góc nhìn mới mẻ. Đến với Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử khổ 1 và Vội vàng - Xuân Diệu ở khổ thơ 2, người đọc được cảm nhận 2 bức tranh thiên nhiên đầy tươi mới và đẹp đẽ.

II. Thân bài:

-Tình yêu thiên nhiên: Với Hàn Mạc Tử tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương, nỗi nhớ, kỉ niệm về quê hương - nơi ông đã từng gắn bó sâu sắc, đã có những kỉ niệm với những con người ông yêu mến và cả mối tình 1 thuở của ông. (Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong khổ thơ này). Hàn Mạc Tử đã sử dụng những từ ngữ vô cùng đắt giá làm sáng lên một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp của xứ Huế trong buổi sáng sớm. Cảnh vật, cây cối hòa hợp với con người được vẽ lại trong bài thơ rất đỗi thân thương, chan chứa tình yêu và nỗi nhớ.

Còn bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Xuân Diệu thì lại tươi mới, tràn trề sức sống của cây cỏ, hoa lá, thần, vật. Con người như đang trải mình, hòa mình vào mùa xuân tươi mới ấy. Nhà thơ giới thiệu, nhà thơ vui vẻ, gấp gáp được ôm lấy khung cảnh tươi non này và có tham vọng chiếm giữ lấy nó cho riêng mình, chiếm giữ lâu dài. (Phân tích để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

=> 2 khổ thơ là hai bức tranh thiên nhiên khác nhau: 1 bên là phong cảnh thơ mộng chứa chan tình yêu, nỗi nhớ của xứ Huế và một bên là bức tranh xuân rộn ràng, đầy sức sống. Mỗi bức tranh lại khiến người ta có một xúc cảm riêng, một suy nghĩ riêng nhưng đều khiến người đọc rung động, yêu thích và muốn được thổn thức cùng tác giả. Đó là vẻ đẹp mà thơ ca mang tới cho độc giả, đã đem con người lại gần với nhau và rung lên những rung động từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người.

- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những nghệ thuật độc đáo, mới mẻ:

+ Đây thôn Vĩ Dạ: Những hình ảnh vừa quen thuộc dân dã đã được Hàn Mạc Tử biến trở thành mới lạ hiện đại. Hàn Mạc Tử đã truyền vào những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới. Không chỉ hàng cau, mà nắng mới trên hàng cau; Không chỉ khám phá ra những lá non xanh mướt của vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh ngọc sang trọng; Không nhắc lại ngõ trúc, cành trúc hiu quạnh tĩnh mịch của ngày xưa mà là “lá trúc che ngang mặt chữ điền". Câu thơ bao hàm được cả khung cảnh làng quê, ngõ trúc và cuộc sống đang diễn ra, gần gũi thân thương… ( dấu hỏi câu đầy ý nghĩa, nhiều cách hiểu) Câu thơ mở đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: "Sao anh không về chơi thôn Vỹ" là một câu hỏi phản ánh nội tâm phong phú và tuyệt vời tế nhị của nhà thơ: vừa như mời mọc, vừa như trách móc lại vừa như một niềm tự an ủi từ trong tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.

+ Xuân Diệu: Hình ảnh thơ mới lạ: tuần tháng mật, chớp hàng mi, thần vui, cặp môi gần....; những từ ngữ mạnh mẽ, chứa sức biểu cảm cao: ngon, xanh rì...

=> Đều là những nhà Thơ mới, chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên họ mang đến cũng chứa những nét mới lạ mà thơ ca truyền thống trước đó chưa hề có, cho dù ở mỗi bài thơ lại có mức độ và điểm riêng độc đáo. Mỗi bức tranh, qua bàn tay mỗi người nghệ sĩ, lại trở nên khác biệt và độc đáo.

III. Kết bài:

2 khổ thơ là 2 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà Hàn Mạc Tử và Xuân Diệu đã đem đến cho bạn đọc. Tuy mỗi bức tranh là một vẻ đẹp khác nhau nhưng đều chan chứa sức sống, tình cảm và đem đến cho bạn đọc những xúc cảm, rung động từ đáy lòng

Dàn ý số 2

a. Mở bài

Giới thiệu hai đối tượng được so sánh ( Nếu như là mở bài gián tiếp thì cần thêm bước dẫn dắt đầu tiên): Đoạn trích trong Vội vàng của Xuân Diệu cũng như đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Ví dụ: Là hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất phong trào thơ mới, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma cuối cuồng loạn nhưng trực sâu trong thẳm tâm hồn lại cháy lên một khát vọng sống mãnh liệt, niềm khao khát giao cảm với cuộc đời tươi đẹp.Chính vì thế, trong sáng tác của Hàn Mặc Tử thấp thoáng vần thơ tươi tắn lấp lánh nhưng cũng đầy chua xót, tiêu biểu là Đây Thôn Vĩ Dạ.Cùng miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên, Xuân Diệu - nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với Vội vàng lại có sự thể hiện rất riêng, rất Xuân Diệu, thông qua đó cho ta thấy được một cái tôi cá nhân trong thơ mới mãnh liệt trong tình yêu cuộc sống tha thiết.

b. Thân bài

♦ Về Vội vàng của Xuân Diệu

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm, vị trí đoạn trích và tác giả

- Làm sáng rõ đoạn trích

  • Thiên nhiên trong Vội Vàng của Xuân Diệu : Hình ảnh tươi đẹp , có đôi có cặp gợi sự ngọt ngào, hạnh phúc. Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, là vẻ đẹp của con người là tuổi trẻ, mùa xuân đất trời tuần hoàn. Cõi trần gian dạt dào nhựa sống, cựa quậy sức sống đất trời, tâm hồn trẻ tươi của tác giả bắt nhịp với những gì đang đâm chồi nảy lộc.
  • Hình ảnh vạn vật căng đầy sức sống : bướm ong dập dìu, chim hót ca vang, lá cây phơ phất, hoa nở trên đồng nội...
  • Tháng giêng ngon như cặp môi gần: sự táo bạo, phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên kì diệu..

~> Bức tranh hài hòa đầy đủ âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét...Tất cả như đang ngân lên, rung lên và hòa nhịp cùng với cảm xúc rạo rực, thiết tha của Xuân Diệu. Điệp từ "này đây" mang ý nghĩa liệt kê nhưng thể hiện được sự ngạc nhiên ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt diệu với trần thế, nó còn như lời mời gọi thiết tha chân thành, nhấn mạnh sự sống không chỉ đang căng đầy mà còn dâng trào đi muôn nơi, dâng trào đến vô cùng vô tận. Câu thơ "Tháng giêng ngon như cặp môi gần" được xem như một trong những câu thơ mới nhất, rât tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu..Tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, mùa xuân lại là mùa của sự sống, cây cối đâm chồi, nảy lộc trăm hoa khoe sắc.Trong cảm nhận của nhà thơ, mùa xuân không chỉ mang trong nó vẻ tươi non của tự nhiên mà còn chứa đựng điều tuyệt vời của cuộc sống, tuổi trẻ và tình yêu.Hình ảnh "cặp môi gần" là hình ảnh độc đáo , tinh tế diễn tả thật nhất niềm đam mê , tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của nhà thơ.Quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu cũng rất hiện đại, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp thay vì lấy thiên nhiên như trong văn học Trung đại. Tính từ "ngon" thể hiện cách nhà thơ tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan.Có thể nói đây là cuộc so sánh đầy táo bạo cho thấy sự phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên thật kì diệu, thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say, ngất ngây

♦ Về Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm, vị trí đoạn trích và tác giả

- Làm sáng rõ đoạn trích bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ xứ Huế buổi bình dưới cái nhìn khao khát ước mong, đắm say mãnh liệt hướng về tình yêu, cuộc đời.

  • Thôn vĩ: vẻ đẹp thơ mộng, xanh tươi gắn bó thân thuộc sâu nặng với Hàn Mặc Tử
  • Câu thơ mở đầu vừa như lờ trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ vừa là lwoif tự vấn sao không về Vĩ Dạ hay cũng là lời mời gọi tha thiết

~> Thôn Vĩ trở thành ẩn dụ cho cuộc đời tươi đẹp mà Hàn Mặc tử muốn trở về.Việc sử dụng thanh bằng 6/7 thể hiện sự bâng khuâng, tiếc nhớ cùng hoài niệm

+ Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai

  • Nắng hàng cau: Hàng cau thẳng tắp, cao vút là loài cây đầu tiên tiếp đón những tia nắng trong veo của ngày mới
  • Nắng mới lên: Nắng đầu tiên của một ngày mới mẻ ấm áp.Không phải nắng ban mai hay nắng mai như cách nói thông thường mà là nắng mới lên.Chữ “mới” tô đậm cái trong trẻo, tinh khiết của tia nắng đầu ngày.Thi nhân như đang theo chân nắng mới mà về với vĩ Dạ.

~> Cách ngắt nhịp 1/3/3 gợi ra những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi ngắm nhìn vẻ đẹp thôn Vĩ

  • Mướt: tính từ chỉ màu sắc xanh non tơ, óng ả tràn đầy sức sống thanh tân
  • Cách ví von so sánh “xanh như ngọc” khiến khu vườn nơi Vĩ Dạ giống như một viên ngọc bích khổng lồ vừa thanh khiết vừa cao sang.Đó là một chốn “nước non thanh tú” của quê hương xứ sở

~> Khu vườn được sự chăm sóc kĩ càng bởi bàn tay khéo léo của con người thôn Vĩ

~> Cảm xúc của thi nhân ngạc nhiên, thích thú trước vẻ đẹp xanh non biếc dờn của Vĩ Dạ thôn

- Mặt chữ điền tạo nên một cấu trúc cân xứng hài hòa trong bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, cũng có thể hiểu là khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử , là cuộc sống trở về trong tâm tưởng của nhà thơ: Khao khát cháy bỏng, mãnh liệt của Hàn Mặc Tử muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời

♦ So sánh nét tương đồng và điểm khác biệt giữa hai đối tượng trên hai bình diện: nội dung và hình thức nghệ thuật ( sử dụng chủ yếu thao tác phân tích và so sánh)

- Điểm tương đồng:

  • Cả hai đoạn thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm của cái tôi trữ tình về thiên nhiên, con người nơi mình từng gắn bó sâu nặng
  • Đều mang khát vọng hòa nhập với cuộc đời
  • Cái tôi lãng mạn đã vẽ nên khung cảnh tươi trẻ
  • Qua hai đoạn thơ, ta nhận thấy rõ sự tài hoa của tác giả

- Điểm khác biệt:

  • Đoạn thơ về Vội vàng miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong phát hiện mới của nhà thơ: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất, trên cái nền của mùa xuân sự sống đang dâng trào, căng đầy đang dâng hương tỏa sắc, Xuân Diệu đã diễn tả cuộc sống bằng tất cả niềm say mê rạo rực của trái tim mình trong hình ảnh mới lạ, ngôn ngữ gợi cảm, đầy táo bạo với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh, …)
  • Đoạn thơ về Đây thôn Vĩ Dạ lại cho thấy nỗi khắc khoải của thi nhân muốn tìm sợi dây liên kết, mong muốn được giao cảm với cuộc đời với nghệ thuật trước hình ảnh thiên nhiên miền thôn Vĩ nhẹ nhàng, tinh khôi , trong trẻo : Bút pháp lãng mạn trữ tình, ngôn ngữ cực tả, trong sáng súc tích, những hình ảnh thơ giàu sức gợi, Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, phép điệp, so sánh..Đó là tâm thế của người mang lòng yêu sống, đau đáu hướng về cuộc đời nhưng lại không thể có được cảm giác được gắn bó

♦ Lí giải sự tương đồng và khác biệt:

+ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều là những nhà thơ tài hoa, lãng mạn

+ Ở Xuân Diệu, đó là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với hình thức nghệ thuật từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu thơ táo bạo, ảnh hưởng đậm nét ở phương Tây. Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình

+ Ở Hàn Mặc Tử: đó là một hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào thơ mới, là hồn thơ đan xen tinh khiết trong sáng và những hình ảnh ma quái cuồng loạn.Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh Hàn Mặc sáng tác bài thơ là sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần vì bệnh tật

~> Chính hoàn cảnh riêng biệt của mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng độc giả

=> Dưới bút pháp và phong cách nghệ thuật khác nhau mà Xuân Diệu cũng nhưng Hàn Mặc Tử vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy độc đáo và khác lạ. Với Vội vàng , đó là cảnh sắc thiên nhiên non trẻ, đầy ắp sắc xuân của một "bữa tiệc trần gian đặc biệt mới lạ - 1 thiên đường trên mặt đất" nhưng cũng đem đến sự dặt dìu luyến tiếc vì sự lo sợ chóng phai dưới sự bùng nổ về cái tôi cá nhân trong thơ mới, một tuyên ngôn nghệ thuật về quan niệm sống tận hưởng vẻ đẹp tươi của cuộc sống.Còn Hàn Mặc Tử, thiên nhiên lại hiền hòa, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn miền quê . Tuy nhiên, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma quái, cuồng bạo, thiên nhiên ấy lại có sự đổi thay trước tâm tư tình cảm của chủ thể trữ tình, thiên nhiên tươi đẹp bỗng ngỡ ngàng phủ kín nỗi buồn thi nhân.Chính dấu ấn đặc sắc mang màu sắc rất riêng trên nền tảng của sự tài năng, của những tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người đã đem đến cho độc giả bức tranh thiên nhiên trong chiều sâu cảm nhận đồng thời cũng cùng hòa nhịp đập với tâm hồn đáng trân trọng

c. Kết bài

  • Khát quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu
  • Nêu những suy nghĩ của bản thân
  • Mỗi đoạn thơ cho thấy được tài năng của Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu
  • Nó cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của hai con người trong những hoàn cảnh khác nhau làm nên phong cách nghệ thuật – vị thế đứng của mỗi nhà thơ trên thi đàn văn học Việt Nam, góp phần làm phong phú cho kho tàng thơ ca Việt Nam

Dàn ý Phân tích 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi

I. MỞ BÀI:

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có số phận đau thương nhưng lại là một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Ông để lại cho làng thơ Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị như: “Gái quê”, “Thơ điên”,…Đặc sắc và gây xúc động nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về miền quê đất nước và là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Tất cả những vẻ đẹp ấy của bài thơ đã được ngòi bút Hàn Mặc Tử khắc họa một cách tinh tế và sâu lắng qua hai khổ thơ đầu:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Có chở trăng về kịp tối nay”

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

Theo thi sĩ Quách Tấn – bạn thơ của Hàn Mặc Tử thì bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được gợi cảm hứng từ tấm bưu ảnh do cô gái Huế có tên Hoàng Cúc gửi tặng. Đó là tấm bưu thiếp vẽ cảnh Huế với dòng sông, con đò, bến trăng hay một buổi bình minh. Khi ấy Hàn Mặc Tử đang điều trị bệnh phong tại Quy Nhơn. Nhận được tấm bưu ảnh cùng những lời thăm hỏi của cô gái xứ Huế, ông đã xúc động viết bài thơ này. “Đây thôn Vĩ Dạ” sau đó được in trong tập thơ “Đau thương”.

2. Nội dung cần phân tích cảm nhận:

2.1. Khổ thơ thứ nhất mở ra bức tranh thôn Vĩ sống động, lung linh trong hoài niệm mênh mang của nhà thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Mở đầu là câu hỏi tu từ với những băn khoăn, vừa như hờn dỗi, như trách yêu:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.

Câu hỏi ấy chính là sự phân thân của nhà thơ, sự hóa thân của nhà thơ vào cô gái Huế. Chỉ một câu thôi, câu hỏi nhưng lại chan chứa yêu thương. Tại sao lâu rồi anh không về chơi thôn Vĩ bên bờ sông Hương thơ mộng, có người con gái anh thương? Mặt khác, sắc thái tu từ trong câu thơ đầu còn là lời tự hỏi, tự trách mình: “sao anh không về”? Sao cảnh Huế đẹp vậy mà mình không trở về? Đó là một câu hỏi đớn đau, khắc khoải vì trở về Huế là điều không thể bởi nhà thơ đang ở giai đoạn cuối của cơn bạo bệnh. Nhưng cũng chính câu hỏi tu từ ấy là nguyên cớ để khơi dậy những khát khao, hoài niệm. Vì không thể trở về nên nhà thơ đã làm một cuộc hành hương trong tâm tưởng. Thôn Vĩ, vì thế hiện ra lung linh trong hoài niệm.

Cảnh sắc thôn Vĩ được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. Từ xa nhà thơ đã nhìn thấy:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Điệp từ “nắng” được nhắc lại hai lần gợi ra bức tranh thơ thật lãng mạn về cảnh vườn quê xứ Huế. Nhớ đến thôn Vĩ, nhà thơ nhớ ngay đến hình ảnh hàng cau đầu tiên – “nắng hàng cau”. Bởi lẽ hàng cau là hình ảnh quá đỗi thân thuộc với mỗi người dân thôn Vĩ. Cau là loài cây cao nên đón ánh nắng đầu tiên của ngày mới. Không gian thôn Vĩ vì thế như được đẩy lên cao, thoáng đãng, khoáng đạt. Đặc biệt sau một đêm tắm gội dưới làn sương, những tàu cau trở nên xanh biếc hơn dưới ánh mặt trời. Cụm từ “nắng mới lên” cho ta một cảm nhận đẹp về ánh nắng của buổi ban mai thật rực rỡ, sáng trong. Câu thơ vẽ nên một hàng cau đầy sức sống đang vươn lên mãnh liệt đón ánh nắng đầu tiên của buổi sớm. Ánh nắng mới mẻ, tinh khôi như làm sáng bừng lên không gian khoáng đạt, rộng lớn.

Ở khoảng cách gần, thôn Vĩ hiện lên bởi vẻ đẹp của khu vườn tràn đầy nhựa sống:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

“Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư). Quả đúng như vậy, câu thơ đã gợi ra một khoảng không gian xanh của thiên nhiên Vĩ Dạ, cái màu xanh mượt mà, mỡ màng của hàng cây khiến cho người đọc cảm nhận được một sức sống tràn trề, mơn mởn. Tác giả dùng phép so sánh “xanh như ngọc” để diễn tả sức sống, vẻ đẹp của thiên nhiên thôn Vĩ, một sắc màu cao quý, lấp lánh và trong trẻo. Nếu không có một tình yêu nồng nàn đối với đất và người Vĩ Dạ, có lẽ thi sĩ họ Hàn không thể gieo được những vần thơ trong trẻo đến như vậy. Bài viết của thầy Phan Danh Hiếu

“Vườn ai”? không xách định nhưng ngầm hiểu đó là khu vườn cô gái Huế. “Mướt” là một tính từ khác với “mượt” bởi “mượt” chỉ gợi lên mịn màng mà “mướt” thì gợi sự sáng lên, tươi mới của cảnh vật. Bốn chữ “vườn ai mướt quá” như một lời trầm trồ, thán phục, ngợi ca cũng như lời thầm cảm ơn chủ nhân của khu vườn đã dày công chăm bẵm cho khu vườn thêm đẹp.

Bức tranh quê thôn Vĩ càng đẹp hơn bởi sự xuất hiện của hình bóng con người:

“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Phải chăng trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về khuôn mặt chữ điền lấp ló sau hàng trúc. Câu thơ có sự giao hòa giữa hai hình ảnh thiên nhiên và con người. Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo, duyên dáng, e ấp rất thiếu nữ, rất Huế.. Tất cả tạo nên sự hài hòa giữa con người và cảnh vật.

2.2. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng niềm lạc quan yêu đời thì sang khổ thứ hai, tâm trạng thi nhân dần có sự đổi khác, đó chính là lúc mặc cảm chia lìa hiện ra rõ nét dưới từng câu chữ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay

Hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện lên thật đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết bâng khuâng:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Câu thơ bắt đúng thần thái của xứ Huế. Sông Hương, núi Ngự hiện lên với vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, dòng sông Hương luôn chảy lững lờ, chậm rãi như “điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Hai bên bờ sông là những vườn bắp với những bông hoa nhẹ nhàng lay động. Thế mà trong đôi mắt Hàn Mặc Tử thì cảnh vật hiện lên chia lìa:“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.Phép nhân hoá làm dòng sông như chở nặng nỗi sầu thương chất ngất của nhà thơ. Đó là lúc tâm cảnh đã nhuốm vào ngoại cảnh. Nỗi buồn của thi nhân dường như phủ khắp cảnh vật: gió, mây, dòng sông, hoa bắp…Nhìn lên trời cao thấy gió mây chia lìa;nhìn xuống dòng sông, thấy dòng sông trở nên “buồn thiu”; nhìn quanh cảnh vật chỉ thấy hoa bắp khẽ “lay”. “Lay” là một động từ gợi tả những cử động hết sức nhẹ, phải là sự quan sát tinh tế lắm mới có thể cảm nhận được cái nét vẽ thần tình ấy. Ca dao xưa cũng có câu:

“Ai về Giồng Dứa qua truông

Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em”

Vâng! đằng sau những cảnh vật ấy là tâm trạng của một con người mang nặng một nỗi buồn xa cách, một mối tình vô vọng, đơn phương.

Hai câu thơ tiếp theo, thi nhân đưa người đọc vào cõi mộng. Trước mắt người đọc là không gian ngập đầy ánh trăng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Đọc câu thơ, người đọc có cảm tưởng như đang trôi vào cõi mộng. Ở đó là bến trăng, một dòng sông trăng, một con thuyền chở đầy trăng. Trăng dưới ngòi bút tài hoa của Hàn Mặc Tử bỗng trở nên huyền ảo, tràn đầy vũ trụ, tạo nên một không khí nửa thực nửa hư, như trong cõi mộng. Trăng vốn là biểu tượng cho cái đẹp, cho hạnh phúc, niềm vui. Với Hàn Mặc Tử, trong bối cảnh lúc đó, trăng có ý nghĩa như “một bám víu duy nhất, như người bạn tri âm, tri kỉ”, giờ chỉ còn là nỗi ước ao, khát khao gặp gỡ và nỗi niềm lo âu về sự muộn màng, dang dở. Vì thế, câu thơ của Tử cất lên như một câu hỏi đau đáu, một nỗi niềm day dứt đầy phấp phỏng “Có chở trăng về kịp tối nay?”.

“Tối nay” là tối nào, phải chăng đây là giới hạn cuối cùng của cuộc đời nhà thơ – khi mà cuộc sống của con người ấy là cuộc chạy đua với thời gian. “Tối nay” phải chăng chính là ranh giới của sự sống và cái chết. Có phải vì thế mà câu hỏi tu từ vang lên khẩn thiết: “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu rồi con thuyền ấy có cập bến bờ trước lúc Hàn Mặc Tử trở về với cõi vĩnh hằng hay không? Từ “kịp” vì thế mà chất chứa tâm trạng hoài mong và cả tin yêu lẫn bi kịch và hoài nghi của con người.

“Có chở trăng về kịp tối nay?” là câu hỏi ẩn chứa một sự day dứt, mong ước và lo sợ. Một niềm hy vọng đầy khắc khoải và phấp phỏng trong tâm trạng thi nhân. Hàn Mặc Tử cảm nhận thời gian đang trôi chảy trong lúc mình bất lực. Chính vì vậy mà người đọc càng thấu hiểu hơn cái giục giã trong lời mời gọi ở câu thơ đầu, càng đồng cảm hơn với khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ khi cái chết đang kề cận.

3. Nghệ thuật

Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Hàn Mặc Tử sử dụng sáng tạo: nhiều biện pháp tu từ tăng sức gợi cho hình ảnh như: so sánh, điệp từ, câu hỏi tu từ, tương phản đối lập; ngôn ngữ thơ mộc mạc bình dị; giọng thơ thiết tha, trìu mến. Tất cả đã hòa quyện lại chắp cánh cho ngòi bút của nhà thơ thăng hoa cùng cảm xúc.

III. KẾT BÀI

Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc, chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

Dàn ýso sánhhai đoạn thơ trong Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và Hàn Mặc Tử, Tây Tiến và tác giả Quang Dũng

- Điểm gặp gỡ và khác biệt giữa hai đoạn thơ

Thân bài:

1. Phân tích hai đoạn thơ:

* Đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ:Cảnh ban mai của thôn Vĩ và lòng người đang tha thiết nhớ mong

+ Câu hỏi tu từ “sao anh không về chơi thôn Vĩ” là lời mời mọc pha chút trách hờn của cô gái vừa là câu hỏi tự vấn của tác giả. Đại từ nhân xưng “anh” chỉ chủ thể trữ tình kết hợp nhiều tiếng thanh bằng tạo giọng điệu nhẹ nhàng và cũng đượm nỗi buồn của thi nhân.

+ Thôn Vĩ được nhìn từ hai góc nhìn trên cao và dưới thấp: nắng lung linh nhảy múa trên những hàng cao và dưới khu vườn cây trái sum suê.

+ “Nắng” là đặc sản của miền Trung đầy nắng gió, nhưng “nắng mới lên” là ánh nắng trong trẻo, gợi cảm cũng làm ấm áp tình người nơi xứ Huế.

+ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” cái nhìn ở khoảng cách gần và thân quen như nhìn thấy những kỉ niệm đẹp trong khu vườn ấy. “Ai” đại từ phiếm chỉ để nhắc đến gương mặt của một bóng hình xứ Huế hay những người đã từng gặp gỡ. “Mướt quá” mang sắc thái ngợi ca và cũng như tiếng reo vui của trẻ thơ, kết hợp với “xanh như ngọc” chỉ sắc thái xanh tươi, màu mỡ, sức sống tràn đầy của thiên nhiên thôn Vĩ”.

+ Con người xuất hiện giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ cũng thật kín đáo “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Hình ảnh thơ đã biến cái cụ thể thành cái mơ hồ. Đằng sau lá trúc che ngang là khuôn mặt chữ điền phúc hậu, ngay thẳng -vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế.

=> Đoạn thơ tả cảnh đẹp hữu tình của thôn Vĩ lúc hừng đông cũng là tâm hồn nhạy cảm, yêu đời, yêu người nhưng luôn day dứt của tác giả.

* Đoạn thơ Tây Tiến:Bức tranh thiên nhiên miền núi Tây Bắc qua hồi ức của tác giả

+ Hai câu đầu là nỗi nhớ da diết về Tây Tiến bắt đầu bằng hình ảnh dòng sông Mã:

“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Tiếng gọi “Tây tiến ơi” với từ cảm thán “ơi” kết hợp từ láy “chơi vơi” vang lên như tiếng gọi người thân yêu. Câu thơ ngân dài, bồi hồi vọng ra khắp không gian và truyền sâu vào khoảng thời gian xa vắng. Hai từ “xa rồi” của câu thơ thứ nhất và “nhớ” ở câu thơ thứ hai như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả về quãng thời gian đầy kỉ niệm với sông Mã và đoàn quân Tây tiến. Đằng sau tiếng thở dài ấy là cả quãng trời kỉ niệm:

+ Kỉ niệm về núi rừng miền Tây hoang sơ, hiểm trở: núi non trùng điệp hiểm trở, vực sâu thăm thẳm, cồn mây heo hút, mưa rừng mù mịt…kết hợp với âm thanh hoang vắng, ghê rợn của hùm, beo “thác gầm thét, cọp trêu người”.

+ Hàng loạt những địa danh hẻo lánh gợi sự bí ẩn, xa xăm, dữ dằn: Mường Lát, Mường Hịch, Sài Khao, Pha Luông

+ Tuy nhiên cũng có lúc thiên nhiên gần gũi, thơ mộng và hiền lành: “hoa về trong đêm hơi” hình ảnh thơ lung linh gợi từ những ngọn đuốc soi đường trong những lúc hành quân. “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” câu thơ toàn thanh bằng như một tiếng thở phảo nhẹ nhõm. Câu thơ vẽ nên bức tranh lãng mạn trong màn mưa mờ đục ẩn hiện nhà ai thấp thoáng gơi cảm giác bình yên cho những người lính.

=> Bức tranh thiên nhiên hoang dã đậm chất núi rừng kì bí, gợi về quãng đường nguy hiểm, vất vả mà người lính Tây Tiến phải trải qua.

2. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ

* Tương đồng:thể thơ 7 chữ hiện đại; cảnh người và thiên nhiên hiện lên trong nỗi nhớ da diết và sự hồi tưởng của nhà thơ.

* Khác biệt:

+ Đây thôn Vĩ Dạ: Hồi ức về cảnh và người của thôn Vĩ với những nét đặc trưng mang nặng tâm tình, ước mong, khao khát của nhà thơ trước cuộc đời.

+ Tây Tiến: nỗi nhớ da diết về miền núi đồi Tây bắc hoang sơ, hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng có lúc thơ mộng. Đồng thời đó cũng là tình cảm gắn bó của người lính với đồng đội, cách mạng, vẽ nên một trang lịch sử hào hùng của dân tộc.

Kết bài:Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.

So sánh khổ 1 và khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

So sánh khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và khổ thứ hai bài thơ Vội vàng

Hướng dẫn

So sánh bức tranh thiên nhiên trong 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và Vội vàng

So sánh khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và khổ thứ hai bài thơ Vội vàng, so sánh bức tranh thiên nhiên trong 2 bài thơ Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Mời các bạn tham khảo.

Phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích nét chung trong cảnh thiên nhiên của Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử

1. Sao anh không về chơi thôn vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

vườn ai mướt quá xanh như ngọc

lá trúc che ngang mặt chữ điền

2. Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Phân tích Bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ trên.

Dàn ý:

MB

Tình yêu thiên nhiên không phải là mới mẻ trong thi ca, song ở mỗi nhà thơ bức tranh thiên nhiên lại hiện lên chứa đầy cảm xúc và góc nhìn mới mẻ. Đến với Đây thôn Vĩ Dạ – HMT khổ 1 và Vội vàng – Xuân Diệu ở khổ thơ 2, người đọc được cảm nhận 2 bức tranh thiên nhiên đầy tươi mới và đẹp đẽ.

TB:

-Tình yêu thiên nhiên: Với HMT tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương, nỗi nhớ, kỉ niệm về quê hương – nơi ông đã từng gắn bó sâu sắc, đã có những kỉ niệm với những con người ông yêu mến và cả mối tình 1 thuở của ông. (Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong khổ thơ này). HMT đã sử dụng những từ ngữ vô cùng đắt giá làm sáng lên một khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp của xứ Huế trong buổi sáng sớm. Cảnh vật, cây cối hòa hợp với con người được vẽ lại trong bài thơ rất đỗi thân thương, chan chứa tình yêu và nỗi nhớ.

Còn bức tranh thiên nhiên mùa xuân của XD thì lại tươi mới, tràn trề sức sống của cây cỏ, hoa lá, thần, vật. Con người như đang trải mình, hòa mình vào mùa xuân tươi mới ấy. Nhà thơ giới thiệu, nhà thơ vui vẻ, gấp gáp được ôm lấy khung cảnh tươi non này và có tham vọng chiếm giữ lấy nó cho riêng mình, chiếm giữ lâu dài. (Phân tích để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ.

=> 2 khổ thơ là hai bức tranh thiên nhiên khác nhau: 1 bên là phong cảnh thơ mộng chứa chan tình yêu, nỗi nhớ của xứ Huế và một bên là bức tranh xuân rộn ràng, đầy sức sống. Mỗi bức tranh lại khiến người ta có một xúc cảm riêng, một suy nghĩ riêng nhưng đều khiến người đọc rung động, yêu thích và muốn được thổn thức cùng tác giả. Đó là vẻ đẹp mà thơ ca mang tới cho độc giả, đã đem con người lại gần với nhau và rung lên những rung động từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người.

-Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những nghệ thuật độc đáo, mới mẻ:

+ Đây thôn Vĩ Dạ: Những hình ảnh vưà quen thuộc dân dã đã được HMT biến trở thành mới lạ hiện đại. HMT đã truyền vào những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới. Không chỉ hàng cau, mà nắng mới trên hàng cau; Không chỉ khám phá ra những lá non xanh mướt cuả vườn cây mà còn nhận ra cái màu xanh ngọc sang trọng; Không nhắc lại ngõ trúc, cành trúc hiu quạnh tĩnh mịch cuả ngày xưa mà là “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ bao hàm được cả khung cảnh làng quê, ngõ trúc và cuộc sống đang diễn ra, gần gũi thân thương… (PT dấu hỏi câu đầy ý nghĩa, nhiều cách hiểu) Câu thơ mở đầu bài Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” là một câu hỏi phản ánh nội tâm phong phú và tuyệt vời tế nhị của nhà thơ: vừa như mời mọc, vừa như trách móc lại vừa như một niềm tự an ủi từ trong tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.

+ Xuân Diệu: Hình ảnh thơ mới lạ: tuần tháng mật, chớp hàng mi, thần vui, cặp môi gần….; những từ ngữ mạnh mẽ, chứa sức biểu cảm cao: ngon, xanh rì…

=> Đều là những nhà Thơ mới, chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên họ mang đến cũng chứa những nét mới lạ mà thơ ca truyền thống trước đó chưa hề có, cho dù ở mỗi bài thơ lại có mức độ và điểm riêng độc đáo. Mỗi bức tranh, qua bàn tay mỗi người nghệ sĩ, lại trở nên khác biệt và độc đáo.

KB: 2 khổ thơ là 2 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà HMT và XD đã đem đến cho bạn đọc. Tuy mỗi bức tranh là một vẻ đẹp khác nhau nhưng đều chan chứa sức sống, tình cảm và đem đến cho bạn đọc những xúc cảm, rung động từ đáy lòng

Văn mẫu

Bài Đây thôn Vi Dạ ra đời có nguyên cớ sâu xa từ những ki niệm của Hàn Mặc Tử về cảnh Huế và con người Huế, ông đã từng học ở Huế. Khi làm việc ở Quy Nhơn, ông có quen biết một người con gái Huế là Hoàng Cúc. Sau đó, ông vào Sài Gòn làm báo, có trở ra Quy Nhơn thì Hoàng Cúc đã về thôn Vĩ Dạ, có lần cô đã gửi cho anh một bức ảnh kèm theo lời thăm hỏi, đây chính là cái cớ đã gợi cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết lên kiệt tác Đây thôn Vĩ Dạ – bài thơ vừa là bức tranh huyền ảo đượm buồn vì cảnh đẹp cố đô, vừa là nỗi buồn về một mối tình xa xâm vô vọng. Tuy nhiên, qua đây ta thấy biết bao nhiêu yêu mến thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống và đất nước, con người.

B – Khổ 1 (bình giảng): Bắt đầu là một câu hỏi trách móc nhẹ nhàng của một người con gái. Lời trách thực ra là một thái độ nũng nịu, làm duyên đầy âu yếm) thiết tha: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi cũng cho ta thấy phần nào tính cách của người hỏi đó là sự thùy mị, kin đáo của con người gia giáo. Một tình yêu thành thật được nói với ngôn ngữ tiết chế. Chỉ cẩn thấy câu thơ này bằng cách diễn đạt: “Anh sao không về thăm thôn Vĩ?”, thì cái tế nhị, cái kín đáo đã giảm đi rất nhiều. “Anh” mở đầu nó lộ diện quá, âm thấm gần gũi quá, yêu cầu cái bổn phận của người ta quá.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Dòng thứ hai là một sự đáp ứng ngay lặp tức của nhân vật “anh” hình như cái tín hiệu phát đi thì mong manh, mờ nhạt, còn nơi tiếp nhận thì lại quá nhạy cảm. Hàn Mặc Tử không hề suy nghĩ về cái thực, cái hư trong lời mời anh đang chờ đợi và chỉ cần có lời mời ấy thôi.

Hai câu thơ rất khó giải thích về ý nghĩa thực tế. Người vừa hỏi dứt câu thì kẻ nghe câu hỏi đã vượt một không gian mênh mông về ngay thôn Vĩ. Thực ra câu hỏi ấy chính là một điểm lóe sáng trong tâm tư chợt thức. Hàn nghe rất rõ, rất rành rọt nhưng chúng ta thì không nghe. Kí ức riêng tư đã hiện về qua những lần quần quại đớn đau với bệnh tật nghiệt ngã. Thơ Hàn đầy những nỗi đau thương, đau thưởng đến điên dại nhưng cũng có khi nó thanh khiết đến tuyệt vời. Trong đau thương thường có những phút giây khoảnh khắc của hạnh phúc. Người ta phải bám lấy nó như chiếc phao cứu mệnh như sự cứu rỗi linh hồn. Những phút sáng láng ấy trong thơ Hàn thường là nghĩ về nước Chúa, nghĩ về một quá khứ và tinh yêu tưởng tượng. Thôn Vĩ hiện lên thật đẹp cứ như một khu vườn cổ tích, cứ như một cái vườn địa đàng mà Hàn lần đầu tiên phát hiện, nó trùng với cái ước nguyện về với Chúa. Thôn Vĩ trong con mắt của Hàn đã trở thành một thế giới mà ông mơ ước. Nó đẹp không phải là có những hàng cau cao, những khu vườn sum suê cành lá và khuôn mặt chữ điền. Cái đẹp ấy nó có mặt ở khắp mọi nơi của thôn quê Việt Nam từ Bắc đến Nam. Cái đẹp của thôn Vĩ là ở chỗ đôi mắt của họ Hàn. Dường như ông ta không về ngay thôn Vĩ mà là đứng từ xa, lặng người chiêm ngưỡng sắc đẹp của thôn Vĩ, sau đó đi gần lại những khu vườn và cuối cùng nó cụ thể hơn là nhìn “lá trúc che ngang mặt chữ điền’. Nhưng cái quan trọng hơn đó là thôn Vĩ được nhìn vào buổi sáng bình minh “nắng mới lên”, nắng dường như mở ra từ “thượng thanh khí” từ trên trời đổ xuống ào ạt, phóng khoáng. Một câu thơ có đến hai từ “nắng”, một cái nắng hiện thực, thắp nến trên những ngọn cây cau và một cái nắng đẹp đến mức phải bình phẩm “nắng mới lên”. “Nắng mới” khơi gợi nhứng gì tinh khiết sáng trong, và cái tinh khiết sáng trong ấy nó truyền từ trên cao tắm xuống cả khu vườn, một thứ nắng tinh khôi, lấp loáng. Khu vườn ấy cho ta một sắc xanh mỡ màng, óng mượt, ngời sáng long lanh. Cả khu vườn lá nõn mềm mại loáng nướt sương, màu lá và màu nắng đã thành cái màu xanh ngọc diệu kì mà hơn một lần trong tâm tưởng Xuân Diệu đã nhìn thấy: Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá.

Cái ấn tượng về khu vườn cổ tích nó được bồi thường bằng sự miêu tả xuýt xoa: “mươt qua’ và bằng sự so sánh “xanh như ngọc”.

Câu thơ thứ tư có rất nhiều cách hiểu:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Hàn đã về thôn Vĩ, đã đến khu vườn thôn Vĩ của nhà “ai” và vì thế ông ta đã ngưỡng vọng được cái khuôn mặt chữ điền của người con gái mời ông. Nói đơn giản, mặt chữ điền ở đây là khuôn mặt phúc hậu, đoan trang của người thôn Vĩ.

Có ý kiến cho rằng: Mặt chữ điền chỉ vào một sự vật, cung cấp cái hồn người cho bức tranh thôn Vĩ. Nó là bức tường phía trên có hình chữ điền thường làm bình phong trước hiên nhà của những gia đình quyền quý Thôn Vĩ là “xóm quang”, có rất nhiều những bức bình phong chữ điền như thế. Ý kiến thứ ba là đáng tin cậy hơn cá khuôn mặt chữ điền ấy chính là khuôn mạt của Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn thường có sự gặp gỡ của con người đau khổ hôm nay với con người của một thời quá khứ tươi đẹp. Thế giới mà Hàn cảm nhận được thực tế bao giờ cũng xót xa cay đắng, vì thế ở ngoài kia. ở thôn Vĩ là một thế giới trong tưởng tượng, Hàn có cơ hội gặp quá khứ và gặp chính mình. Vâng, gặp mình trong khuôn mặt đầy kiêu hãnh. Lưu ý rằng, lá trúc trong nghìn ẩn dụ là biểu tượng cho quân tử cho trượng phu.

Dĩ nhiên, câu thơ cuối lúc không cần phân tích, không nên phân tích bởi có tính phá vỡ cái tính tôi. Người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận 1, 2 hoặc 3 cách hiểu cùng một lúc. Đó là câu thơ sống theo quy luật của nghệ thuật.

Khổ 2: Cảnh và người thôn Vì hát đẹp, thật đáng yêu. Hàn đã hành hương bằng con đường tưởng, cũng vì thế mà ta niềm khao khát của một tâm hồn yêu trong trái tim dang dở. Khổ thơ thứ hai là hồi tưởng về một cảnh đẹp không thể tách rời thôn Vĩ.

c. Từ hai bờ sông Trăng ấy bỗng vọng lên một câu hỏi:

Có chớ trăng về kịp tối nay?

Trăng muôn đời là biếu tượng của hạnh phúc, “tối nay” là muốn nói cái thời gian hữu hạn trước mát, “kịp’’hớ mơ cho ta thày một mặc cảm: Mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, lóe mờ cho ta thấy một cách sống. Song là phái vội vàng chạy đua với cái chết, với bạo bệnh. Vâng, mời tới về thôn Vi nhưng có cho tôi được hạnh phúc kịp thời không? Vì:

Ngày mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền

Bây giờ tôi dại, tôi diên

Chắp tay tôi lạy mọi miền trần gian

Câu hỏi “có chở…” là một vái lạy không gian thôn Vĩ, con người thôn Vĩ trong cái tâm trạng điên dại của hiện tại, vì thế nó là khát vọng rất đớn đau. Vì thế, ánh trăng rất nhẹ, “tối nay” rất ngắn lại được nói băng chữ “kịp”, bằng cái tâm hồn nặng trĩu nỗi đau.

Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, trăng tràn vào mọi thi tứ đẹp nhất của Hàn, đây là tràng xứ Huế với Vĩ Dạ đó trăng. Cảnh vật làm cho chúng ta thêm một lần yêu Huế đẹp, Huế thơ; tuy nhiên con người thôn Vì ấy là một ẩn số không biết có đáp lại một tình yêu nông nổi chân thành. Vì thế mà Hàn tâm sự với trăng.

Khổ 3: Hai khổ đầu nói nhiều đến cảnh, còn khổ cuối thì chủ yếu nói về tâm sự của nhân vật trữ tình.

Giấc mơ nào về tình yêu cũng đẹp nhưng giấc mơ được báo động, nó chỉ làm đau khổ trái tim. “Khách đường xa” nó xa lạ hơn đại từ “ai” và dĩ nhiên sẽ xa lạ hơn rất nhiều người con gái hỏi câu đầu tiên trong bài thơ. Thế mà “khách đường xa” điệp đến hai lần như phá vỡ một giấc mơ. “Khách đường xa” hiện lên rồi hình như gót sen rời bước xa dần, có níu lại cũng không sao được.

Đang tuyệt vọng thì người khách ấy lại trở về cho hi vọng, “khách đường xa” đã thành “em” trong gang tấc. Hạnh phúc đột biến bất ngờ không hề được dự báo đã khiến Hàn choáng váng, cái áo trắng kì lạ ấy lại nhìn rất rõ. Có phải là sương khói xứ Huế làm mờ nhân ảnh mà Hàn “nhìn không ra”? Trong ý nghĩa ẩn dụ, đây là một mặc cảm mà người ta thường có:

Em lớn qúa anh làm sao giữ nổi?

Nên lúc nào em muốn cứ xa anh

Hàn mong ước tình yêu, khi tình yêu không tới thì dỗi hờn, trách móc. Nhưng khi người yêu hi sinh cho anh (dĩ nhiên do tường tượng) thì Hàn lại sợ, lại không dám nhìn vào hạnh phúc chứ không phải là “nhìn không ra”.

Câu thứ 3: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” lại trở về với nhận thức mình không có tình yêu. Câu thơ có dư vị chua chát của triết lí ngàn đời “Con quay búng sậu lên trời – Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” (Nguyễn Gia Thiều). Vắng, hạnh phúc trong đời là một cuộc xổ số có mấy ai cầm được tấm độc đắc? Vì thế mà Hàn nghẹn ngào, nghi ngờ, buồn tủi.Câu hỏi nghi vấn nhưng thực ra là tan vỡ hi vọng một mối tình trong tâm tưởng:

Ai biết tình ai có đậm đà

Hai từ “ai” nhắc lại đối tượng mà mình yêu vì thế mà nó tha thiết, nhưng cũng vì thế mà nó xa lạ. Vừa mới xưng “em” được một lần, Hàn đã nhận ra đó là ai. Hàn không cần những tình yêu thoáng qua. Muốn có một tình yêu đậm đà trong hoàn cảnh bi kịch đâu phải dễ?

Đây thôn Vì Dạ là một bức tranh bâng thơ thật đẹp bởi vì có sự hài hòa giữa thực và ảo, giữa cảnh và người, giữa tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên. Tình yêu ấy được viết ra từ một trái tim của một con người đang ngày đêm đếm từng giờ đê gặp mặt cái chết thật đáng trân trọng. Hàn sắp về với thế giới bên kia nhưng vẫn khát khao một tình yêu trần thế. Đó là một giá trị nhân văn, là niềm mơ ước không nguôi của Hàn. Hàn sẵn sàng ngã giá: Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.

Theo wikisecret.com

Có thể bạn quan tâm

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

[Văn mẫu 11] Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử để hiểu rõ hơn vẻ đẹp thôn Vĩ cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Mục lục nội dung
  • 1. Hướng dẫn phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ
  • 1.1. Phân tích yêu cầu đề bài
  • 1.2. Luận điểm
  • 1.3. Khái quát về hai khổ thơ đầu
  • 1.4. Dàn ý ngắn gọn
  • 2. Danh sách top 3 bài văn hay
  • 2.1. bài số 1
  • 2.2. bài số 2
  • 2.3. bài số 3
Mục lục bài viết

Phân tích khổ thơ 1 và 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ cũng là một trong đề văn dễ vào trong kì thi cuối kì của các em học sinh lớp 11, dưới đây Đọc tài liệu cũng xin gợi ý cho các em 2 bài văn mẫu với đề tài này: