Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

Phần I: Đọc - hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. […]

Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình […]

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. […]

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. […]

Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

(Trích bài phát biểuSống trọn vẹn từng ngàycủa tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính? (nhận biết)

Câu 2.Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (nhận biết)

Câu 3.Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (thông hiểu)

Câu 4.Anh, chị hiểu thế nào về câu sau:Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. Hãy trả lời bằng một đoạn văn từ 7- 10 dòng.(vận dụng)

Phần II:Làm văn

Câu 1.

Hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu:Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.(vận dụng cao)

Câu 2.

Cảm nhận của Anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(TríchĐây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

( TríchTây Tiến- Quang Dũng)

Lời giải chi tiết

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1:

- Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Chỉ ra được 2 biện pháp nghệ thuật chính:

- So sánh (cuộc đời như một trò hơi tung hứng, công việc là quả bóng cao su, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh) ⟹ Lối so sánh hình tượng này tạo sự tương tác giữa các giá trị sống quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

- Điệp cấu trúc (bạn… chớ để/ chớ đặt/ chớ quên…) khẳng định, nhấn mạnh ý thức, vai tri trò của bản thân trong cuộc đời.

Câu 3:

- Khi đem ra so sánh mình với người khác, cả người so sánh và cả người bị đem ra so sánh đều bị tổn thương và không được tôn trọng. Bởi vậy, hãy biết trân trọng những gì mình có bởi chúng ta là một cá nhân đặc biệt; chúng ta hãy sống cuộc sống trọn vẹn của chính mình.

Câu 4:

- Cuộc đời không phải là một đường chạy liên tục và bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đến đích hay vội vàng bang qua.

- Cuộc đời là một lộ trình bao gồm nhiều chặng đường dài: có thể là chặng đường đang sống, có thể là chặng đường đã qua, cũng có thể là chặng đường ta định tới: có vui – buồn, có khổ đau – hạnh phúc, có thành công – thất bại, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt. Để có một cuộc đờitrọn vẹn ta phải suy ngẫm “thưởng thức”, “nhấm nháp” lần lượt tất cả những điều đó.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

a. Giải thích

- Để cuộc sống trôi qua kẽ tay: Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, khiến cuộc sống buồn tẻ.

- Đắm mình trong quá khứ: là tôn thờ quá khứ, coi quá khứ là những gì tốt đẹp nhất.

- Ảo tưởng về tương lai: vẽ ra tương lai rực rỡ như ý.

=> Lời nhắc nhở mỗi bạn trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ, lãng phí cuộc đời mình vì những điều đã qua hoặc những gì chưa tới mà phải sống hết mình với hiện tại, tận hiến, tận hưởng để cuộc đời mình có ý nghĩa. Ý kiến này là lời khuyên hết sức đứng đắn và ý nghĩa. quá

b. Bàn luận

- Quá khứ là những gì đã qua, không bao giờ quay lại. Vì vậy nếu cứ đắm chìm trong quá khứ, ru mình giữa vinh quang hay đau khổ trách móc bản thân, nuối tiếc quá khứ ấy sẽ khiến chúng ta lãng quên, bỏ lỡ những cơ hội, những điều tốt đẹp hiện tại.

- Tương lai là cái chưa đến, sắp đến và sẽ đến. tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của mỗi chúng ta ở hiện tại. Nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ, không ngừng phấn đấu ở hiện tại sẽ được hưởng thành quả trong tương lai.

- Sống, cống hiến, học tập và lao động cũng cần đi liền với hưởng thụ. Biết nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống hiện tại cũng là điều quan trọng và cần thiết.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Không chủ quan dựa vào quá khứ, không ảo tưởng trông chờ vào tương lai may mắn.

- Cống hiến hết mình cho hiện tại, xây dựng lục tiêu, kế hoạch cho tương lai.

Câu 2:

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

- Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc ở lĩnh vực nào ông cũng có những thành tựu nổi bật nhưng đặc sắc nhất là sáng tác thơ ca. Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn tài hoa. Ông có khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.Tây Tiếnđược sáng tác 1948 tại Phù Lưu Chanh thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Quang Dũng. Đoạn trích 4 câu là nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ, nên thơ.

- Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế.Đây thôn Vĩ Dạlà thi phẩm xuất sắc thểhiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, đặc biệt là khổ cuối của bài thơ.

2. Phân tích

2.1 Về đoạn thơ trong bàiTây Tiến

* Nội dung:

- Cảnh thiên nhiên:

+ Chiều sương: không gian bao phủ màn sương bàng bạc, thơ mộng, huyền ảo.

+ Hồn lau nẻo bến bờ:Những bông lau phất phơ dường như cũng có linh hồn.

+ Hoa đong đưa: với cái nhìn lãng mạn, đa tình của những anh lính trẻ, những bông hoa rừng bị lũ cuốn trôi như biết lúng liếng, đong đưa, làm duyên với dòng nước.

- Con người:

+ “Dáng người trên độc mộc”: không xuất hiện rõ nét, cụ thể nhưng gợi hình ảnh con người hiện lên mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn rắn rỏi . Con người trở thành tâm điểm cho bức tranh thiên nhiên.

* Nghệ thuật:

- Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hóa thần tình, câu hỏi tu từ và phép điệp đã vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Miền Tây mĩ lệ, thơ mộng đó là kí ức đẹp không thể quên trong tâm hồn người lính Tây Tiến.

2.2 Về đoạn thơ trong bàiĐây thôn Vĩ Dạ.

* Nội dung:

- Mơ ước cháy bỏng nhưng tuyệt vọng của thi nhân.

+ “Mơ”: sự mộng tưởng không có thực.

+ “Khách đường xa”: được điệp lại hai lần và nhịp thơ 4/3⟶ Sự xa xôi cách trở giữa chủ thể và đối tượng không dễ rút ngắn khoảng cách

=> Khắc khoải, khẩn cầu, bất lực.

+“Áo em trắng quá nhìn không ra”: cực tả sắc trắng tuyệt đối, trắng đến chói lòa làm mờ thị giác.

=>Vẻ đẹp thanh khiết, nguyên sơ, tinh khôi nhưng quá xa vời với chủ thể trong hoàn cảnh thực tại

-Khao khát được sống, được giao cảm, chia sẻ đau buồn:

+ “Ở đây”: là từ định vị không gian nhưng trong câu thơ gợi nhiều cách hiểu. Đó là nơi thi nhân đang sống trong cô độc, đau đớn vì bệnh tật giày vò , tuyệt vọng đối lập với ngoài kia (Thôn Vĩ ) là cuộc sống tươi đẹp.

+ “sương khói”: không gian huyền ảo làm nhạt nhòa hình ảnh con người.

+ Đại từ phiếm chỉ “ ai” mang nhiều sắc thái ý nghĩa kết hợp với câu hỏi tu từ thể hiện niềm khao khát tình đời, tình người

* Nghệ thuật:

- Điệp ngữ, hình ảnh cực tả, đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ… góp phần thể hiện những đau đớn tuyệt vọng, những khao khát mãnh liệt của một hồn thơ yêu sự sống và tình yêu đến cháy bỏng vậy mà sự sống tắt dần, tình yêu ngày càng rời xa vô vọng.

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ:

* Tương đồng:

- Cả hai đoạn thơ đều là cái nhìn đầy tình cảm của cái tôi trữ tình về về thiên nhiên, con người nơi mình từng gắn bó.

- Qua hai đoạn thơ, ta nhận thấy rõ sự tài hoa của hai thi nhân khi miêu tả và cảm nhận con người và thiên nhiên. Cái tôi lãng mạn đã vẽ nên khung cảnh lung linh, huyền ảo, đầy thơ mộng.

* Khác biệt:

- Đoạn thơ trong Tây Tiến cho thấy nỗi nhớ da diết về sông nước miền Tây và kỉ niệm đời lính chiến.

- Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ cho thấy tâm trạng giằng xé và tình cảm sâu nặng của thi nhân dành cho Thôn Vĩ – nơi có người con gái thi sĩ thầm thương.

*Lí giải nguyên nhân khác biệt:

- Hoàn cảnh riêng biệtcủa mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng người đọc.

+ Tây Tiến là hoài niệm của Quang Dũngvề những ngày tháng gắn bó với thiên nhiên Tây Bắc và đoàn binh Tây Tiến khi nhà thơ đã rời xa đơn vị cũ.

+ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác khi nhà thơ đang chịu đựng những đau đớn cả về thể xác và tinh thần vì bệnh tật giày vò.

- Sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ:

+ Ở Quang Dũng đó là một nghệ sĩ đa tài gắn liền với thời chiến nói chung và đoàn binh Tây Tiến nói riêng cùng phong cách thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, hào hoa.

+ Ở Hàn Mặc Tử đó là một hiện tượng kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới. Hồn thơ luôn quằn quại đau đớn dường như có cuộc vật lộn giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thẻ xác nên tạo ra những vần thơ vừa tinh khiết trong sáng, vừa ma quái, cuồng loạn.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

    Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

    Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

    Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

    Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

    Đề số 63 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 63 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đổ lỗi cho ai? Khoa học, tự nhiên hay văn hóa “đáp ứng tức thì”?

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

Kể từ giai đoạn phát triển đầu tiên của con người, não bộ của chúng ta được kết nối với sự so sánh và đối chiếu. Đó là một phần nhỏ trong tính cách cá nhân của mỗi người, sự hoàn hảo mà chúng ta thường bị cuốn theo. Tư duy xem xét và quan sát các khả năng khác nhau đối với một sự việc là một điều vô cùng tự nhiên.

Một điều gì đó khác biệt sẽ cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta như thế nào? Nếu chúng ta thực hiện một lựa chọn thay thế trong tương lai thì chúng ta sẽ ra sao?

Đối với nhiều người, khi đố kỵ vì sự giàu có của người khác chính là lúc họ cảm thấy bất an. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi chúng ta sẽ không cần cải thiện nếu chúng ta tự tin. Có lẽ họ không biết mục đích sống của họ là gì, vì vậy họ nhìn người khác thực hiện điều đó và nghĩ rằng: "Mình nên làm giống họ".

Điều này có thể bắt nguồn từ cách họ được nuôi dưỡng. Việc chú trọng sự thành công khá lớn trong gia đình cũng là một yếu tố quan trọng bởi người thân mong đợi họ thực hiện những điều mà người đi trước chưa làm được.

Thủ phạm chính khiến những người bình thường bị phân tán và hay nghĩ về thất bại, cảm thấy sợ hãi đó là thói quen so sánh với những người đồng trang lứa. Những điều họ hay so sánh có thể là: kiến thức của một bạn trong lớp khi biết những họ không biết, hoặc khả năng mở rộng mối quan hệ của ai đó "tốt hơn" họ.

Văn hóa "đáp ứngtức thì" đã khiến một người bình thường không thể hiểu rằng: đa số những người thành công trong xã hội hiện nay đều phải hy sinh rất nhiều mới có được vị trí như hiện tại. Hầu hết mọi người không phải có nhiều "may mắn" hơn chúng ta nên mới thành công.

Đọc hiểu Sống trọn vẹn từng ngày - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy xước, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. […]

Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình […]

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. […]

Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. […]

Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

(Trích bài phát biểuSống trọn vẹn từng ngàycủa tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính? (nhận biết)

Câu 2.Nêu và chỉ ra hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản? (nhận biết)

Câu 3.Vì sao khi so sánh mình với người khác lại là cách chúng ta hạ thấp mình? (thông hiểu)

Câu 4.Anh, chị hiểu thế nào về câu sau:Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. Hãy trả lời bằng một đoạn văn từ 7- 10 dòng.(vận dụng)

Lời giải:

Câu 1:

- Phương pháp biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

Chỉ ra được 2 biện pháp nghệ thuật chính:

- So sánh (cuộc đời như một trò hơi tung hứng, công việc là quả bóng cao su, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh)⟹ Lối so sánh hình tượng này tạo sự tương tác giữa các giá trị sống quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

- Điệp cấu trúc (bạn… chớ để/ chớ đặt/ chớ quên…) khẳng định, nhấn mạnh ý thức, vai tri trò của bản thân trong cuộc đời.

Câu 3:

- Khi đem ra so sánh mình với người khác, cả người so sánh và cả người bị đem ra so sánh đều bị tổn thương và không được tôn trọng. Bởi vậy, hãy biết trân trọng những gì mình có bởi chúng ta là một cá nhân đặc biệt; chúng ta hãy sống cuộc sống trọn vẹn của chính mình.

Câu 4:

- Cuộc đời không phải là một đường chạy liên tục và bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đến đích hay vội vàng bang qua.

- Cuộc đời là một lộ trình bao gồm nhiều chặng đường dài: có thể là chặng đường đang sống, có thể là chặng đường đã qua, cũng có thể là chặng đường ta định tới: có vui – buồn, có khổ đau – hạnh phúc, có thành công – thất bại, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt. Để có một cuộc đờitrọn vẹn ta phải suy ngẫm “thưởng thức”, “nhấm nháp” lần lượt tất cả những điều đó.

Nghị luận về giá trị của bản thân siêu hay

  • Dàn ý nghị luận xã hội về giá trị của bản thân
  • Nghị luận giá trị của bản thân - Mẫu 1
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 2
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 3
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 4
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 5
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 6
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 7
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 8
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 9
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 10
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 11
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 12
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 13
  • Nghị luận về giá trị của bản thân - Mẫu 14
  • Nghị luận giá trị của bản thân - Mẫu 15

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9

THPT Sóc Trăng Send an email
0 51 phút

Cùng THPT Sóc Trăng tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9của Trường THCS Tân Bình vô cùng chi tiết giúp các em hệ thống kiến thức và ôn luyện thật tốt cho kì thi cuối học kì.

Nội dung

  • 1 Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 9
    • 1.1 I. Giới hạn kiến thức
    • 1.2 II. Kiến thức tiếng việt
    • 1.3 III. Kiến thức văn học
    • 1.4 IV. Một số đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 tham khảo

Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 24 phút

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồnlà một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống, về những quan niệm sống đầy ý nghĩa. Có thể nói, đề tài này được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số câu hỏi sau:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Hạt giống tâm hồn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4
    • 1.5 Đềsố 5
    • 1.6 Đềsố 6
    • 1.7 Đề số 7

Đừng sống với cái tôi quá lớn

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau cho dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội. Trong triết học, cái tôi hay bản ngã là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người. Được hiểu là cái tôi ý thức hay đơn giản là cái tôi bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với những cá nhân khác. Hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình người ta có thể là chính mình và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về cái tôi của họ, không mặc cảm tự ti cũng như không dễ bị tổn thương hay chạm tự ái.

Sự tồn tại cái tôi trong mỗi người là lẽ tự nhiên

Cái tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người. Khi con người đã đụng chạm đến cái tôi thì nó sẽ nổi dậy rất dữ dội thể hiện bằng hành động và ánh mắt. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình nói cách khác là cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái. Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh gồm tích cực nghĩa là sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân còn tiêu cực là sự nhận định sai về những giá trị nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn. Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm con người ta thường suy diễn, so sánh mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc. Không hài lòng với chính mình thì ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên thì nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo. Tuy nhiên ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội. Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các sếp có thể xem đó là không thể chấp nhận được. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình.

Cái tôi quá lớn tự mình làm mình khổ đau

Nhữngkhổ đaubất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi tháiquá. Người có cái tôi quá lớn, là người luôn xem mình là nhất không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính cái tôi đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác,…Không biết những người có cái tôi quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không? Và có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Bạn nghĩ rằng, khi bạn ăn mặc lịch sự bước vào những nhà hàng sang trọng, làm việc trong một công ty danh tiếng, chuyên nghiệp là bạn hơn một người nào đó, làm công việc chân tay, bốc vác ở vỉa hè? Nếu có suy nghĩ vậy thì tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Bởi mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng và có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh chắc chắn bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu.

Cái tôi có thể được kiểm soát

Tập bớt nói chuyện với trí não

Hãy làm sao để tâm trí ta được lặng yên. Chỉ nghĩ về mình khi nào cần giải quyết cái gì có tính thực tiễn của cuộc sống mà thôi. Thiền được xem là phương pháp tốt nhất giúp bạn sẽ bình thản, chú ý và bằng lòng hơn.

Loading...

Đừng tìm cách bảo vệ cái tôi

Khi gặp thất bại đừng… chửi mắng mình, khi người khác thất bại, đặc biệt người thân thì đừng công kích họ. Đừng mất thì giờ và sức lực đi bảo vệ hình ảnh cái tôi của mình. Khi bạn thấy mình có vẽ muốn bảo vệ cái tôi dữ quá thì hãy nhớ các hăm doạ cho cái tôi này thường không có thật, hãy tập trung giải quyết các tình huống cụ thể bên ngoài thì tốt hơn.

Hãy từ bi với chính mình

Khi gặp thất bại, thất chí ngã lòng hãy cố gắng từ bi với bản thân. Nếu bạn đối xử với chính mình với lòng tử tế và kính trọng khi mọi chuyện nát bét ra hết thì cái tôi của bạn sẽ không bị bão tố cuộc đời vùi dập và vì thế bạn đâu cần phải bảo vệ nó.

Đừng nuôi dưỡng cái tôi

Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng được, nhưng coi chừng kiểu cố gắng như thế để biến tướng cuộc đờì bạn theo ý mình thì chỉ làm cho cái tôi của bạn thêm lớn thôi. Cứ chạy theo mục tiêu, đích nhắm trong cuộc đời có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này chứ không phải của quá khứ và tương lai. Hãy nắm bắt cái hiện tại.

Đừng tin vào bất cứ cái gì bạn suy nghĩ

Cái cảm nhận của bạn về chính bạn và về thế giới thường được tựa vào cách thức rất hẹp hòi vị kỷ của bản thân. Hãy luôn tự nhủ là bản thân bạn không phải lúc nào cũng nghĩ đúng về mình và về thế giới bên ngoài. Bởi vì chúng ta có cái tôi nên chúng ta có thể quyết định làm nhiều điều để cái tôi thôi không bao phủ quyền lực độc tài của nó lên cuộc đơì của chúng ta. Hãy làm sao mà cái tôi làm việc cho chúng ta, hơn là chống lại chúng ta.

Cái tôi – coi trọng chớ tôn sùng

Trong giáo dục nhân bản, lòng tự trọng và sự tôn trọng người khác là những quy luật trong đời sống là then chốt của mọi vấn đề, tạo nên nhân phẩm và nhân cách của con người. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn nữa là do chính cái tôi quá lớn của mỗi người không muốn phục tùng nên mới nảy sinh nhiều xáo trộn làm đảo lộn trật tự cuộc sống cho chính họ và với mọi người. Lòng tự trọng được thay bằng tự ái, còn nếu sự tôn trọng biến mất sẽ trở thành ngông cuồng, phản kháng và chống đối. Trong việc đối nhân xử thế, để thuận hợp và được lòng người yếu tố quan trọng hàng đầu là phải dẹp bỏ hoặc hạ bệ cái tôi của mình xuống mới có thể hòa hợp được với người khác, mới biết lắng nghe và chấp nhận ngưới khác. Nếu để cái tôi làm chủ thì rất dễ sinh ra chuyện mỉa mai, chỉ trích, đề cao mình, … Đó là những điều tối kỵ trong giao tiếp. Nhiều người thất bại trong đời sống từ giáo dục, lãnh đạo, làm ăn, tổ chức… phần lớn do cái tôi của người đó làm hại chính họ. Khi cái tôi làm chủ sẽbị người khác bất mãn, không ai có thiện chí giúp đỡ, không ai cảm thông, không ai tin tưởng. Nhưng nếu họ hạ bệ được cái tôivĩ đạinày, đừng tự xem mình như cái trung tâm của vũ trụ thì số phận họ sẽ thay đổi ngay. Một người luôn nói về mình,đề cao mình, coi thường người khác thì chắc chắn người đó sẽ bị ghét bỏ và họ chẳng học điều gì khôn cả. Vì ai dám góp ý cho người đã thấy mình đã đầy đủ rồi. Vì vậy người ta có thể đo lường sự nhận thức và tu dưỡng của một người qua sự giao tiếp bằng cách xem người đó thể hiện cái tôi như thế nào. Chúng ta cần tôn trọng cái tôi vì nó là sự thể hiện cá tính riêng của mình nhưng chúng ta hoàn toàn không được tôn sùng nó vì khi cái tôi quá lớn lớn hơn hẳn những mục đích khác thì nó sẽ khiến bạn thất bại và mất đi những thứ quý giá đối vớ bạn.

Con người ai cũng có bản ngã từ đó hình thành nên cái tôi. Nó mang tính chất cá nhân vì vậy mỗi con người là một thế giới. Cái tôi cũng có hai mặt giống như một tấm huy chương và con người liên đới và sống với nhau cũng thể hiện theo khuynh hướng hai mặt trái và phải. Nên chúng ta phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ và hành vi của mình, hay dở, tốt xấu chứ không phải là chuyện ngẫu nhiên mà có. Theo đúng nghĩa của nó, Cái tôi không có gì là xấu miễn sao mỗi người biết điều chỉnh nó cho phù hợp với những thứ có liên quan đến cuộc sống của mình. Cái tôi không những tốt mà còn rất tốt. Nó là nguyên nhân và cũng là lý do cho sự tồn tại của mỗi con người. Nếu không có nó chúng ta sẽ rơi vào sự hoang mang trong suốt cuộc hành trình đi tìm bản thân mình. Nhưng người có cái tôi quá lớn sẽ tự nghĩ mình là số 1, không ai quan trọng hơn mình xem thường người khác và dần dần trở nên hống hách không còn biết quan tâm đến giá trị của ai bên cạnh.

Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác biện pháp tu từ

Nguồn: hanhtrinhtamlinh.com

Sưu tầm: Lệ Hồng - P. DVKH