Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 35 Công nghệ lớp 6 - Cánh diều: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp phơi và sấy

Lời giải:

Ưu, nhược điểm của phương pháp phơi và sấy

- Sấy khô thực phẩm bằng cách phơi khô tự nhiên

+ Ưu điểm là tiết kiệm chi phí và hầu như nơi nào cũng có thể sấy được.

+ Nhược điểm: phụ thuộc nhiều vào thời tiết và một số loại thực phẩm cần sấy chín 

không sử dụng được phương pháp này.

- Sấy khô thực phẩm bằng cách sấy nhiệt thủ công

+ Ưu điểm: phương pháp này có ưu điểm là thời gian sấy khô nhanh hơn so với phơi nắng và có thể chủ động thực hiện được bất kể ngày đêm.

+ Nhược điểm: tốn chi phí nhiều hơn phương pháp phơi nắng và khó sấy khô được với số lượng lớn vì cần nhiều nhân công trong quá trình sấy.

- Sấy khô thực phẩm bằng máy sấy

+ Ưu điểm: thời gian sấy nhanh, sấy được mọi lúc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, sử dụng máy sấy chuyên dụng mọi quy trình sấy được tự động hóa nên cần ít nhân công trong quá trình vận hành.

+ Nhược điểm: tốn chi phí đầu tư máy sấy và điện năng trong quá trình sấy. Một nhược điểm khá đáng nói của phương pháp sấy bằng máy sấy đó là khi mất điện thì sẽ không thể sấy được. Cho dù chạy máy phát điện thường cũng không được vì công suất tiêu thụ của máy sấy tương đối lớn.

So sánh phơi khô quần áo và sấy khô quần áo. 7 lý do bạn nên phơi khô quần áo nếu có điều kiện

Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

Nếu bạn cảm thấy hơi “chán nhẹ” mỗi khi bước vào phòng giặt đồ vì có quá nhiều băn khoăn như là “mình sẽ phải làm gì với đống đồ sau giặt?”, “phơi mất bao lâu?”, “phơi hay sấy cho nhanh đây?” thì bạn không đơn độc đâu. Nhưng thật ra, chăm sóc cho quần áo của bạn ở bước làm khô là một việc không cần thiết phải tốn nhiều thời gian hay nhiều băn khoăn lo lắng như vậy.

Bạn có thể xem thêm: Video hỏi cuhiep: tại sao cần máy sấy...?

Phần đầu của bài viết sẽ giúp bạn định hướng được mình cần làm gì sau khi giặt đồ và biết được cái tốt cái chưa tốt của cả hai phương pháp phơi khô và sấy khô quần áo nhé. Phần sau sẽ đưa ra 10 lý do vì sao bạn nên phơi khô quần áo.


Mời anh em vào bài nhé!

  • Không bị co dãn gây mất hình dáng quần áo.
  • Tiết kiệm năng lượng (không sử dụng điện).
  • Không mất chi phí.
  • Không phải lo vấn đề bảo trì / hư hỏng thiết bị như dùng máy sấy.
  • Quần áo sau phơi sẽ có mùi tự nhiên, dễ chịu.
  • Không cần phân loại quần áo khi phơi.
  • Tốn diện tích.
  • Tốn sức hơn sấy khô.
  • Tốn nhiều thời gian hơn đáng kể (so với sấy khô).
  • Lâu ngày sẽ gây phai màu trên vải.
  • Phụ thuộc vào thời tiết. (Cần trời có nắng hoặc gió, vào ngày ẩm hoặc mưa sẽ không được)
  • Có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ (Giải thích: nếu anh em phơi đồ trong một khu vực kín, hoặc trong nhà nhưng không thông thoáng, thì nước sẽ bốc hơi vào không khí và gây tăng độ ẩm trong không khí nhà anh em lên rất cao và từ đó gây tăng nguy cơ các loại nấm, ẩm, mốc trong không khí cũng tăng theo. Và điều này làm tăng các nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, viêm nhiễm hầu họng, hen suyễn, các bệnh dị ứng, các bệnh về da,…).

Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

  • Nhanh hơn nhiều (so với phơi khô) => tiết kiệm thời gian
  • Không bị phụ thuộc vào thời tiết (luôn có quần áo khô để mặc)
  • Có thể không cần phải ủi lại quần áo (do nhiệt từ sấy khô sẽ phần nào làm giảm bớt vết nhăn do giặt tạo ra) => tiết kiệm thời gian giặt ủi nói chung
  • Không tốn quá nhiều công sức (so với phơi khô).
  • Tốn chi phí mua (mua máy sấy, hoặc máy giặt có tính năng sấy cũng thường đắt hơn nhiều so với máy giặt thường)
  • Tốn chi phí điện năng. (Máy sấy bơm nhiệt thì tương đối tiết kiệm, máy sấy thông hơi và ngưng tụ thì tiêu tốn khá nhiều điện năng)
  • Tốn công/ tốn phí bảo dưỡng- bảo trì.
  • Ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
  • Một số loại vải/quần áo không sử dụng được với máy sấy => Cần phân loại

Phơi khô quần áo nghe thì có vẻ hơi “cổ lỗ sĩ" quá trong thời đại hiện nay (và một fact vui là ở một số nơi trên thế giới, phơi đồ ngoài trời bị cấm do gây… đau mắt). Và phơi khô cũng có vẻ là một công việc tốn công tốn sức nữa. Nhưng thật ra, phơi khô quần áo tự nhiên dưới ánh nắng có khá nhiều lợi ích đấy anh em. Có thể liệt kê các lợi ích như sau:

  • Giúp tiết kiệm chi phí.
  • Giúp bảo vệ môi trường.
  • Giúp xoá bỏ mùi hôi trên quần áo và tạo mùi tự nhiên dễ chịu.
  • Giúp bảo vệ sợi vải, quần áo sẽ bền hơn.
  • Giúp tăng cường sức khoẻ (Một phần phơi quần áo tốn khoảng 15 phút có thể tiêu tốn của anh em khoảng ~ 70 calories nhé).
  • Giúp khử khuẩn tự nhiên bằng các tia UV có sẵn trong ánh nắng.
  • Góp phần giúp anh em sống chậm lại một chút và tận hưởng không khí. (Cái này tuỳ suy nghĩ của mỗi anh em nhé 😁)


Kết: Phơi khô quần áo và sấy khô quần áo đều có những mặt ưu và khuyết điểm riêng của chúng. Tuỳ vào việc anh em quan trọng điều gì mỗi khi giặt giũ mà chúng ta lựa chọn phương pháp cho riêng mình. Nếu anh em quan trọng thời gian và cần tốc độ cũng như sống ở nơi thời tiết thường không ủng hộ, thì chúng ta nên chọn sấy khô. Còn nếu anh em có điều kiện cả về thời gian lẫn không gian, thì phơi khô vẫn là một phương pháp tốt nhé.

Như mọi lần, chúc anh em luôn trắng sạch tinh tươm nhé 😁

Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là

Tủ sấy

Các dòng tủ sấy có giá từ một đến hai triệu đồng. Ảnh: Minh Vũ

Tủ sấy là thiết bị làm khô quần áo phổ biến tại Việt Nam do giá rẻ, lắp đặt và di chuyển dễ dàng, phù hợp với những gia đình sử dụng không thường xuyên. Sản phẩm có kiểu dáng tương tự các loại tủ quần áo lắp ghép, cơ cấu làm nóng đơn giản với một quạt nhỏ thổi gió nóng từ các sợi đốt. Giá tủ sấy có thể chỉ khoảng một triệu đồng, hoặc các dòng tủ thế hệ mới có thể xếp gọn, chắc chắn, chỉnh nhiệt độ, quạt gió... có giá trên dưới hai triệu đồng.

Nhược điểm của dòng tủ này là khá tốn điện, công suất thấp nên thời gian sấy lâu, dễ làm hỏng quần áo do không có các chế độ tối ưu cho từng loại vải, vẫn tốn thời gian để treo quần áo lên các mắc trong tủ.

Máy sưởi kiêm sấy quần áo

Quảng cáo

Nhiều loại máy sưởi tích hợp giá phơi quần áo số lượng ít.

Nhiều gia đình ở miền Bắc có thói quen sử dụng kết hợp máy sưởi cho chức năng sấy nếu không có nhu cầu sấy thường xuyên. Nhiều dòng máy sưởi, chủ yếu là các model dùng công nghệ sưởi dầu có các thanh treo quần áo hai bên để phơi quần áo.

Nhược điểm của chúng là làm khô chậm, số lượng ít, tốn điện nếu cho riêng mục đích sấy. Giá của các mẫu máy sưởi dầu có giá sấy quần áo khoảng 2-4 triệu đồng.

Giàn phơi tích hợp sấy

Giàn phơi tích hợp sấy là dòng thiết bị mới có hai năm gần đây.

Quảng cáo

Giàn phơi tích hợp sấy là thiết bị mới xuất hiện khoảng hai năm gần đây, giá khá đắt đỏ, từ 6 đến 10 triệu đồng. Chúng có thiết kế giống các giàn phơi thông minh, có thể tăng giảm độ cao bằng tay quay hoặc tự động. Các giàn phơi loại kết hợp sấy sẽ có thêm bộ phận tạo nhiệt, thổi gió nóng lên quần áo từ phía trên. Loại sản phẩm này phù hợp cho các gia đình thích việc phơi quần áo tự nhiên và tính năng sấy chỉ là kết hợp hoặc bổ trợ cho các ngày ít nắng, trời nồm ẩm.

Máy sấy quần áo lồng ngang

Máy sấy quần áo lồng ngang có kích thước tương tự máy giặt cửa ngang nhưng nhẹ hơn, dễ lắp đặt.

Đời sống người dân tăng cao khiến máy sấy quần áo lồng ngang ngày càng phổ biến hơn. Đây là dòng sản phẩm chuyên dụng nhất cho việc sấy khô quần áo, được sử dụng nhiều tại các nước phát triển với nhiều tính năng, chế độ cho từng loại vải khác nhau, chống nhăn quần áo. Chúng có kiểu dáng tương tự một máy giặt lồng ngang nhưng nhẹ hơn, có thể xếp chồng lên máy giặt.

Nhược điểm là máy cần vị trí đặt cố định, tốn diện tích, giá cao, tầm từ 5 đến trên dưới 20 triệu đồng tùy công nghệ sấy thông hơi, ngưng tụ hay bơm nhiệt.

Máy sấy quần áo lồng đứng

Máy sấy lồng đứng ít lựa chọn, kích thước nhỏ.

Ngược với loại lồng ngang, máy sấy quần áo dạng lồng đứng ít thông dụng hơn. Không nhiều nhà sản xuất cho ra sản phẩm dạng này và chủ yếu là máy cỡ nhỏ, sấy đồ có chất vải nhạy cảm, quần áo cho em bé với nhiệt độ vừa phải. Do kích thước nhỏ, máy lồng đứng dễ di chuyển, đặt trực tiếp trong phòng. Giá các loại máy này khoảng 3-5 triệu đồng.

Máy giặt kiêm sấy

Máy giặt kiêm sấy là giải pháp hữu hiệu cho những gia đình có không gian sống nhỏ hẹp hoặc không có nhu cầu sấy thường xuyên, đồng thời giúp giảm công đoạn chuyển quần áo từ máy giặt sang máy sấy. Tuy nhiên, dòng máy đa chức năng như vậy thường có trọng lượng sấy thấp, ví dụ máy giặt 9 kg thường chỉ sấy được 5 hoặc 6 kg quần áo, bất tiện nếu người dùng muốn giặt sấy cùng lúc lượng quần áo lớn. Ngoài ra, giá của dòng máy tích hợp đôi khi còn cao hơn mua hai model giặt hoặc sấy riêng biệt, khoảng từ 15 đến trên dưới 30 triệu đồng.