Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật

Xã hội ngày càng phát triển, việc chăm xóc và tạo điểu kiện để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng ngày một được trú trọng.

Ngày 31/12/2013, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ tài chính đã ban hành thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC về quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. Thông tư này ra đời đã trở thành bước tiến quan trọng để NKT hoàn thiện bản thân và hòa nhập cộng đồng.

Tại Thông tư quy định  chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật, bao gồm: ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập,  áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân khác có liên quan. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại các cơ sở dạy nghề.

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật

Ảnh nguồn: Internet

Ưu tiên nhập học

Theo đó, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.

Ưu tiên tuyển sinh

Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông, vào trung cấp chuyên nghiệp ,đại học, cao đẳng căn cứ kết quả học tập, tình trạng sức khỏe và yêu cầu của trường, ngành đào tạo theo quy định của pháp luật.

Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục

Trong trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục  học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung hay học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.

Miễn giảm học phí

Người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021và Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 86/2015/nđ-cp ngày 02 tháng 10 năm 2015 của chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Như vậy, pháp luật đã có những quy định rõ ràng về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật, cả xã hội hãy cùng chung tay vì một đất nước văn minh, vững mạnh và công bằng.

Anh (T/h)

Trả lời:

Việc giáo dục hòa nhập giữa người khuyết tật và học sinh bình thường đang được khuyến khích thực hiện. Theo đó, căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật về “Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập” như sau:

“1. Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.

2. Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

[...]”

Theo đó, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật tại cơ sở giáo dục theo nguyện vọng của gia đình và bản thân người khuyết tật mà không được quyền từ chối.

Vì vậy, việc nhà trường có ý định không cho con bạn (là trẻ em khuyết tật có xác nhận của chính quyền địa phương) theo học nữa và đề nghị gia đình chuyển trường cho cháu là không đúng quy định trên.

Về việc giảng dạy đối với học sinh khuyết tật, bên cạnh việc ưu tiên nhập học và tuyển sinh, người khuyết tật còn được miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục.

Cụ thể, tại Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giao dục đối với người khuyết tật quy định như sau:

“Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân”.

“Đối với người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn”.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng rất tạo điều kiện cho những người khuyết tật bằng việc xây dựng các phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục đối với từng dạng khuyết tật cụ thể.

Do đó, nếu con bạn gặp nhiều khó khan trong việc theo học phương thức giáo dục hòa nhập, bạn có thể cân nhắc chuyển con sang học phương thức giáo dục chuyên biệt để phù hợp hơn với hoàn cảnh và năng lực của trẻ.

Về việc cấp học bạ, bảng điểm chứng minh mình đã tốt nghiệp lớp hoặc cấp giáo dục đối với học sinh là người khuyết tật được diễn ra bình thường như những học sinh khác theo Điều 5 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giao dục đối với người khuyết tật.

Cụ thể: đối với cấp giáo dục phổ thông, người đứng đầu cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục theo phân cấp căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của người khuyết tật để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp hoặc xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Xem thêm: Tổng hợp 5 chế độ cho học sinh khuyết tật (mới nhất)

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 định nghĩa:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Trong đó, Điều 3 Luật Người khuyết tật quy định có 06 loại khuyết tật là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác.

Đồng thời, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng như trên.

Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Về mức hỗ trợ, từ 01/7/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên 360.000 đồng/tháng (thay vì 270.000 đồng/tháng như quy định trước đây). Theo đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 20, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

- 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;

- 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Cấp thẻ bảo hiểm y tế

Căn cứ Điều 9, người khuyết tật thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trường hợp được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.

Bên cạnh đó, họ còn được trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề .

Xem thêm: Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật
Chính sách đối với người khuyết tật từ 01/7/2021 (Ảnh minh họa)

Chế độ cho người khuyết tật được chăm sóc tại cộng đồng

Theo Điều 18 Nghị định 20, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng sẽ được hưởng các chế độ sau:

- Trợ cấp xã hội hàng tháng:

+ 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;

+ 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế;

-  Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề;

- Hỗ trợ chi phí mai táng;

Đồng thời, khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ:

-  Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;

-  Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.

Đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật thì được hưởng chế độ sau:

- Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

+ 540.000 đồng với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;

+ 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;

Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

-  Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ là 360.000 đồng.

-  Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc:

+ 540.000 đồng đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ 900.000 đồng đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.

- Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật
Chính sách đối với người khuyết tật từ 01/7/2021 (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 25,26 Nghị định 20, người khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được hỗ trợ như sau:

- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng là:

+ 1.800.000 đồng đối với trẻ em dưới 04 tuổi;

+ 1.440.000 đồng đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.

- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 18 triệu đồng.

- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.

- Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm

+ Được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.

+ Từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.

+ Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.

+ Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.

+ Từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

Trên đây là toàn bộ chính sách đối với người khuyết tật từ 01/7/2021. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Toàn bộ chính sách đối với trẻ mồ côi từ 01/7/2021