Những bài văn học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Sáng nay, học sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024 thi viết các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy tính môn Tin học.

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn của buổi thi sáng nay như sau:

Những bài văn học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Nhận xét ban đầu về đề thi, thầy Hồ Tấn Nguyên Minh - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên - chia sẻ: "Theo quan điểm của riêng tôi, đề thi HSG quốc gia môn Ngữ văn năm 2024 là một đề thi khó và đạt chất lượng, xứng tầm với một kì thi ở dạng tinh hoa nhất của bậc THPT.

Trong đó, câu nghị luận xã hội đặt ra một vấn đề rất thiết thực, gần gũi với cuộc sống hôm nay: trải nghiệm - ghi lại - tức thời chia sẻ lên mạng xã hội. Trong thời đại số ngày nay, hầu như người trẻ nào cũng tìm thấy chính mình trong đó. Học sinh sẽ có thể dùng trải nghiệm sinh động của chính mình để thể hiện quan điểm. Cách hỏi của câu này cũng khá mở, giúp hs có cơ hội tỏ bày quan điểm riêng.

Câu Nghị luận văn học ra một vấn đề rất quan trọng trong lí luận văn học: vấn đề tiếp nhận văn học, cụ thể là vai trò của người đọc. Với tư cách cũng là một người đọc, các em sẽ có nhiều trải nghiệm phong phú, sinh động để làm đề này. Tuy nhiên, theo tôi, câu nghị luận văn học vẫn còn nặng tính hàn lâm. Cách hỏi của câu này cũng vẫn còn theo lối cũ, chưa thực sự có sự đột phá trong cách hỏi".

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học này sẽ diễn ra trong 2 ngày 5 và 6/1. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm nay là 5.819 thí sinh, tăng 1.230 em so với năm ngoái. Trong các môn thi, Ngữ văn và Tiếng Anh là các môn có nhiều thí sinh dự thi nhất, với khoảng 640 thí sinh.

Ngày 5/1, học sinh thi viết các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy tính môn Tin học. Ngày 6/1, học sinh thi viết các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc; thi lập trình trên máy tính môn Tin học.

Về đề thi, trước đo, Bộ GD-ĐT cho hay: “Nội dung thi theo Chương trình giáo dục THPT 2006 và hướng dẫn thực hiện chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT”.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm nay là lần đầu tiên thực hiện theo quy chế thi học sinh giỏi quốc gia mới với nhiều điểm mới đáng chú ý.

Cụ thể, về số lượng thí sinh dự thi, quy chế mới quy định các đơn vị tối đa là 10 thí sinh; riêng TP.HCM và Hà Nội 20 thí sinh…

Bộ GD-ĐT cũng quyết định thay việc tổ chức buổi thi thực hành bằng việc đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng tăng tỷ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bảo đảm phù hợp với quy định của các Olympic khu vực và quốc tế. Theo đó, 60% đạt giải từ giải Khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%); trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.

Bộ GD-ĐT cũng bổ sung Giấy chứng nhận trong kỳ thi. Cụ thể, Giấy chứng nhận học sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT được cấp cho các thí sinh tham dự kỳ thi nhưng không đoạt giải. Theo Bộ GD-ĐT, điều này giúp các học sinh có được thông tin lưu giữ lâu dài cho cá nhân về tham gia kỳ thi.

Những bài văn học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Hơn 5.800 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia

Hơn 5.800 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong hai ngày 5-6/1.

Những bài văn học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Xôn xao bảng chi 7 tỷ đồng cho 'kinh phí thi học sinh giỏi' của một trường THPT

Trong dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2023, nội dung chi “kinh phí thi học sinh giỏi” tại một trường THPT ở Hưng Yên lên tới 7 tỷ đồng. Điều này khiến dư luận băn khoăn.

Những bài văn học sinh giỏi quốc gia năm 2024

Điểm mới trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế thi học sinh giỏi quốc gia mới, trong đó bỏ buổi thi thực hành các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Bạn có bao giờ tò mò học sinh đạt giải Nhất, Nhì quốc gia môn Ngữ văn mở bài như thế nào không? Cùng tham khảo các mở bài đạt giải học sinh giỏi quốc gia dưới đây nhé!

Giữa bộn bề phồn tạp buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt đông đúc của gian hàng lãng mạn, Thạch Lam được nhật như một khách hàng đặc biệt. Con người của Tự lực văn đoàn ấy đã không đưa ta tới những chân trời phiêu du, mộng tưởng của những tình yêu , khát vọng thường thấy trong trời lãng mạn mà dắt ta đi vào giữa cõi đời ta đáng sống, con người dịu dàng nhân ái ấy đã nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, vẫn luôn trân trọng sự sống nơi trần gian. Nói như Nguyễn Tuân: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo. Thach Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.

(Bài văn giải Nhì của Nguyễn Thu Hiền – Trường THPT chuyên Trần Phú – Hải Phòng)

Mở bài 2

Điều gì tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật? Tư tưởng của nhà văn hay tình cảm nghệ sĩ? Câu hỏi đó đã làm hết thảy mọi người, không chỉ có chúng ta mà còn cả giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách bàn bạc và lý giải xung quanh vấn đề này. Ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải dưới đây, theo tôi cũng là một ý kiến đánh giá đầy đủ, chính xác và đánh ghi nhận: “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ không phải tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật”.

(Bài văn giải Nhất của Bùi Việt Lâm – Trường THPT chuyên Hùng Vương)

Mở bài 3

Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt: “Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu ? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến xao ? Phải chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học Nga V.Bêlinxki vào thế kỉ mười chín: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”.

(Bài văn giải Nhất Đinh Thị Mĩ Huỳnh – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP Hồ Chí Minh)

Mở bài 4

“Ai bảo dính vào duyên bút mực

Suốt đời mang lấy số long đong”

Nguyễn Bính đã từng than thở như thế. Bao con người cũng phải gánh chịu nỗi đau vì sự bạc bẽo của văn chương. Tai sao như vậy? Phải chăng nghệ thuật đòi hỏi rất cao ở người nghệ sĩ, đúng như Lêônit Lêônôp đã yêu cầu: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.